Giáo Dục

Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức bài 28: mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tác động của thiên nhiên đến con người

a. Tác động của thiên nhiên đến đời sống con người.

-Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt lượng, nước,…) để con người có thể tồn tại.
 
– Các điều kiện tự nhiên như địa hình (cao hay thấp, gồ ghề hay bằng phẳng, …), khí hậu (nóng hay lạnh, mưa nhiều hay mưa ít,…), đất trồng (màu mỡ hay bạc màu…), nguồn nước (phong phú hay khô cạn,…) đều có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cứ, lối sống và cả sinh hoạt hằng ngày của con người.

b. Tác động của thiên nhiên tới sản xuất

– Các hoạt động sản xuất của con người đều chịu tác động của thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên có thể tạo thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động sản xuất. Với sự biến đổi khí hậu, thiên nhiên ngày càng gây nhiều trở ngại cho sản xuất của con người.

– Đối với sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi (đối tượng của sản xuất nông nghiệp) chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,… phù hợp.

Xem Thêm :  Dàn ý phân tích nhân vật vũ nương trong chuyện người con gái nam xương

– Đối với sản xuất công nghiệp.
Tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.

– Đối với giao thông vận tải và du lịch.
Địa hình đồng bằng thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ hơn địa hình đồi núi. Nơi nhiều sông, hồ thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Nơi có khí hậu ôn hòa, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành du lịch.

1.2. Tác động của con người tới thiên nhiên

– Con người ngày càng khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của mình, trong khi tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất có hạn. Điều đó dẫn tới hậu quả là nhiều loại tài nguyên bị suy thoái (tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật,… ) hoặc có khả năng cạn kiệt (tài nguyên khoáng sản).

– Đồng thời, trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên, con người đã đưa vào thiên nhiên nhiều loại rác thải ở các dạng khác nhau như: Bụi, khí, lỏng, rắn,…

-Khi bày vào khí quyển, chúng gây ô nhiễm môi trường không khí, khí trôi nổi hoặc hòa vào nước, gây ô nhiễm môi trường sông hồ, biển và đại dương, khi thấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm,…

– Con người ngày càng nhận thức được trách nhiệm của mình với thiên nhiên và đã có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi núi, cải tạo đất và biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu…

Xem Thêm :  Hướng dẫn cách vẽ chim bồ câu đơn giản với 9 bước cơ bản


Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button