Kiến Thức Chung

Lịch Tiêm Phòng Cho Gà Theo Khuyến Cáo Cục Chăn Nuôi

5

/

5

(

3

bình chọn

)

Nắm rõ lịch tiêm phòng cho gà sẽ đảm bảo được sức khỏe cho đàn gà. Giúp gà hạn chế và phòng chữa được những bệnh thường gặp trên gà nói chung và trên gia cầm. Đặc biệt là những người nuôi gà thịt, gà thả vườn số lượng lớn. Chỉ cần không tuân thủ hoặc chủ quan là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Có thể khiến cho cả đàn gà mắc bệnh và có thể dẫn tới tử vong. Gây thiệt hại về kinh tế không nhỏ cho gia đình. Vì vậy, lịch tiêm phòng vắc xin cho gà cần phải nắm rõ cho dù bất kể số lượng như thế nào.

Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà

Chắc nhiều người cũng thắc mắc vì sao nên tiêm phòng vắc xin cho gà. Nếu không tiêm phòng có sao không đúng không? Dưới đây là những lý do nên tiêm vắc xin cho gà và tuân thủ lịch tiêm phòng chính xác.

Giảm thiểu nguy cơ bệnh, chết

Khi tiêm phòng vắc xin thì cơ thể gà sản sinh ra kháng thể giúp chống lại bệnh đó. Và trong tương lai sẽ có tỉ lệ cao là không mắc bệnh đó nữa. Giúp cho sức khỏe của gà đảm bảo ổn định. Hạn chế bị bệnh, chết gây thiệt hại cho kinh tế.

lịch tiêm phòng cho gà con

Giảm thiểu chi phí thuốc, chữa bệnh

Khi gà đã khỏe mạnh thì chi phí thuốc thang, chữa bệnh sẽ giảm đi khá nhiều. Không bị bệnh gì thì không tốn thêm chi phí mua thuốc, chữa bệnh nữa.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Khi bạn nuôi gà con, gà thịt hay gà đẻ trứng thì chất lượng sản phẩm cũng tốt nhất. Thịt gà tươi ngon, gà con mau lớn, gà mái đẻ trứng đều quả to. Mang tới hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Lịch tiêm phòng cho gà con

Đặc điểm của gà con chính là sức chống chịu với các loại bệnh tật thông thường kém. Chúng có thể chưa thích nghi được với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Do vậy các loại khi khuẩn, virut gây mầm bệnh có thể tác động một cách dễ dàng. Lịch tiêm phòng cho gà con sẽ cung cấp được sức đề kháng cơ bản cho gà. Mang tới sự chắc chắn về mặt sức khỏe để giúp gà sinh trưởng và phát triển tốt.

TUỔI GÀ
HÌNH THỨC
PHÒNG BỆNH

Xem Thêm :  Cách làm kem tươi đánh bông và cách chữa kem tươi tách nước - savoury days

Gà con 3-5 ngày tuổi
Nhỏ mắt – nhỏ mũi – miêng
Newcaster chủng F

Gà con 7 ngày tuổi
Tiêm
Đậu gà

Gà con 8-10 ngày tuổi
Nhỏ mắt mũi – tiêm dưới da
Gumboro

Gà con 21 ngày tuổi
Uống trực tiếp – Trộn thức ăn
Newcaster chủng Lasota

Gà con 23-25 ngày tuổi
Tiêm
Nhắc lại Gumboro

Gà con 30-45 ngày tuổi
Tiêm
Tụ huyết trùng gia cầm

Gà con trên 60 ngày tuổi
Tiêm
Newcaster chủng M

Lịch tiêm phòng ngừa bệnh cho gà con theo ngày tuổi

Hoặc có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho gà khác này.

Lịch tiêm phòng cho gà dưới 30 ngày tuổi từ hội chăn nuôi gia cầm

Lịch tiêm phòng cho gà thả vườn

Gà thả vườn có những đặc tính đặc biệt riêng so với gà nuôi nhốt. Việc chúng được tự do đi lại tiếp xúc với ánh sáng, nguồn nước và các nguồn bệnh từ chim chóc, gia cầm, vật nuôi khác rất nhiều. Dẫn tới có những bệnh thường gặp hơn so với các loại gà nuôi khác. Ví dụ như Marek hoặc tụ huyết trùng thường gặp nhất. Tuy nhiên nếu có những bước tiêm vắc xin cho gà con cơ bản thì sẽ rất khỏe mạnh nhờ có nền tảng tốt. Dưới đây là lịch tiêm cho gà thả vườn.

