Kiến Thức Chung

Kỹ thuật trồng mướp đắng năng suất cao

Giới thiệu quả mướp đắng – khổ qua

Mướp đắng là tên gọi mà người miền Bắc hay gọi, còn ở miền Nam người ta gọi là cây khổ qua. Loại quả cùng họ với những cây bầu bí, mướp bởi vì cùng thuộc dạng thân leo dàn. Đây là loại cây được trồng rất nhiều ở những vùng nhiệt đới, và cận nhiệt đới.

Mướp đắng là loại thực phẩm được dùng khá nhiều trong các bữa ăn tại Việt Nam, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, như mướp đắng nhồi thịt hầm, mướp đắng xào trứng gà, canh mướp đắng nầu với chả cá thác lác viên, gỏi khổ qua tôm mực, mứt khổ qua, trà khổ qua. Bên cạnh đó loại quả này cũng rất tốt cho sức khỏe với nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

Hạt giống mướp đắng là loại hạt rất dễ trồng và chăm sóc. Bạn có thể trồng ở ngoài ruộng, vườn hoặc trong thùng xốp, chậu nhựa ở ban công, sân thượng. Với khả năng thích nghi môi trường cao nên bạn có thể trồng quanh năm, lại phù hợp với mọi khí hậu nên có thể trồng ở bất cứ nơi nào.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua hạt giống mướp đắng – khổ qua. Hãy liên hệ với cửa hàng hạt giống TỐT TƯƠI, chúng tôi chuyên cung cấp hạt giống cây ăn quả các loại với hạt giống chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao, giống không sâu bệnh, được đóng gói bao bì cẩn thận nên các bạn hoàn toàn yên tâm.

Thông tin hạt giống mướp đắng tại TỐT TƯƠI

+ Xuất xứ: Việt Nam

+ Tỷ lệ nảy mầm: >80%

+ Độ thuần: 99%

+ Màu sắc: vằn Xanh

+ Thời gian gieo trồng: Quanh năm

+ Nơi trồng thích hợp: Ruộng, vườn, ban công, cửa sổ, sân thượng, trồng chậu nhựa, thùng xốp

+ Nhiệt độ gieo: 15-30 độ C

+ Nhiệt độ sinh trưởng: 15-35 độ C

+ Thời gian nảy mầm: 4-8 ngày

+ Thời gian thu hoạch : 60-64 ngày

+ Chiều cao cây : Thân Leo

+ Số lượng hạt: 10 hạt/ gói

+ Hạn hạt giống sử dụng: 2 năm.

Kinh nghiệm trồng mướp đắng trong thùng xốp

Chắc rất nhiều bạn đang tìm hiểu cách trồng mướp đắng trong thùng xốp. Đây là một cách khá hay vừa đỡ tốn diện tích lại dễ chăm sóc. Đặc biệt là những bạn ở thành phố muốn trồng mướp đắng của mình trên sân thường hay ngoài ban công, hoặc khoảng sân trước nhà.

Nắm bắt được nhu cầu của các bạn, TỐT TƯƠI xin chia sẻ Kinh nghiệm trồng mướp đắng trong thùng xốp” để các bạn có thể nắm rõ cách trồng mướp đắng trong thùng xốp và áp dụng cho trồng hạt giống của mình.

Phần 1: Khâu chuẩn bị

  • Nơi trồng: Có thể tiến hành ở thùng xốp, chậu nhựa, khay nhựa đặt trên ban công hay sân thượng.Lưu ý: Thùng xốp, chậu nhựa, khay nhựa có khoét lỗ ở đáy để thoát nước tránh ngập úng.

  • Giống: Lựa chọn cửa hàng, đại lý cung cấp hạt giống uy tín. Hoặc liên hệ đặt hàng online với cửa hàng TỐT TƯƠI.

  • Thời vụ: Cây mướp đắng có thể trồng quanh năm, tuy nhiên bạn nên trồng vào vụ Đông xuân ( từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau), trồng vào vụ hè thu sẽ cho năng suất cao nhưng thường bị ruồi đục trái phá hại.

