Kiến Thức Chung

Hạch toán hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bài viết giới thiệu về các hình thức góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, hướng dẫn hạch toán hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thông tư 200, đưa ra các quy định về thuế đối với góp vốn, thuế GTGT, Thuế TNDN … đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh. Doanh thu, chi phí của hợp đồng hợp tác kinh doanh xử lý như nào để được tính thuế.

Quy định, hạch toán, chính sách thuế về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Căn cứ:

  • Thông tư 2000/2014/TT-BTC

  • Thương tư hướng dẫn chuẩn  mực kế toán số 161/2007/TT-BTC

  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC

  • Theo công văn số 55952/

    CT-TTHT

  • Theo công văn của cục thuế TP Hà Nội số 79759/CT-TTHT ngày 04 tháng 12 năm 2018

  • Theo công văn số 3235

    /TCT-CS

    ngày 20 tháng 07 năm 2017 của Tổng cục thuế

  • Theo công văn số 1072/CT-TTHT ngày 09/01/2019

    của cục thuế TP Hà Nội

Mục lục:

  • Phân biệt so sánh hợp đồng hợp tác kinh doanh (bcc) và góp vốn

  • So sánh các hình thức của hợp đồng bcc

  • Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

  • Các quy định, chính sách về thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (bcc)

 

I. Phân biệt so sánh hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và góp vốn

 

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH (BCC)

GÓP VỐN VÀO ĐƠN VỊ KHÁC

Không thành lập pháp nhân, mà 2 cty cùng hợp tác thỏa thuận trên HỢP ĐỒNG BCC theo quy định của pháp luật

Ví dụ:

Công ty A và Công Ty B ký hợp đồng, Không thành lập thêm công ty mới nào mà bên A góp nhà xưởng, đất. Bên B góp máy móc, cùng nhau sản xuất thuốc vaxcin. Hết hạn hợp đồng các bên rút tài sản về lại.

Có pháp nhân riêng, hoặc pháp nhân đã thành lập trước

Ví dụ:

Công ty A bỏ ra 100 tỷ mua lại 20% vốn góp của cty B. A có ảnh hưởng đáng kể tới B

Ví dụ:

Công ty A góp 100 tỷ, công ty B góp 20 tỷ mở cty mới là Công ty C. Công ty C là con của công ty A.

Chia lợi nhuận

: Bản chất là chia doanh thu, chia chi phí, chia thuế phải nộp … theo quy định trong hợp đồng

Chia lợi nhuận:

Nếu có lợi nhuận sau thuế để chia thì lợi nhuận này bên góp vốn sẽ được nhận theo tỷ lệ góp vốn và Miễn thuế TNDN

Kiểm soát:

Đồng kiểm soát, theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Kiểm soát:

Quan hệ công ty mẹ – con (> 50% gốn góp); hoặc có ảnh hưởng đáng kể trong liên doanh, liên kết ( từ 20-50% vốn góp); Hoặc góp vốn khác ( 20% < )

Góp vốn:

  • Tài sản vẫn thuộc về bên mang đi góp, nếu chuyển nhượng quyền sở hữu thì chỉ có 2 trường hợp:

  • Bán: thì phải xuất hóa đơn, chứng từ khác nếu có

  • Góp vốn: Thì tương tự hình thức đang so sánh

Góp vốn:

  • Chuyển nhượng sang tên bên nhận vốn nếu là TSCĐ có đăng ký quyền sở hữu

  • Không phải nộp lệ phí trước bạ

  • Không phải xuất hóa đơn, kê khai nộp thuế GTGT

Báo cáo tài chính:

Vì là 2 công ty khác nhau, chỉ có quan hệ qua hợp đồng dân sự, nên toàn bộ chi phí, doanh thu sẽ chia theo hợp đồng, BCTC sẽ riêng lẽ, không có quan hệ gì.

