Kiến Thức Chung

Kỹ thuật nuôi cá chạch, chạch bùn, chạch lấu, chạch Đài Loan

Kỹ thuật nuôi cá chạch bùn (chạch đồng)

Tên khoa học: Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842

Đặc tính sinh thái:

Ở Việt Nam, chạch bùn phân bố tự nhiên ở miền Bắc, miền Trung.

Trong tự nhiên chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.

Chạch có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 15-30 độ C, thích hợp nhất là 25-27 độ C. Cỡ thương phẩm từ 25-30g/con, chiều dài 13-15cm, con to nhất có thể đạt 100g/con dài 20cm.

Cá hô hấp bằng mang và da. Khi nước thiếu oxy cá có thể lên mặt nước đớp không khí, thực hiện việc trao đổi khí trong ruột sau đó khí được thải qua hậu môn ra ngoài. Khi thời tiết quá lạnh, quá nóng, cá rúc sâu xuống bùn.

Thời gian từ khi ép đẻ nhân tạo và nuôi cho đến khi xuất bán trong vòng bốn tháng, cá được chừng 10 – 15cm.

Tuổi thành thục: 2 năm tuổi

Mùa đẻ trứng: từ tháng 4 đến tháng 9, rộ nhất từ tháng 5 đến tháng 7.

Lượng trứng: Cá cái thân dài 8 cm có khoảng 7000 trứng; thân dài 15 cm có khoảng 12-18.000 trứng; thân dài 20 cm có 16-24.000 trứng.

Trứng có dạng hình tròn, đường kính 1,2-1,5 mm, màu vàng, dính nhẹ.

Khi đẻ trứng chạch đực dùng móm kích thích vào bụng cá cái, cá cái ngoi lên mặt nước, cá đực đuổi theo và quấn chặt vào thân cá cái, lúc này con cái đẻ trứng, con đực phóng tinh. Trứng cá bám dính trên cỏ hoặc các vật khác, sau 2-3 ngày trứng nở thành cá bột.

Cho đẻ nhân tạo và ương chạch con

Chọn cá bố mẹ đã thành thục tốt. Cá cái thân dài 13 cm, nặng trên 20 g, bụng to và mềm, không bệnh tật, màu vàng cam, cá chạch đực dài trên 10cm.

Cá chạch cái: Hình ống tròn, bụng to tròn, vây ngực rộng và ngắn nhỏ, đầu trước hơi tròn.

Cá chạch đực: Hơi giống hình chóp chòn, bụng bé; vây ngực to hơn con cái, 2 sườn đầu cuối của chân vây ngực có mẩu thịt nổi rõ rệt

Thuốc thuốc kích thích sinh sản nhân tạo: não thùy cá chép, LRHa + DOM và Prolan B (HCG), liều dùng cho 1 chạch cái là 1 não thùy cá chép hoặc 100-150UI HCG. Liều dùng cho chạch đực bằng 50%. Vị trí tiêm: ở đường giữa phần bụng đoạn giữa vây ngực và vây bụng.

Tiêm xong bỏ cá vào giai cước cho cá đẻ trứng. Trong giai treo các tổ đẻ, mỗi giai thả 20-40 con, tỷ lệ đực : cái = 1:1, 1:2. Nếu tiêm lúc 6 giờ tối thì 6 giờ sáng hôm sau chạch đẻ. Khi chạch đẻ xong đem các tổ đẻ đã được trứng bám nhiều đưa vào bể ấp (nếu để tổ đẻ lâu trong giai sẽ bị bố mẹ ăn trứng).

Nếu làm thụ tinh nhân tạo, trước hết mổ chạch đực lấy sẹ, cắt nhỏ, dầm vào nước muối sinh lý, sau vuốt trứng cá cho vào thụ tinh, trứng thụ tinh rắc bám dính vào tổ cá, đưa tổ cá vào bể ấp.

Ương chạch con

Diện tích bể ấp trứng: 30-50 m2, nước sâu 30-40 cm.

Mật độ ương: 300 con/m2.

Trước khi ương phải tẩy dọn, sát trùng bể ương, bón phân gây màu, sau khi thả chạch vào tiếp tục bón phân và cho ăn thức ăn.

