Kiến Thức Chung

Kỹ Thuật Trồng Cam Sành Cải Tiến Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cam sành là loại cây ăn quả hiện nay đang rất phổ biến, được các bà mẹ nội trợ ưa chuộng mua về dùng để làm món tráng miệng, làm nước uống giải khát cho gia đình. Chính vì từ nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình hiện nay, nên nhiều hộ gia đình đã chuyển sang trồng cam sành để thay đổi kinh tế gia đình. Nhưng đối với các hộ gia đình mới trồng cam sành thì kỹ thuật trồng cam để cho năng suất cao đang còn là vấn đề lo ngại đối với các hộ trồng. Bài viết dưới đây udic-westlake.com.vn sẽ giúp bà con được phần nào về kỹ thuật trồng cây cam sành cho năng suất cao.

Bạn đang xem: Kỹ thuật trồng cam sành cải tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao

1. Thời vụ trồng cây cam sành

– Trồng cam sành thích hợp nhất là vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh nhanh bén rễ thích nghi nhanh với đất. Thích hợp trồng vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch, lúc đấy mùa mưa bắt đầu trồng sẽ giúp cây cho năng suất cao.

2. Mật độ khoảng cách trồng cây cam sành

– Cách trồng cây cam sành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, đất trồng, chất lượng đất mà trồng với mật độ trồng khác nhau.

– Khoảng cách trồng: 6m x 5m, hoặc 5m x 4m- Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.

3. Kỹ thuật chọn giống cam sành

– Việc lựa chọn giống cam sành quyết định rất nhiều đến năng suất, nhất là chất lượng quả sau này.

– Hiện nay, để nhân giống cam sành theo 2 phương pháp là: chiết cành và ghép cành. Cây được chiết cành nhanh cho ra quả thu hoạch, nhưng nó lại có bộ rễ yếu và nhanh già cây. Giống cây ghép thì khỏe hơn, tuổi thọ cây được kéo dài, bộ rễ khỏe mạnh hơn.

*

Chọn gốc ghép cây cam sành

– Hiện nay, cây giống gốc ghép được các nhà vườn trồng chọn nhiều nhất. Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, qui cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không vàng lá, sâu bệnh.

4. Kỹ thuật làm đất trồng cây trồng cam sành

– Cam sành khá dễ tính nên được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, và nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Từ Tây Nguyên cho đến trung du, vùng núi đều có thể trồng được. Chỉ cần đất pha thịt, thuộc tầng canh tác từ 0.5 đến 1m. Độ pH dao động từ 5 đến 6.5 và lượng mưa phân bố chừng 1000 đến 2000mm/ năm và phân bố đều là được.

Xem Thêm :  Lời bài hát anh như con cáo em như một cành nho xanh, chum'decor

– Nếu trồng cam ở vùng đất trũng thấp thì cần dào mương, làm luống. Còn trồng ở vùng cao thì cần đánh bồn để tiện việc tưới nước vào mùa khô và cả việc giữ nước.

Xem Thêm :   Cây đa: đặc điểm, phân loại và cách trồng, chăm sóc cây đa

5. Bón lót cho cây cam sành

– Bón phân vào hố: Bón lót: 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 – 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H…) 0,1kg).

– Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng). Trải lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm.

*

– Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được.

– Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15 kg/hố. Dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi cho đến khi hoai mục.

6. Kỹ thuật trồng cam sành hiệu quả

– Tiến hành trồng cây cam sành bạn đào một cái hố lớn hơn bầu đất nằm ở giữa hố. Trước khi đặt bầu xuống đất bạn nên lấy kéo hoặc dao rạch túi đựng bầu, nên làm nhẹ tay tránh rạch vào rễ cây và làm vỡ bầu. Đặt bầu vào đất thẳng đứng cây, sau đó phủ lớp đất lên trêndùng chân nhén nhẹ xung quanh gốc.