Báo cáo tài chính:

Tùy vào tỷ lệ góp vốn mà làm bác cáo tài chính hợp nhất, hay phương pháp vốn chủ sở hữu.

 

II. So sánh các hình thức của hợp đồng BCC

Để hiểu rõ hơn các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là BCC), Chúng ta sẽ có cái nhìn tổng thể, so sánh rồi sẽ đi vào chi tiết từng hình thức sẽ hạch toán ra sao, chia doanh thu, chi phí của BCC như nào, khai thuế, chịu thuế gì.

Bảng so sánh tổng quát các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

BƯỚC 1

:

 Góp vốn

Hình thức BCC

CÔNG TY

NHẬN

GÓP VỐN (a)

CÔNG TY GÓP VỐN (b)

Tài sản đồng kiểm soát (1)

Tài sản các bên góp mua vẫn thuộc sở hữu của mình, chỉ lưu ý là theo dõi vị trí của tài sản đặt tại nơi BCC quy định.

Nếu góp tiền mua tài sản, thì dựa trên số tiền hạch toán ghi tăng tài sản tương ứng số tiền mình bỏ ra

 

Ví dụ:

Bên (a) và (b) mỗi bên góp 10 tỷ mua lại nhà máy sản xuất bao bì, Mỗi bên được ghi tăng tài sản là 10 tỷ vào sổ sách của mình, khi hết hạn BCC, các bên rút vốn, dựa trên tài sản nhận lại được theo giá trị hợp lý sẽ có chênh lệch lãi lỗ. Vì tài sản lúc này không dễ phân chia rõ rãng.

Hạch tài sản góp vốn như sau:

Nợ TK 211

Nợ TK 1332

Có TK 112

Giống bên (a)

Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát (2)

Hình thức góp vốn này mang tính tách bạch rõ ràng hơn.

Ví dụ:

Bên (a) góp nhà xưởng, máy móc

Bên (b) góp vật tư, hàng hóa, nhân công. Chi phí bên nào gánh chịu khá rõ ràng, các chi phí chung sẽ chia theo tỷ lệ thỏa thuận như:  điện, nước….

Hạch toán nhận góp vốn :

Nợ TK 152, 156….

Có TK 3388

Hạch toán góp vốn :

Nợ TK 1388

Có TK 152….

Chia lợi nhuận sau thuế (3)

 

BƯỚC 2:

 Sản xuát kinh doanh, chia doanh thu, chia chi phí

Hình thức BCC

CÔNG TY A

CÔNG TY B

Tài sản đồng kiểm soát

B

ản chất BCC là chia doanh thu chi phí, nên các hình thức BCC sẽ giống nhau về hoạch toán:

Ghi nhận chi phí riêng:

Nợ TK 621,622….

Nợ TK 13311

Có TK 112,331…

Ghi nhận chi phí chung:

Nợ TK 621,622,627…

Nợ TK 13311

Có TK 112,331…

Từ chi phí chung, lập bảng phân bổ chi phí, 2 bên xác nhận, ký đóng dấu, hạch toán:

Nợ TK 1388

Có TK 1331/331

Có TK 621,622…

Ghi nhận doanh thu:

Nếu công ty A đại diện bán hàng xong ghi nhận doanh thu, XUẤT HÓA ĐƠN, rồi phân chia doanh thu theo biên bản thỏa thuận thì hạch toán:

Nợ TK 112,131..

Có TK 511

Có TK 3388

Có TK 33311

B

ản chất BCC là chia doanh thu chi phí, nên các hình thức BCC sẽ giống nhau về hoạch toán:

Ghi nhận chi phí riêng:

Nợ TK 621,622….

Nợ TK 13311

Có TK 112,331…

Ghi nhận chi phí chung:

Nợ TK 621,622,627…

Nợ TK 13311

Có TK 112,331…

Nhận bảng phân bổ chi phí từ công ty A:

Nợ TK 621,622…

Nợ TK 133….