Lượng thức ăn hàng ngày 5-8% trọng lượng chạch con. Ngày cho ăn 3-4 lần.

Khi cá đạt cỡ  5-6 cm nặng 1,5-2 g đưa ra nuôi thương phẩm.

Nuôi chạch con qua đông đến tháng 4, 5 chuyển sang ao nuôi chạch thương phẩm.

Mô hình nuôi:

Nuôi trong ao: mực nước không quá 40cm, trong ao có các mương, hố sâu 50-60cm để chạch trú ẩn. Theo Việt Linh, bà con có thể thả bèo tây để tạo chỗ trú ẩn cho cá tránh nóng, tránh rét và làm sạch môi trường nước. Khi trời rét cũng có thể sử dụng rơm rạ thả cho cá trú ẩn, đồng thời bơm nước cao từ 70-80cm để nuôi xen canh với các loại cá khác như trắm đen, cá chép để tận dụng thức ăn dư thừa.    

Nuôi trong ruộng: đáy bùn phải sạch, mức nước: 20 – 40 cm, độ dày bùn đáy: 15-20cm. Bón phân chuồng ủ hoai mục trước khi cấy lúa để tạo thức ăn tự nhiên cho chạch. Đào mương nhỏ rộng 1,2-1,5 m, sâu: 30-40 cm chạy dài quanh ruộng để cá trú nắng và tháo nước khi thu hoạch. Nuôi trong ruộng có thể đạt tỷ lệ sống 70-90%.

Xem Thêm :   Cây bông bụp trị bệnh gì? Công dụng của cây bông bụp

Xem Thêm :  Bài phát biểu của hiệu trưởng ngày 20/11 ý nghĩa, ngắn gọn nhất

Thời điểm thả nuôi: tháng 3- 4 sau khi cấy lúa xong. Sau 5-6 tháng nuôi cá chạch thương phẩm đạt kích cỡ 25-40 con/kg có thể thu tỉa hoạc thu toàn bộ.

Nuôi ghép: Có thể nuôi cua kết hợp với chạch bùn nếu được cung cấp đủ thức ăn.

Chọn giống:

Giống khai thác tự nhiên: bắt bằng đơm đó, chũm; không mua giống đánh bắt bằng điện. Giống phải đồng đều 4-6 cm, không xây xát, mất nhớt.

Giống nhân tạo: Khi ép đẻ cá chạch bùn, khó khăn nhất là thời gian nuôi từ trứng ra con giống dài từ vài li đến 3cm. Chạch bùn sau khi được 3cm sẽ sống khoẻ, nuôi dễ dàng.

Nên chọn cỡ giống 1,5-2g/con

Mật độ thả nuôi: 30-50 con/m2. Hoặc thả 10-15 kg chạch giống /100 m2 ao.

Cho ăn và chăm sóc:

Thức ăn: Chạch ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính (động vật đáy, động vật phù du) lúc lớn ăn thực vật là chủ yếu.

Cỡ dưới 5 cm chủ yếu ăn luân trùng, râu ngành, chân chèo và các động vật phù du khác. Cỡ 5 – 8cm ngoài động vật phù du, cá có thể ăn giun nhỏ và ấu trùng muỗi lắc. Cỡ 8 – 9cm cá ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non và hạt ngũ cốc, cỡ trên 9cm chạch chuyển sang ăn thực vật là chính.

Có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: khô đậu, cám gạo, nhộng tằm, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay.

Thức ăn công nghiệp dạng viên nổi dùng cho cá chạch có hàm lượng đạm từ 30-35%.

Lượng thức ăn: 5-8% trọng lượng thân

Thời gian cho ăn: Cá có tập tính ăn chủ yếu vào ban đêm, nên cho cá vào chiều tối. Cho ăn 1-2 lần / ngày.

Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá.

Tỷ lệ sống đạt 65-80%. Nuôi trong ruộng có thể đạt tỷ lệ sống 70-90%.

Việt Linh © biên soạn

 

Tham khảo:

Nuôi cá chạch bùn

Cá chạch bùn có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Cá có nguồn gốc từ Đài Loan được đưa về Việt Nam nhân giống, tuy mới nuôi thử nghiệm vài năm nhưng kết quả khả quan. Nhiều bà con nông dân đang đầu tư SX con giống và nuôi cá thịt hướng tới xuất khẩu.