  • Đất trồng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế. Chuẩn bị giá thể hữu cơ: Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn theo tỷ lệ 50% đất phù sa + 50% phân trùn (hoặc 50% đất Tribat, giá thể nền hữu cơ). Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân trùn vào chậu trồng rau cách miệng chậu 2cm.

  • Phân bón: Vì chúng mình đang muốn trồng rau sạch theo kiểu canh tác hữu cơ nên tốt nhất chỉ nên chuẩn bị những loại phân hữu cơ đã được ủ hoai.

  • Dụng cụ tưới: Bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.

Phần 2: Cách gieo hạt mướp đắng

Trước khi gieo hạt cần xử lý hạt giống để kích thích hạt nảy mầm tốt hơn. Cho hạt vào ngâm trong nước ấm ( với tỉ lệ 2 nước sôi 3 nước lạnh) ngâm khoảng 6 tiếng rồi vớt ra cho vào khăn ủ 24 tiếng, sau đó lấy ra rửa sạch lớp nhờn bên ngoài hạt và đem ủ lại cho đến khi hạt nứt mầm thì có thể đem gieo.

Bạn có thể gieo vào khay ươm trước khi đem cây con trồng trong thùng xốp, chậu nhựa. Hoặc bạn có thể gieo trực tiếp vào thùng xốp, chậu nhựa. Đảm bảo hạt giống gieo xong phải phủ lớp đất mỏng khoảng 0,2cm, sau đó phủ lớp rơm rạ lên để tránh trường hợp tưới nước bị xói mòn hạt lên bề mặt. Gieo mỗi gốc 1 hạt, mỗi lỗ cách nhau 5 – 7cm.

Mỗi ngày tưới phun sương cho bầu ươm 2 lần. Sau 2 – 3 ngày thì cây mọc. Hạt gieo được khoảng 7 – 10 ngày sẽ cho cây có từ 2 – 3 lá thật thì tiến hành bứng cây ra trồng riêng vào từng chậu, thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn.

Phần 3: Làm giàn leo cho mướp đắng

Khi cây cao 25 đến 30cm, bắt đầu ra từ 5 đến 6 lá thật và đã bắt đầu xuất hiện tua cuốn, ta đem trồng cây ra chậu lớn hơn hoặc trồng ra hẳn đất vườn rồi làm giàn cho chúng.

Cây mướp đắng khi đã có tua cuốn thì rất mau lớn, bạn có thể tận dụng mắc lưới để cho mướp đắng leo giàn.

Bạn cũng có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường, lang can, hoặc hiện nay, mọi người cũng sử dụng lưới nylon để làm giàn cho cây mướp đắng rất tiện lợi.

Cần lưu ý điều chỉnh nhánh dây phân bố đều, tránh để các dây khổ qua chồng chéo lên nhau làm ảnh hưởng đến việc ra hoa, đậu quả.

Phần 4: Chăm sóc cho cây giống mướp đắng

Trong suốt quá trình trồng thì cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết trái. Thường xuyên làm sạch cỏ dại để gốc cây được thông thoáng và tỉa bỏ những lá sâu bệnh.

Khi cây còn nhỏ, bạn nên dùng bình phun dạng sương để giúp cây bám vào đất tốt hơn bởi nếu tưới bằng vòi, mầm non sẽ rất dễ gãy. Còn khi cây đã lớn, bạn nên tưới đẫm nước ở gốc, tránh dùng vòi phun lên hoa khiến hoa và trái non bị rụng.

Bón thêm phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ cho cây mướp đắng để cây có thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng.

Cây mướp đắng rất dễ trồng nhưng cùng với đó là cây rất hay mắc nhiều bệnh như sâu xanh, rệp, đốm lá,… gây ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất của cây. Khi gặp các vấn đề trên bạn nên sử dụng các thuốc trừ sâu, dung dịch gừng, ớt, tỏi hoặc nước rửa chén pha với nước phun lên vùng bị dịch bệnh.