TUỔI GÀ
HÌNH THỨC
PHÒNG BỆNH

Gà con thả vườn 1 ngày tuổi
Tiêm dưới da
Bệnh teo chân gà Marek

Gà con thả vườn 3 ngày tuổi
Uống vacxin Coccivac
Cầu trùng

Gà con thả vườn 5 ngày tuổi
Nhỏ vắc xin IB – ND
Newcaster + Viêm phế quản

Gà con thả vườn 7 ngày tuổi
Nhỏ vacxin Nemova
Sưng phù đầu

Gà con thả vườn 10 ngày tuổi
Uống mồm Pox, Gumboro
Đậu+Gumboro

Gà con thả vườn 14 ngày tuổi
Tiêm dưới da AI
Cúm gia cầm

Gà con thả vườn 18 ngày tuổi
Nhỏ IB – ND nhắc lại
Newcaster + Viêm phế quản

Gà con thả vườn 42 ngày tuổi
Tiêm dưới da cổ vắc xin ND
Newcaster

Lịch tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh cơ bản cho gà nuôi thả vườn

Lịch tiêm phòng gà thịt

Gà thịt cần đảm bảo các loại thuốc, vắc xin tuân thủ đúng lịch tiêm phòng của gà. Làm sao để cho thuốc, vắc xin phát huy tác dụng tạo kháng thể trên gà. Ngoài ra với liều lượng hợp lý để các loại thuốc, vắc xin không tồn tại quá lâu trong thịt gà. Ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và chất lượng thịt có tồn dư thuốc độc hại.

LỊCH TIÊM PHÒNG CHO GÀ THỊT

TUỔI GÀ
HÌNH THỨC
PHÒNG BỆNH

Gà con thịt 7 ngày tuổi
Nhỏ mắt mũi vắc xin IB – ND
Newcaster + Viêm phế quản

Gà con nuôi thịt 12 ngày tuổi
Nhỏ mồm vắc xin Gumboro
Gumboro

Xem Thêm :  Top 10 phần mềm chỉnh sửa ảnh trên máy tính miễn phí 2021

Gà con nuôi thịt 14 ngày tuổi
Nhỏ mắt mũi vắc xin Nemovac
Sưng phù đầu

Gà con nuôi thịt 18 ngày tuổi
Nhỏ IB – ND nhắc lại
Newcaster + Viêm phế quản

Gà con nuôi thịt 24 ngày tuổi
Nhỏ mồm vắc xin Gumboro nhắc lại
Gumboro

Lịch tiêm ngừa chích bệnh cho dòng gà nuôi lấy thịt

Lịch tiêm phòng cho gà đẻ trứng

Gà đẻ trứng thì cần phải chú ý nhất các dòng bệnh cúm, viêm phế quản và hội chứng giảm đẻ. Do chúng được nuôi nhốt trong các không gian kín nên cần đảm bảo không bị cúm, xổ mũi. Nếu không tốc độ lây lan sẽ rất lớn. Ngoài ra, hội chứng giảm đẻ có thể giảm thiểu năng suất đẻ trứng trên gà. Gây ảnh hưởng tới kinh tế của người chăn nuôi.

LỊCH TIÊM PHÒNG CHO GÀ ĐẺ TRỨNG

TUỔI GÀ
HÌNH THỨC
PHÒNG BỆNH

Gà đẻ trứng 1-3 ngày tuổi
Nhỏ vắc xin Marek, Poulshot B1,IB lần 1, vacxin cúm lần 1
Teo chân, cúm gia cầm, Newcaster

Gà đẻ trứng 10-12 ngày tuổi
Nhỏ mồm vắc xin Gumboro + tiêm vắc xin cúm lần 2
Gumboro

Gà đẻ trứng 13-16 ngày tuổi
Poxine, Cocistop
Đậu + cầu trùng

Gà đẻ trứng 26 ngày tuổi
Nhỏ IB – ND nhắc lại
Newcaster + Viêm phế quản

Gà đẻ trứng 28 ngày tuổi
Vắc xin Poxine
Đậu

Gà đẻ trứng 30-35 ngày tuổi
Uống Cocistop nhắc lại
Cầu trùng

Gà đẻ trứng 8-10 tuần tuổi
Nhỏ Poulshot lần 2 + Coryza lần 1
Xổ mũi

Gà đẻ trứng 15-22 tuần tuổi
Tiêm BNE – VAC lần 1, 2 +  Coryza lần 2
Hội chứng giảm đẻ + xổ mũi

Gà đẻ trứng cần tiêm nhiều loại nhất. Để không ảnh hưởng tới gà cũng như chất lượng trứng, sản lượng đẻ trứng

Tiêm phòng cho gà cần chú ý điều gì?