Có TK 3388

Ghi nhận doanh thu:

Nhận bảng phân bổ doanh thu từ công ty A, XUẤT HÓA ĐƠN GTGT cho Cty A, hạch toán: 

Nợ TK 1388

Có TK 511

Có TK 33311

Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

Chia lợi nhuận sau thuế

Các bút khác giống trên chỉ khác bút toán ghi nhận thuế TNDN:

Công ty A đại diện xuất hóa đơn bán hàng, đại diện kê khai nộp thuế cho Hợp đồng BCC, sau ghi nhận số số thuế phải nộp.

NỢ TK 8211

Nợ TK 1388

Có TK 3334

Các bút khác giống trên chỉ khác bút toán ghi nhận thuế TNDN:

Công ty B nhận được yêu cầu phải nộp tiền thuế trả lại cho công ty A

Nợ TK 8211

Có TK 3388

 

 

BƯỚC 3:

 Khai thuế, Tính thuế

Hình thức BCC

CÔNG TY

NHẬN

GÓP VỐN

CÔNG TY GÓP VỐN

Tài sản đồng kiểm soát

  • Thuế GTGT: Tài sản thuộc sở hữu bên nào thì thuế GTGT vẫn được khấu trừ

  • Chi phí tính thuế TNDN: Chi phí riêng thì hạch toán riêng, chi phí chung thì phải có bảng phân bổ, kèm hồ sơ photo chứng minh

  • Doanh thu dựa theo hợp đồng BCC chia cho các bên góp vốn.

  • Thuế TNDN của hợp đồng BCC dựa trên Doanh thu ghi nhận và chi phí ghi nhận để khai riêng, các công ty tự kê khai nộp riêng, không công ty nào đại diện đứng ra khai nộp.

Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

Chia lợi nhuận sau thuế

Một bên đại diện ghi nhận doanh thu, chi phí, quyết toán thuế TNDN, kê khai và nộp thuế TNDN riêng, không được bù trừ lãi, lỗ của hoạt động hợp đồng BCC với hoạt động kinh doanh của mình, chỉ được bù trừ lỗ tương ứng với phần thỏa thuận trong hợp đồng BCC. Sau khi quết toán, đóng thuế của BCC, sao lưu hồ sơ chứng từ gửi cho các bên khác để làm chứng cứ quyết toán thuế sau này.

Việc bù trừ lãi lỗ của hợp đồng BCC giống như kê khai thuế đới với hình thức chuyển nhượng BẤT ĐỘNG SẢN.

 

 

III.

Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

:

1. Nguyên tắc kế toán

1.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế nhưng

không hình thành pháp nhân độc lập.

1.

2

. Trong mọi trường hợp, khi nhận tiền, tài sản của các các bên khác đóng góp cho hoạt động BCC, bên nhận phải kế toán là

nợ phải trả

, không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

1.

3

. Trường hợp BCC chia lợi nhuận sau thuế

a) Trường hợp BCC chia lợi nhuận sau thuế, các bên phải cử ra một bên để kế toán toàn bộ các giao dịch của BCC, ghi nhận doanh thu, chi phí, theo dõi riêng kết quả kinh doanh của BCC và quyết toán thuế. Khi quyết định ký kết BCC theo hình thức này, các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do:

– Một số khoản chi phí không được tính đầy đủ là chi phí tính thuế do không có sự chuyển giao tài sản giữa các bên, ví dụ:

+ Chi phí khấu hao của một số TSCĐ sẽ không được cơ quan thuế chấp nhận do bên tham gia BCC không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho BCC;

+ Một số khoản chi phí của các bên tham gia không được cơ quan thuế chấp nhận do hóa đơn đầu vào không mang tên bên kế toán và quyết toán thuế của BCC;

+ Một số chi phí phát sinh tại bên tham gia BCC không thể chuyển cho bên kế toán và quyết toán thuế do các rào cản của pháp luật, ví dụ bên tham gia BCC có hóa đơn nộp tiền sử dụng đất nhưng pháp luật không cho phép bên phát sinh chi phí tiền sử dụng đất cho bên kế toán và quyết toán thuế thuê lại đất nên chi phí thuê đất không được tính vào chi phí của BCC.