Phần 5: Thu hoạch quả mướp đắng

Sau khi gieo được 45-50 ngày thì bắt đầu thu hoạch, cứ cách 1 ngày thu họach 1 lần, thời gian thu hoạch kéo dài 2 tháng, mỗi cây cho 3-4 Kg.

Kỹ thuật trồng cây mướp đắng ngoài ruộng, vườn đạt năng suất cao

Thời vụ trồng mướp đắng

Mướp đắng có thể trồng quanh năm. Tốt nhất là vụ Đông xuân (tháng 10 đến tháng 1 năm sau), vụ hè thu năng suất cao nhưng thuờng bị ruồi đục trái phá hại. Nên áp dụng màng phủ nông nghiệp, sẽ cho năng suất cao, giá bán lại cao nên nông dân rất thích trồng trong vụ này.

Giống mướp đắng xanh

Có 2 loại mướp đắng trái trắng và mướp đắng trái xanh.Trong đó loại giống mướp đắng xanh rất được khách hàng ưa chuộng. Lượng hạt giống: 0,5Kg/1.000m2

Làm đất trồng mướp đắng

– Mướp đắng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng kết cấu đất phải tơi xốp, thoáng khí, sạch cỏ, tốt nhất là loại đất thịt pha cát. pH từ 5,5-6,5.

– Đất được cày xới lượm sạch cỏ, phơi đất 15-20 ngày trước khi trồng

– Lên liếp rộng 0,6-0,8m, cao 30cm., tưới nước nhiều cho có ẩm độ trong đất, tiến hành căn màng phủ theo chiều dài của luống, kéo bìa màng phủ xuống sát mép rãnh để khống chế cỏ mọc, lấy tre làm thành chiếc đủa ghim màng phủ lại, tránh gió bay. Đục lổ để gieo hạt, mỗi lổ cách nhau 0,55m.

– Bón lót vôi 80-100Kg/1.000m2

Chú ý chọn đất trồng cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, nguồn nước thải, đường quốc lộ 100m.

Xử lý hạt giống và gieo hạt

– Hạt phải xử lý nước ấm 2 sôi 3 lạnh ngâm trong vòng 5-6 giờ sau đó vớt ra đem ủ vào khăn ẩm, sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi đem ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo ( Chú ý: Đừng để khăn ủ quá ẩm sẽ làm hư hạt và đừng để rễ mọc dài khi đem gieo rễ dễ bị gãy).

– Hạt gieo trực tiếp vào đất sâu 0,2cm, đặt hạt đứng cho đầu nứt nanh xuống dưới, gieo xong phủ 1lớp rơm mỏng hoặc lớp tro hoai hay phân chuồng hoai, để che phủ hạt. 7 ngày sau gieo tiến hành tỉa bỏ bớt những cây sinh trưởng kém chỉ để lại 1 cây khoẻ mập.

– Trồng dự trù một số trong bầu đất, để trồng dậm những cây không lên, bị sâu bệnh phá hại.

Phân bón cho mướp đắng

Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.

– Phân chuồng bón lót 15-20 tấn/ha (550-740kg/sào); cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

– Phân đạm: 100-120kg/ha, chia làm 4 lần bón thúc.

– Phân lân: 60kg/ha dùng để bón lót.

– Phân kali: 90kg/ha, bón lót 50%, còn lại chia 2 lần bón thúc.

Bón thúc lần 1 khi cây có 4-5 lá thật; lần 2 cây bắt đầu nở hoa; lần 3 khi thu quả đợt 1; lần 4 khi thu quả đợt 3.

Ngoài cách bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng. Sử dụng nước phân đã xử lý tưới xen kẽ các đợt bón phân hoá học để duy trì sinh trưởng.

Cách chăm sóc cây mướp đắng

  • Làm cỏ, xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc đầu, chủ yếu xới đất và vun cao trước khi cắm giàn.

  • Dùng nguồn nước tưới sạch, không dùng nước thải chưa qua xử lý để tưới. Cần giữ độ ẩm đất 80-85% vào các đợt hoa cái nở rộ.

