Kiến Thức Chung

Kỹ thuật nuôi cua đồng

Mô hình nuôi cua đồng trong ao, ruộng

Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt,vùngđồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Ở Lào,Campuchia và Hoa Nam (Trung Quốc) cũng gặp loài cua đồng này.

cua dong moc

Cua đồng là một loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng.Trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có: 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Trong đó, đặc biệt là lượng vitamin, muối khoáng, canxi trong cua đồng rất cao: 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane chỉ thiếu arginine và histidine.

Xem Thêm :  2k8 bao nhiêu tuổi, 2k8 là học lớp mấy ?

Cua đồng cũng là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, ngoài việc có giá trị cao về dinh dưỡng, thịt cua đồng có tính hàn nên là món ăn giải nhiệt rất tốt trong những ngày trời trở nắng. Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ cua đồng được nhiều người ưa thích, như món canh cua rau đay, cua đồng rang me, bún riêu cua, lẩu cua, cua sữa… luôn luôn đem lại cảm giác ngon miệng và thích thú cho người thưởng thức.

Hiện nay các địa phương ở phía Bắc như Hà Tĩnh, Nam Định, Hải Phòng và các tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Đồng Tháp… đang phát triển nuôi cua đồng rất mạnh với hiệu quả kinh tế cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cua đồng lớn, dùng cho thị trường trong nước và bán sang các nước lân cận, với giá bán 35.000 – 40.000đ/kg. Đây cũng là đối tượng nuôi mới góp phần phát triển kinh tế nông hộ, giải quyết công ăn việc làm tại các địa phương có điều kiện tự nhiên nhiều ao hồ, ruộng lúa chiêm trũng.

  1. Một số đặc điểm sinh học của cua đồng

Tập tính sống

Cua đồng sống bò trên đáy, đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm ở sông, rạch, đồng ruộng,… Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa.

Tính ăn

Cua đồng ăn tạp như cám ngô, lúa, rong, giáp xác nhỏ, ốc, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10 -15 ngày.

Sinh trưởng của cua

Tuổi thọ trung bình của cua từ 1 – 2 năm, qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 20-50%.

Xem Thêm :   Nghiên cứu khả năng thích nghi của giống cỏ VA06 tại các vùng sinh thái Nghệ An

Cua đực khác cua cái ở hình thái của phần bụng (thường gọi là yếm). Trứng cua nằm ở dưới yếm và nở thành cua con. Cua cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao cấu.

Theo ước lượng sơ bộ thì sản lượng cua đồng ở Việt Nam có khoảng hàng vạn tấn. Do hiện nay kỹ thuật canh tác mới, đã xây dựng thuỷ lợi, sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa… đã làm giảm nguồn lợi cua đồng ở nhiều địa phương.

II. Kỹ thuật nuôi cua đồng

  1. Chọn địa điểm và thiết kế ao nuôi

Ao nuôi cua cần chọn là vùng nước ngọt có độ pH từ 5,6 – 8, nhiệt độ từ 10 – 31oC, tốt nhất là 15 – 25oC, hàm lượng oxy hoà tan thấp nhất là 2 mg/l. Ao nuôi có nguồn nước sạch không ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm, có nền đáy bùn sét, bùn cát.

Diện tích ao nuôi căn cứ vào điều kiện thực tế sẵn có, vốn đầu tư, hệ thống thuỷ lợi toàn vùng, thông thường ao nuôi cua được thiết kế từ 3.000 – 5.000m2. đáy ao bằng phẳng, có độ nghiêng về đáy cống để dễ dàng thoát nước khi thu hoạch.

Nếu nuôi ở ruộng thì đáy ruộng nên có hệ thống kênh theo kiếu xương cá song song với bờ ao và hướng ra cống, mức sâu so với mặt đáy ruộng khoảng 40cm.

Ao nuôi cua cần có hệ thống cống cấp thoát nước để chủ động được nguồn nước. Hệ thống bờ cần đầm nén chắc chắn, xung quanh có lưới rào chắn.

Xem Thêm :  Dàn ý tả cảnh Hồ Gươm lớp 5

Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…tạo giá thể và nơi trú ẩn cho cua.

  1. Thả giống

Mật độ thả nuôi: 25kg/sào (1.000m2).

            Tiêu chuẩn chọn giống: cua giống có kích thước 1,2 – 1,4cm, khoảng 350 – 400con/kg, cua giống đồng đều, khoẻ mạnh và không bị dị hình.

Khi thả giống cần chú ý không nên thả trực tiếp xuống ao mà thả ở mé ao để cua giống tự bò xuống nước. Đối với ao nuôi có trồng lúa nên thả giống vào các mương nước.

            Mùa vụ thả nuôi: Từ tháng 2 – 4 hàng năm, thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.

  1. Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn: Cua là loài ăn tạp như ăn mùn bã hữu cơ, cám rang, bã đậu, khô lạc. Chúng cũng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp, giáp xác nhỏ. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Nếu có điều kiện nên tận dụng các phế phẩm nông nghiệp và phế thải động vật để giảm giá thành.        

Xem Thêm :   Kỹ thuật nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định

Trong điều kiện ao nuôi, lúc mới thả thức ăn chủ yếu là bột ngô nấu chín, khẩu phần 5%, 2 ngày cho cua ăn một lần.

            Sau khi nuôi được 2 – 4 tháng thức ăn là cám công nghiệp, ốc bươu vàng, cám ngô nấu chín với khẩu phần 7%.

            Sau thời gian nuôi 4 – 6 tháng, thức ăn giống như ở giai đoạn 2 – 4 tháng với khẩu phần 10%.