– Rủi ro về chính sách:

+ Bên kế toán và quyết toán thuế cho BCC có thể phát sinh lỗ lũy kế, tuy nhiên riêng kết quả của hoạt động BCC thì có lãi. Trường hợp này thay vì được bù trừ số lãi từ BCC với số lỗ các hoạt động khác, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế TNDN đối với BCC; Nếu BCC lỗ nhưng các hoạt động khác có lãi, doanh nghiệp có thể chỉ được bù trừ một phần lỗ tương ứng với phần được chia trong BCC;

+ Đối với các bên khác nếu đưa TSCĐ vào dùng cho hoạt động của BCC thì có thể sẽ không được tính chi phí khấu hao là chi phí được trừ tại doanh nghiệp do không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (không phù hợp với doanh thu của các hoạt động khác).

b) Trường hợp BCC quy định chia lợi nhuận sau thuế, bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế phải căn cứ vào bản chất của hợp đồng để kế toán một cách phù hợp theo nguyên tắc:

– Nếu BCC quy định các bên khác tham gia BCC được hưởng một khoản lợi nhuận cố định mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của hợp đồng, trường hợp này mặc dù hình thức pháp lý của hợp đồng là BCC nhưng bản chất của hợp đồng là thuê tài sản. Trường hợp này, bên kế toán và quyết toán thuế thực chất là bên có quyền điều hành và chi phối hoạt động của BCC, phải áp dụng phương pháp kế toán thuê tài sản cho hợp đồng, ghi nhận khoản phải trả cho các bên khác là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, cụ thể:

+ Ghi nhận toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của BCC trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình; Lãi trên cổ phiếu và các chỉ tiêu phân tích tài chính được tính đối với toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của BCC;

+ Ghi nhận toàn bộ Lợi nhuận sau thuế của BCC vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” của Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu tài chính liên quan đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế được xác định bao gồm toàn bộ kết quả của BCC.

+ Các bên khác ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản đối với khoản được chia từ BCC.

– Nếu BCC quy định các bên khác trong BCC chỉ được phân chia lợi nhuận nếu kết quả hoạt động của BCC có lãi, đồng thời phải gánh chịu lỗ, trường hợp này mặc dù hình thức pháp lý của BCC là chia lợi nhuận sau thuế nhưng bản chất của BCC là chia doanh thu, chi phí, các bên thường phải có quyền, điều kiện, khả năng để đồng kiểm soát hoạt động cũng như dòng tiền của BCC. Bên kế toán và quyết toán thuế phải áp dụng phương pháp kế toán BCC chia doanh thu để ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong kỳ, đồng thời cung cấp bằng chứng về việc quyết toán thuế cho các bên khác, cụ thể:

+ Ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận tương ứng với phần được chia theo thỏa thuận của BCC; Lãi trên cổ phiếu và các chỉ tiêu phân tích tài chính chỉ được tính đối phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bên quyết toán thuế cung cấp bản sao các hồ sơ, tài liệu về việc đã thực hiện nghĩa vụ với NSNN của BCC cho các bên trong BCC để phục vụ việc quyết toán thuế của các bên khác trong BCC;

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán chỉ bao gồm phần lợi nhuận sau thuế tương ứng của từng bên được hưởng.

+ Các bên khác được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần doanh thu, chi phí tương ứng với phần mình được chia từ BCC, báo cáo cơ quan thuế về việc khoản doanh thu, chi phi này đã được thực hiện nghĩa vụ thuế làm căn cứ điều chỉnh số thuế TNDN phải nộp.