  • Chỉ thu hoạch quả sau khi bón đạm ít nhất 10 ngày.

  • Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.

Làm giàn cho mướp đắng

– Cành tre, que cắm: Khi cây có 3-4 lá nhám thì cắm que, mỗi cây mướp đắng cắm 1 que ( dài 2,2-2,5m ), cần 2.500 cây que/1.000m2. Số cây mướp đắng có từ 1.500-1.600 cây, Số que còn lại dùng làm que ngang và que chống đỡ

– Giăng dây: Cây mướp đắng khi bắt đầu có tua cuốn thì rất mau lớn, cho leo càng cao thì càng nhiều trái. Nên đầu tư lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang, đầu tư cao nhưng giảm công giăng dây, bắm ngọn, lưới này sử dụng được nhiều vụ.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

– Nhện đỏ: Phun thuốc Cofidor 100Sl, liều lượng 20ml/bình 17 lít

– Sâu xanh da láng: Khi cây còn nhỏ phun Lanat, cây lớn phun Padan, Regent

– Bọ rùa vàng: Phun thuốc Hopsan 50EC, Sherpa, Polytrin . . .

– Bệnh lở cổ rể: phun thuốc Monceren 25WP liều lượng 50g/bình 17 lít hoặc Rovral 50WP liều lượng 50g/bình 17 lít, Ridomil MZWP.

– Bệnh chết cây con: Phun thuốc Monceren, Rovral, Ridomil . . .

– Bệnh chết cây: Xuất hiện trong quá trình sinh trưởng của cây, bệnh làm cho mép lá bị héo, lá gốc vàng, nếu không dùng thuốc xịt vào gốc thì cây héo từ từ rồi chết, nên dùng Derosal, Rovral, Ridomil . . .

– Bệnh đốm lá: Xuất hiện khi cây thu họach 1,2 lứa, có trên các lá già, vết bệnh có đường tròn đồng tâm, nếu xuất hiện nhiều đốm làm cho lá biến vàng, dùng Aliette, Rovral, Ridomil . . 

– Dòi đục quả: dùng Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.

– Sâu xanh: dùng Cyperan 25EC, Mimic 20FC, Sherpa 20EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.

– Dòi đục lá: Baythroit 50EC, Confidorr 100SL, Ofatox 400EC.

– Bệnh hại: bệnh phấn trắng hại chủ yếu trên lá dùng Anvil 5SC, Score 250EC, thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày.

Thu hoạch cây mướp đắng

Sau khi gieo được 45-50 ngày thì bắt đầu thu hoạch, cứ cách 1 ngày thu họach 1 lần, thời gian thu hoạch kéo dài 2 tháng, mỗi cây cho 3-4 Kg. Năng suất đạt 2-4tấn/1.000m2.

 

Địa chỉ bán hạt giống mướp đắng cao sản

Nếu bạn đang có nhu cầu mua hạt giống mướp đắng cao sản để trồng trong khu vườn rau của mình hay trồng để sản xuất kinh doanh. Hãy liên hệ với cửa hàng hạt giống TỐT TƯƠI, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách dòng hạt giống chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao >80%, giống sạch sâu bệnh, được đóng gói cẩn thận, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá thành tốt nhất trên thị trường.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ vận chuyển, giao hàng tại nhà cho quý khách có nhu cầu. Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc để giống cây có năng suất cao nhất, tỷ lệ nảy mầm cao. Hỗ trợ giá ưu đãi đặc biệt cho khách hàng đặt hàng số lượng lớn, khách hàng lâu năm.

Với phương châm: “Mang mầm xanh đi muôn nơi.!” Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp cho khách hàng những dòng hạt giống mới, hạt giống độc, mới lạ. TỐT TƯƠI hân hạnh được phục vụ quý khách.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem Thêm :   Cách Chiết Hoa Hồng cho cành nhiều rễ, cứng cáp khỏe mạnh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem Thêm :  Đặc điểm và tác dụng của trứng gà ấp dở

Related Articles

Back to top button