Ngoài việc tuân thủ đúng mốc thời gian lịch tiêm phòng cho gà thì các chủ chăn nuôi cũng cần chú ý một số điều sau đây. Sẽ giúp cho đàn gà của gia đình có thể khỏe mạnh, phát triển tốt.

Tiêm phòng, nhỏ vắc xin đúng thời điểm

Các mốc ngày tuổi cần tuân thủ đúng mốc. Không sai lệch cho dù chỉ 1 ngày. Vì thế mà hãy đảm bảo rằng luôn nhớ lịch tiêm phòng cho đàn gà. Đảm bảo được chúng được phòng đúng bệnh, đúng thời điểm.

Thời gian tiêm trong ngày

Chúng ta nên tiêm phòng hoặc cho uống vắc xin vào buổi tối là tốt nhất. Khi đó gà đã được ăn no và sẵn sàng cho việc nghỉ ngơi lại sức. Đối với những vắc xin, thuốc nhỏ trong mồm, mũi hoặc trộn thức ăn thì nên để gà đói trước khoảng 1-2h để phát huy hiệu quả.

Xem Thêm :  Cách làm thịt chân giò nấu giả cầy ngon bất bại, lại đơn giản

Sức khỏe của gà

Khi gà nuôi con có sức khỏe tốt thì cơ thể mới có thể sinh ra kháng thể để kháng lại bệnh đó. Ngược lại nếu gà yếu, gà bệnh thì chính những vắc xin này lại là nguồn gây bệnh cho gà. Đảm bảo lựa chọn những chú gà khỏe mạnh để tiêm hoặc cho uống thuốc. Cá thể nào yếu, bệnh tật nên cách ly sang 1 khu riêng biệt.

Nhỏ thuốc, nhỏ vắc xin cho gà phòng bệnh Newcaster.

Bảo quản vắc xin đúng cách

Nhiều trường hợp đã tiêm, cho uống vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh. Lý do đơn giản nhất là vắc xin kém chất lượng hoặc đã bị hỏng. Lý do hỏng thì có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến là bảo quản nhiệt độ không phù hợp. Dẫn tới những mầm bệnh khỏe hơn, không bị ức chế nữa. Hãy sử dụng những hộp bảo quản chuyên dụng với nhiệt độ khoảng 1-2 độ C.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Hãy luôn đảm bảo vệ sinh chuồng trại được sạch sẽ để phòng bệnh tốt nhất. Sau mỗi lứa nuôi hãy tiến hành phun khử trùng, rắc vôi bột để xử lý. Nếu không may phát hiện 1 cá thể, nhóm cá thể gà nhiễm bệnh hãy nhanh chóng cách ly cả khu vực đó. Nhằm tránh mầm bệnh sẽ lây lan sang những con gà khác trong đàn.

Vứt vỏ hộp đúng nơi quy định

Nếu vứt lung tung thì chúng chính là nguồn gây nhiễm bệnh cho các loại gia cầm trong khu vực hoặc chim chóc. Vì thế hãy đảm bảo xử lý chúng trong các hộp hoặc thùng rác đặc biệt để xử lý nhé.

Áp dụng với nhiều loại gà

Cần chú ý rằng bất kể giống gà gì thì cũng sẽ có những bệnh cơ bản tương ứng như hen, đậu, khò khè, newcaster… Đây là những bệnh phổ biến nên dù bạn là giống gà chọi, gà đông tảo thì lịch tiêm vẫn không thay đổi nhé.

Sau bài viết này chắc chắn các bạn đã nắm rõ lịch tiêm phòng cho gà rồi nhé. Nếu cần thêm sự trợ giúp hãy liên hệ ngay với trang trại Minh Gà Chọi nhé! Comment xuống bên dưới nếu cần thảo luận hoặc góp ý!

Link tham khảo của Quản lý dự án Quảng Nam

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem Thêm :   13 địa điểm câu cá tự nhiên ở Hà Nội THƯ GIÃN cuối tuần

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button