            Lưu ý: Cho ăn vào một thời điểm nhất định trong ngày, khoảng 4 – 5 giờ chiều và cho ăn vào một vị trí nhất định để tập thói quen cho cua tập trung để thuận tiện khi thu hoạch.

            3. Quản lý ao nuôi

Thường xuyên kiểm tra ao nuôi cua để phát hiện địch hại gây bệnh, lỗ rò rỉ. Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra độ nhiễm bẩn, pH của ao nuôi. Có thể dùng biện pháp sinh học để chống ô nhiễm nguồn nước như thả nuôi thêm cá rô đồng, cá rô phi đơn tính cỡ 3 – 4 cm với mật độ 1con/m2 nhằm tận dụng thức ăn thừa của cua.

Kiểm tra lưới chắn cua hàng ngày, không để cua vượt rào chắn. Mùa hè có thể trồng cấy bầu bí làm giàn mát cho ao nuôi.

Định kỳ bón phân hữu cơ: 25 – 30kg/sào để tạo điều kiện cho tảo và động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con.

            Hàng tháng sử dụng chế phẩm vi sinh EMC với liều lượng 1lít/1.000m2, 2lần/tháng để ổn định nguồn nước.

            Định kỳ bón vôi để bổ sung lượng vôi trong nước, thường từ 15-20 ngày/lần, lượng vôi sống 15 – 20kg/1000m2.

            Độ sâu ao nuôi luôn đảm bảo 50 – 70cm, nếu mực nước thấp hơn thì cấp thêm.

            Đối với ruộng có nuôi cua tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

            Một số bệnh thường gặp ở cua nuôi như bệnh nấm trên mai, bệnh do vi khuẩn, virut và bệnh do ký sinh trùng.

            4. Thu hoạch

            Sau 3 tháng nuôi cua đạt kích cỡ 3 – 5cm, tương ứng 65 – 75 con/kg, tiến hành thu hoạch.

Xem Thêm :  Giá vé Vinpearl (Vinwonder) Land Nam Hội An 2021 khuyến mãi

            Phương pháp thu: thu tỉa bằng rọ hoặc tháo bớt nước bắt bằng tay./.

 Ks. Nguyễn Thị Hương

Từ khóa tìm kiếm :

kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng
kỹ thuật nuôi cua đồng trên cạn
kỹ thuật nuôi cua đồng lột
kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể
kỹ thuật nuôi cua đồng sinh sản
kỹ thuật nuôi cua đồng giống
kỹ thuật nuôi cua đồng ở miền bắc
kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao đất
kỹ thuật nuôi cua đồng thương phẩm
các kỹ thuật nuôi cua đồng
kỹ thuật nuôi cua đồng
kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao
kỹ thuật nuôi cua đồng đẻ
kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng
kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng lúa
kỹ thuật chăn nuôi cua đồng
hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua đồng
cách nuôi cua đồng giống
tài liệu kỹ thuật nuôi cua đồng
quy trình kỹ thuật nuôi cua đồng
sách kỹ thuật nuôi cua đồng
cách nuôi cua đồng sinh sản
cách nuôi cua đồng trên cạn
cách nuôi cua đồng trong bể xi măng
cách nuôi cua đồng trong ao
video kỹ thuật nuôi cua đồng
ky thuat nuoi cua dong
ky thuat nuoi cua dong trong ho xi mang
ky thuat nuoi cua dong sinh san
ky thuat nuoi cua dong tren can
ky thuat nuoi cua dong trong be xi mang
ky thuat nuoi cua dong mien bac
ky thuat nuoi cua dong trong ao dat
ky thuat nuoi cua dong trong ao
ky thuat nuoi cua dong trong be
ky thuat nuoi cua dong thuong pham
ky thuat nuoi cua dong o ao
ky thuat lam ao nuoi cua dong
ky thuat dao ao nuoi cua dong
ky thuat nuoi cua dong bang be xi mang
ky thuat nuoi cua dong tren be xi mang
ky thuat nuoi cua dong o mien bac
ky thuat nuoi cua dong trong be xay
ky thuat nuoi cua dong o be xi mang
ky thuat nuoi cua dong.com
ky thuat nuoi cua dong con
ky thuat nuoi cua dong ca trach
ky thuat nuoi cua chach dong
ky thuat nuoi cua dong đồng trên cạn
video ky thuat nuoi cua dong tren can
ky thuat nuoi cua dong de
ky thuat nuoi cua dong o dong thap
huong dan ky thuat nuoi cua dong
ky thuat nuoi cua dong trong ho
hoc ky thuat nuoi cua dong
tim hieu ky thuat nuoi cua dong
ky thuat nuoi cua dong lot
ky thuat nuoi cua dong tren ruong lua
tai lieu ky thuat nuoi cua dong
ky thuat lam chuong nuoi cua dong
ky thuat nuoi cua dong nuoc ngot
ban cua nha nong ky thuat nuoi cua dong
quy trinh ky thuat nuoi cua dong
ky thuat nuoi cua dong tren ruong
ky thuat nuoi cua roc dong
ky thuat nuoi va cham soc cua dong
ky thuat uong nuoi cua dong
video ky thuat nuoi cua dong
ky thuat nuoi cua dong trong veo
www ky thuat nuoi cua dong
xem ky thuat nuoi cua dong
ky thuat xay be nuoi cua dong
youtube ky thuat nuoi cua dong

Chúc các Bà con có kiến thức đễ nuôi cua đồng hiệu quả!

Xem Thêm :   Một bộ sưu tập Bonsai cá nhân cho các bạn tham khảo

Các Bác ghé tham web hàng ngày tìm thêm kiến thức nuôi trồng hiệu quả khác nhé.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button