Nuôi, đẻ thành công

Ông Bùi Vĩnh Thái, người đầu tiên ở An Giang thực hiện mô hình nuôi cá chạch bùn trong ao đất mang lại hiệu quả cao. Ông còn thành công trong việc SX con giống tại cơ sở ấp Hòa Thuận, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành (An Giang). Hiện nay, không riêng ông Thái cho đẻ nhân tạo cá chạch bùn, nhiều viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cũng nghiên cứu cho cá chạch bùn sinh sản nhằm giúp người nuôi đẩy mạnh phát triển nuôi cá thương phẩm.

Ông Thái cho biết, ông bắt đầu thả nuôi cá chạch từ tháng 4/2013 với số lượng ban đầu là 300.000 con giống trên diện tích 2.000 m2. Đến nay, ông đã tăng diện tích lên 10 ao với khoảng 5 ha. Nguồn lợi nhuận mang lại cho ông hàng chục triệu đồng/tháng. Được biết, tại các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ và một số tỉnh miền Đông, nhiều hộ nuôi cũng đang mở rộng diện tích SX con giống và cá thương phẩm.

Theo kinh nghiệm của ông Thái, cá chạch bùn tuy tỷ lệ hao hụt hơi cao, nhưng dễ nuôi, mau lớn, hồ nuôi chỉ cần nước sạch, thông thoáng, không đòi hỏi phải có cánh quạt nước nên đỡ tốn kém. Thời gian nuôi từ lúc mới thả đến lúc thu hoạch mất 3 tháng rưỡi. Kích thước bình quân của một con cá trưởng thành là 15 cm, dài nhất 28 cm (25 – 30 con/kg).

Đặc biệt, cá chạch bùn khi chuyển đi xa, người ta có thể ướp nước đá cho cá ngủ đông trong khoảng 5 tiếng đồng hồ. Sau đó thả cá vào nước ngọt, cá sẽ sống lại nên rất thuận tiện cho việc chuyên chở. Nhờ có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá nước ngọt nên ông Thái nắm vững kỹ thuật chọn cá bố mẹ, cho cá sinh sản… Ông khẳng định: “Cá chạch bùn không những dễ nuôi mà còn phát triển nhanh, giá cả thị trường hiện rất hấp dẫn nên tôi mạnh dạn đầu tư vào mô hình này”.

Xem Thêm :   TIỂU LUẬN HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG MARKETING

Xem Thêm :  Top 20 đặc sản lạng sơn làm quà biếu ngon đáng thưởng thức mua về

Ông Thái không những SX con giống mà còn SX cá thương phẩm để cung cấp cho thị trường Cần Thơ, An Giang và các tỉnh lân cận. Từ đầu năm 2013 đến nay ông đã cung cấp hơn 42 triệu cá bột, hiện bán với giá 40 đồng/con. Nếu bán cá hương sẽ được 1.000 đồng/con. Ngoài ra ông còn đưa ra thị trường trên khoảng 1,7 tấn cá thịt với giá 300.000 đồng/kg.

Ngoài việc SX và ươm giống, ông còn làm đầu mối thu mua cá chạch của nông dân đem đi tiêu thụ các nhà hàng trong khu vực ĐBSCL. Tuy bận rộn công việc, nhưng ông Thái sẵn sàng hướng dẫn nhiệt tình, tư vấn kỹ thuật nuôi cá cho bà con nông dân, nhằm tạo điều kiện cho người nuôi phát triển ngày càng nhiều, nhằm góp phần tăng đa dạng hóa loài thủy sản nước ngọt.

Hiện nay, có một số người, trong đó có nhà hàng và quán ăn đã nhầm lẫn giữa cá chạch bùn và chạch quế. Cá chạch bùn mình dẹp, khi nấu chín xương mềm, còn cá chạch quế thịt cũng rất thơm ngon nhưng mình hơi tròn và xương cứng.