– Tiếp tục cắm cọc để cố định cây đồng thời tránh cây bị đổ do gió lay ảnh hưởng đến rễ cây. Nếu trồng vào mùa khô thì khi phủ đất bạn cần phủ thơm 1 lớp rơm ra, hoặc cỏ để giữ ẩm.

– Trồng xong cái là tưới nước ngay. Sau đó thì 3 tới 5 ngày tưới nước 1 lần. Trong 1 tháng đầu tiên thì cần giữ ẩm để cây lên rễ mới.

– Khi cây còn nhỏ thì bạn có thể trồng xen với các cây đậu. Vừa để tránh cỏ dại vừa để tăng thêm đạm hữu cơ cho đất.

*

Cung cấp nước đầy đủ cho cây cam

7. Kỹ thuật chăm sóc cây cam sàn cho năng suất cao

– Tưới nước:Vào mùa khô cần bà con cần đảm bảo đủ nước tưới cung cấp cho cây. Ngoài ra còn vào các giai đoạn như lúc quả đang lớn và quả sắp chín.

– Làm cỏ:Muốn hạn chế cỏ dại bao quanh gốc, thì bạn cần phủ rơm rạ, hoặc phân xanh, cỏ ở dưới gốc. Sau mỗi cơn mưa bà con cần xới phá váng và xáo quả sạch xung quanh gốc. Vào tầm tháng 1, 2 hay 8, 9 thì cần thường xuyên làm cỏ cho cây. Xới thật sạch toàn bộ diện tích trồng mỗi vụ 1 lần. Và đảm bảo 1 năm xới gốc 2-3 lần.

Xem Thêm :   Ăn rau răm có tác dụng gì? Đừng ăn rau răm khi mắc những bệnh này

Xem Thêm :  Cách viết chữ đẹp qua mẫu chữ đẹp và phương pháp luyện viết chữ đẹp

Xem thêm: Hai Cách Nấu Chè Hạt Sen Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà, Cách Nấu Chè Hạt Sen Đơn Giản

*

Làm cỏ cho cây cam sành

– Cắt tỉa cành tạo tán:Sau 1 thời gian trồng thì cần theo dõi và cắt bỏ những cành mọc vượt hay các chồi moc ra từ gốc ghép. Sau chừng 1 đến 2 tháng thì cây bắt đầu bắt rễ, đâm chồi.

+ Lúc này bạn tiến hành hãm ngọn chỉ dừng ở chiều cao chừng 70cm và chỉ giữ lại 7 đến 10 chồi mạnh khỏe nhất và cố gắng phân bổ đều ở quanh gốc. Các chồi không được che khuất sánh sáng lẫn nhau. Trong thời gian trưởng thành thì cần thường xuyên cắt bỏ cành già và cành bị gẫy.

– Trồng cây chắn gió:Trồng cây chắn gió sẽ giúp giảm bớt hơi nước hay hạn chế cành gãy do cọ xát vào nhau. Hàng cây chắn gió cần được trồng vuông góc với hướng gió chính trong năm. Hàng cây này cần cách hàng cam tối thiểu 5m để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng của nhau. Những loại cây chắn phù hợp là muồng đen, keo lá tràm, keo tai tượng,….

8. Kỹ thuật bón phân thúc cho cây cam sành

– Giai đoạn cây từ 1-3 tuổi: bón phân chuồng + phân lân nên bón vào tháng 12 đến tháng 01.

– Đạm urê và kali bón làm 3 lần:

+ Lần 1: vào tháng 1-2: 30% đạm;

+ Lần 2: vào tháng 4-5: 40% đạm + 100%kali;

+ Lần 3: tháng 8 – 9: 30% đạm. (thời gian bón còn tùy thuộc vào khí hậu từng vùng)

*

Bón phân cho cây cam sành năng suất cao

– Bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi: bà con bón phân chuồng + lân + vãi sau khi thu hoạch quả (quả tháng 12 sang tháng 1).