Theo tài liệu nghiên cứu của một số cán bộ thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cá chạch bùn là loại mới nhập khẩu đang được nhân rộng và phát triển ở miền Trung và các tỉnh ĐBSCL. Chạch bùn có thể sống ở sông, hồ, ao và ruộng lúa, nơi có đáy bùn và nước chảy nhẹ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã cho sinh sản nhân tạo thành công, kích thích bằng não thùy. Kết quả cho thấy cá cái thụ tinh đạt 70% và tỷ lệ nở đạt 60%.

Ông Thái cho biết thêm: “Trong thiên nhiên, cá chạch bùn lúc nhỏ ăn giun và ấu trùng trong đất là chính, sau đó chuyển dần sang ăn tạp. Đến giai đoạn trưởng thành, thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật như tảo, thân lá cây, cỏ non. Đối với cá nuôi, người ta sử dụng nhiều thức ăn khác nhau, từ thức ăn chế biến đến thức ăn công nghiệp. Khi cá có chiều dài trên 5 cm, người ta thường cho ăn thức ăn dạng viên nổi, độ đạm dao động từ 38-40%”.

Theo ông Thái khi nuôi cá chạch bùn rất yên tâm và chủ động hoàn toàn nguồn thức công nghiệp, giúp cá khỏe và nhớn nhanh. Với hệ số thức ăn 1.7 sẽ cho ra 1 kg cá chạch thương phẩm khoảng 25 – 30 con.

Cá chạch bùn thường sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10, tỷ lệ sinh sản cao nhất từ tháng thứ 6 – 8. Cá bột sau khi nở được ươm trong bể xi măng, ăn thức ăn phù du và lòng đỏ trứng. Cá hương cũng tiếp tục ươm trong bể xi măng rộng hơn và ăn thức ăn viên công nghiệp. Thường mỗi ngày cho ăn 2 lần lúc 8 giờ sáng và 4 giờ chiều.

Muốn cho cá mau lớn và đạt năng suất cao, bể nuôi và ao nuôi cần được thay nước sạch thường xuyên. Nói tóm lại, dù nuôi ở bất cứ hình thức nào, muốn thành công, người nuôi phải tuân thủ nghiêm nhặt các quy định về chuyên môn, nhất là ao nuôi phải được cải tạo và thường xuyên phòng chống dịch bệnh.

Con cá tiềm năng

Sau khi tham quan các ao cá chạch bùn của ông Thái, ông Lê Văn Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Bình Thạnh nhận định, đây là mô hình mới mẻ nhưng thật hấp dẫn và độc đáo được nuôi và nhân giống tại An Giang. Nó có thể giúp người nuôi mở ra một con đường phát triển SX đầy triển vọng.

Tuy nhiên, muốn phát triển bền vững, tránh điệp khúc “hàng nhiều dội chợ”, gây tổn thất cho người nuôi, các nhà chuyên môn, các ngành chức năng phải vào cuộc bằng cách hướng dẫn, tư vấn cho bà con nắm bắt được những thông tin khoa học, kinh tế cần thiết để tránh những thiệt hại về sau. Bằng kinh nghiệm nuôi trồng và SX kinh doanh, chắc bà con chưa quên những bài học xương máu về con cá tra, cá rô đầu vuông và cá điêu hồng “hễ được mùa là rớt giá”.

TS Bùi Minh Tâm, Phó trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ có ý kiến việc nuôi cá chạch như sau: “Ở ĐBSCL có nhiều loại cá chạch như chạch khoan, chạch rằn, chạch bông, chạch cơm, chạch lấu… Chúng thường sống trong ao hồ, sông rạch và thích ẩn mình dưới những lớp bùn, hoặc đeo bám theo các giề lục bình, nơi sông sâu nước chảy. Riêng cá chạch bùn (tên khoa học Misgurnus anguillicaudatus Cantor) là loại cá mới xuất hiện trên thị trường gần đây. Giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa dùng.

Xem Thêm :   Cách kích ki và ươm lan Phi điệp đơn giản, hiệu quả – Mẹo hay cuộc sống

Xem Thêm :  Cách làm mồi câu cá nheo

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta phát triển ồ ạt, bất chấp những quy luật khách quan, có thể dẫn tới nhiều rủi ro và bất trắc sau nầy. Thực tế cho thấy, cá chạch bùn không dễ nuôi như một số người đã nghĩ. Nếu không nắm vững kỹ thuật, nhất là thức ăn, môi trường nước, cá sẽ chậm lớn, hao hụt nhiều, năng suất không cao.

Muốn đầu tư và phát triển bền vững, đạt hiệu quả, nhất thiết chúng ta cần phải lắng nghe những lời khuyến cáo của các nhà khoa học, các chuyên gia về thực phẩm, đặc biệt là ý kiến tư vấn của ngành khuyến nông khuyến ngư”.

Theo ông Tâm, việc phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay được Bộ NN-PTNT động viên và khuyến khích nhất là các loài thủy sản bản địa. Riêng đối với các loài thủy sản có nguồn gốc từ nước ngoài, chúng ta nên hết sức thận trọng, đi từng bước và tuyệt đối phải tuân thủ ý kiến chỉ đạo và lời khuyến cáo của ngành thủy sản và các cơ quan chức năng.

Lê Hoàng Vũ – Nông nghiệp VN, 31/12/2013

 

Tạp chí Khoa học 2010:15b 70-80 Trường Đại học Cần Thơ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHẠCH LẤU
(MASTACEMBELUS ARMATUS)

Nguyễn Văn Triều (1)

ABSTRACT

This study was carried out from March, 2007 to March, 2008 in Cantho University. The
study was focused on feeding habit and reproductive biology of Mastacembelus armatus.
Fish samples of 30 fishes were collected monthly.

The results showed that Mastacembelus armatus is carnivorous fish with insect (40.6%),
small trash fish (23.9%), and crustacean (16.4%) were mostly found in fish stomach. The
ovary of M. armatus developed through out 6 stages (I-VI). The spawning season was
from on May to August, focused on June and July yearly. Gonasdo somatic index (GSI) of
female and male zig-zag eel were 3.61 and 0.21, respectively. Absolute spawning
fecundity was in range of 11.209 – 45.631 eggs/female.

Keywords: Mastacembelus armatus, feeding habit and reproductive biology

Title: Study on the biological characteristics of Mastacembelus armatus

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2007 đến tháng 3/2008 tại Trường Đại học Cần
Thơ. Nghiên cứu được tập trung vào đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản cá Chạch
lấu. Mẫu cá Chạch lấu được thu 30 con/ tháng.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cá Chạch lấu là loài ăn động vật với côn trùng (40,6%),
cá nhỏ (23,9%) và giáp xác (16,4%) là những loại thức ăn chính. Tuyến sinh dục của cá
phát triển qua 6 giai đoạn (I-IV). Mùa vụ sinh sản là từ tháng 5 đến tháng 8, tập trung
vào tháng 6 và 7. Hệ số thành thục trung bình của cá Chạch lấu cái là 3,63%, ở cá đực là
0,21%. Sức sinh sản tuyệt đối từ 11.209 – 45.631 trứng/cá cái.

Từ khóa: cá Chạch lấu, Mastacembelus armatus, dinh dưỡng, sinh học sinh sản

1 GIỚI THIỆU

Theo đánh giá của những người dân nuôi cá ở tỉnh Đồng Tháp thì Cá Chạch Lấu
(Mastacembelus armatus) là loài có triển vọng phát triển. Cá có chất lượng thịt
ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn nên rất được ưa chuộng, hiện giá bán
bình quân khoảng 120.000 – 180.000 đồng/kg. Cá Chạch lấu tên khoa học là Mastacembelus armatus Lacepède), có tên đồng danh là Mastacembelus favus Hora, 1923 (Rainboth, 1996). Cá phân bố ở nước ngọt và lợ nhạt, có kích thước có
thể đạt tới 91 cm (Sokheng, 1999), pH thích hợp là 6,5 – 7,5 (Riede, 2004). Thức
ăn chủ yếu của cá là thức ăn tươi sống như cá, giáp xác, giun, côn trùng sống đáy
(Pethiyagoda, R., 1991; Rainboth, 1996). Cá thường sinh sản vào tháng 4 đến
tháng 6 hằng năm (Pathiyagoda,1991). Với những đặc tính trên thì cá Chạch lấu là
đối tượng nuôi rất phù hợp với điều kiện ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

(1)
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button