+ Bón thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali;

+ Bón thúc lần 3 (Bón thúc cành thu và nuôi quả ): vào tháng 6-7: 30% đạm + 30% kali.

– Cách bón: Sau khi thu hoạch: bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. Bón thúc vào Lần 1, lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm, vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

– Phân bón lá (vi lượng) nên phun vào các tháng 3, 5, 6, 8. Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

9. Sâu bệnh hại cây cam sành

– Sâu vẽ bùa

+ Biểu hiện:Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo. Bệnh này thường đi chung với bệnh loét.

+ Cách khắc phục:Tỉa cành bị bệnh, tiến hành bón phân cho hợp lý, cố gắng điều chỉnh sao cho thời gian ra chồi đồng loạt để tránh lây nhiễm liên tục trong năm. Để phòng trừ thì cần phun thuốc sớm thì giai đoạn lộc non. Bạn có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin . Đây là những thuốc có hiệu quả tốt đối với sâu vẽ bùa đã được khẳng định.

Xem Thêm :   Cách trồng, chăm sóc cây cà chua – thu hoạch quả quanh năm

Xem Thêm :  Top 16 dầu gội thảo dược tự nhiên tốt nhất đáng mua hiện nay

– Sâu đục thân, cành

+ Biểu hiện:Sâu đục rỗng thân cây và cành khiến cây chảy mủ, cành thì chết. Sâu sẽ đùn mùn ra ngoài miệng hang.

+ Cách khắc phục:Tiến hành cắt bỏ những cành bị hại nặng. Đổ thuốc trừ sâu vào hang sâu đục lỗ. Bạn có thể dùng thuốccypermap 25EC, Map permethrin 50EC…). Hoặc bạn có thể rải ít Basudin 10 H rồi dùng móc sắt bắt sâu.

Nhện đỏ, nhện trắng

+ Khi mật độ con đạt 3 con thành trùng trên 1 lá hoặc quả thì bạn dùng thuốc hóa học. Hãy dùng các thuốc đặc trị nhện, các loại thuốc trừ sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ và sử dụng thêm dầu khoáng để đạt hiệu quả.

+ Để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc thì cần luân phiên đổi thuốc hóa học khác nhau. Bạn có thẻ sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND… (theo liều lượng trên bao bì) và Dầu khóang DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)

10. Thu hoạch và bảo quản cam sành

– Tiến hành thu hoạch thu hoạch cam khi vỏ cam chuyển từ màu xanh sang màu vàng khoảng 20-30% diện tích quả. Nên tiến hành thu hái quả vào ngày nắng ráo, sử dụng kéo cắt hạn chế gãy rụng cành.

*

Dùng kéo cắt cam hạn chế làm gãy cành

– Nên thu hái nhẹ nhàng tránh làm dập nát quả. Quả sau khi thu hoạch phải được cho vào thùng giấy hoặc xốp để vận chuyển để đảm bảo quả không bị hỏng cơ học. Sau đó lau khô vỏ quả rồi tiền hành bảo quản.

11. Chăm sóc cây cam sành sau khi thu hoạch

– Cây cam sau mỗi vụ thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa cây kỹ hơn và phòng trừ sâu bệnh để vụ mùa sau bội thu..

– Làm sạch hết cỏ dại, rồi sau tầm 25 đến 30 ngày thu hái thì tiến hành tỉa các cành bị sâu bejhe, héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng,…

– Quét vôi vào gốc để ngăn sự cư trú của mầm bệnh.

– Phòng bệnh cho cây bằng những biện pháp tổng hợp: bón đủ phân, diệt sạch cỏ, bón phân đúng liều lượng, đúng thời vụ đúng kỹ thuật.

12. Kỹ thuật xử lý cho hoa ra trái vụ cây cam sành

Kỹ thuật xử lý cây cam sành cho hoa trái vụ thường vào khoảng tháng 6 tháng 7 chúng ta xử lý thì chúng ta sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 thì sẽ có giá cao nhất.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button