2. Phương pháp kế toán BCC theo hình thức

tài sản đồng kiểm soát

2.1. Trường hợp các bên tham gia BCC

góp tiền mua tài sản

đồng kiểm soát, mỗi bên căn cứ vào số tiền thực góp để mua tài sản, ghi:

Nợ các TK 211, 213, 217

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112,331, 341.

2.2. Trường hợp các bên tham gia BCC tự thực hiện hoặc phối hợp với đối tác khác tiến hành đầu tư xây dựng để có được tài sản đồng kiểm soát, căn cứ vào chi phí thực tế bỏ ra của bên tham gia BCC, ghi:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (chi tiết tài sản đồng kiểm soát)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156,211, 213…

Có các TK 331, 3411,…

2.3. Khi công trình đầu tư XDCB hoàn thành, đưa vào sử dụng, các bên phải quyết toán và phân chia giá trị tài sản đồng kiểm soát. Căn cứ

biên bản chia tài sản

đồng kiểm soát, các bên phải xác định giá trị hợp lý của từng tài sản để ghi nhận phù hợp với quy định của pháp luật, ghi:

Nợ các TK 211, 213, 217 (chi tiết phần tài sản đồng kiểm soát theo giá trị hợp lý của từng phần tài sản được chia)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi phí không được duyệt, phải thu hồi- nếu có)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu giá trị hợp lý của tài sản được chia nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng)

Có TK 241 – XDCB dở dang

Có TK 711 – Thu nhập khác (nếu giá trị hợp lý của tài sản được chia lớn hơn chi phí đầu tư xây dựng).

2.4. Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến kế toán chi phí, doanh thu mà các bên tham gia liên doanh tài sản đồng kiểm soát phải gánh chịu hoặc được hưởng khi tài sản đi vào hoạt động và BCC chuyển sang hình thức hoạt động đồng kiểm soát thực hiện như quy định đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.

3. Phương pháp kế toán BCC theo hình thức hoạt động

kinh doanh đồng kiểm soát

3.1. Kế toán

góp vốn và nhận vốn góp

hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

a) Tại bên nhận vốn góp

– Căn cứ biên bản góp vốn của các bên tham gia hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát, bên nhận vốn góp ghi:

Nợ các TK 111,112, 152, 155, 156…

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

Khi trả lại vốn góp cho các bên, kế toán ghi đảo bút toán trên. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản trả lại và giá trị khoản nhận góp của các bên, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

– Nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu, bên nhận vốn góp chỉ theo dõi chi tiết trên hệ thống quản trị và thuyết minh như tài sản nhận giữ hộ.

b) Tại bên góp vốn

– Căn cứ biên bản góp vốn của các bên tham gia hợp đồng liên doanh đồng kiểm soát, bên nhận góp vốn ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có các TK 111,112, 152, 155, 156…

Khi nhận lại vốn góp, kế toán ghi đảo bút toán trên. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

– Nếu góp vốn bằng TSCĐ mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu, bên góp vốn không ghi giảm TSCĐ mà chỉ theo dõi chi tiết trên hệ thống quản trị và thuyết minh về địa điểm đặt tài sản.

3.2. Kế toán chi phí phát sinh riêng tại mỗi bên liên doanh

– Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, tập hợp chi phí phát sinh riêng mà bên liên doanh phải gánh chịu khi tham gia hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:

Nợ các TK 621, 622, 627, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…

– Cuối kỳ, kết chuyển chi phí phát sinh riêng để tổng hợp chi phí SXKD của hợp đồng liên doanh, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Có các TK 621, 622, 627 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

3.3. Kế toán chi phí phát sinh chung do mỗi bên tham gia liên doanh gánh chịu:

a) Kế toán tại bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung:

– Khi phát sinh chi phí chung do mỗi bên liên doanh phải gánh chịu, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, ghi:

Nợ các TK 621, 622, 627, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…

– Nếu hợp đồng liên doanh quy định phải phân chia chi phí chung, cuối kỳ căn cứ vào quy định của hợp đồng, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung cho các bên góp vốn liên doanh và sau khi được các bên liên doanh chấp nhận, căn cứ vào chí phí được phân bổ cho các bên góp vốn liên doanh khác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu chia thuế đầu vào)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu thuế đầu vào của chi phí chung đã khấu trừ hết, phải ghi tăng số thuế đầu ra phải nộp)

Có các TK 621, 622, 627, 641, 642.

b) Kế toán tại bên liên doanh không hạch toán chi phí chung cho hợp đồng liên doanh:

Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí chung của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung thông báo), ghi:

Nợ các TK 621, 622, 623, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 338 – Phải trả khác (chi tiết cho bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung).

3.4. Kế toán trong trường hợp hợp đồng chia sản phẩm:

– Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng liên doanh nhập kho, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (nếu sản phẩm được chia chưa phải là thành phẩm cuối cùng)

Nợ TK 155 – Thành phẩm (nếu sản phẩm được chia là thành phẩm)

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán (nếu gửi sản phẩm được chia đem đi bán ngay không qua kho)

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

– Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm khác, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

– Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định không chia sản phẩm mà giao cho một bên bán ra ngoài, sau khi phát hành hóa đơn cho bên bán sản phẩm, kết chuyển chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu vào giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (gồm chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (chi tiết cho hợp đồng liên doanh).

3.5. Kế toán doanh thu bán sản phẩm trong trường hợp một bên tham gia liên doanh bán hộ hàng hóa và chia doanh thu cho các đối tác khác:

a) Kế toán ở bên bán sản phẩm:

– Khi bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng, bên bán phải phát hành hóa đơn cho toàn bộ sản phẩm bán ra, đồng thời phản ánh tổng số tiền bán sản phẩm của hoạt động liên doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,…

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết hợp đồng liên doanh)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

– Căn cứ vào quy định của hợp đồng liên doanh và Bảng phân bổ doanh thu, phản ánh doanh thu tương ứng với lợi ích của bên tham gia liên doanh được hưởng, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (lợi ích mà bên bán được hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng).

– Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có TK 138

Phải thu khác

.

– Khi thanh toán tiền bán sản phẩm do bên đối tác tham gia liên doanh không bán sản phẩm được hưởng, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (từng đối tác tham gia liên doanh)

Có các TK 111, 112,…

b) Kế toán ở bên không bán sản phẩm:

– Bên liên doanh không tham gia bán sản phẩm của liên doanh, căn cứ vào bảng phân bổ doanh thu đã được các bên tham gia liên doanh xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (bao gồm cả thuế GTGT nếu chia cả thuế GTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác tham gia liên doanh bán sản phẩm)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cho hợp đồng liên doanh và theo số tiền được chia)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu chia thuế GTGT đầu ra).

– Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả)

Có TK 138 – Phải thu khác (chi tiết từng bên bán sản phẩm).

 

4. Phương pháp kế toán BCC

chia lợi nhuận sau thuế

4.1. Trường hợp các bên được chia một khoản cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của BCC (Bên kế toán và quyết toán thuế kiểm soát BCC),:

a) Tại bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho BCC

– Trường hợp nhận tiền, vật tư, hàng hóa của các bên góp vốn, ghi:

Nợ các TK 112, 152, 156…

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

– Khi phát sinh các khoản doanh thu, chi phí cho BCC, kế toán nhận toàn bộ doanh thu, chi phí như đối với các giao dịch của chính mình theo quy định của pháp luật.

– Khi xác định số tiền phải trả định kỳ cho các bên khác theo hợp đồng, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

– Trả lại cho các bên số tiền, vật tư đã nhận góp vốn, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có các TK 112, 152, 156…

Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản trả lại và giá trị khoản vốn nhận góp của các bên, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

b) Tại bên không thực hiện kế toán và không quyết toán thuế cho BCC

– Khi góp vốn vào BCC, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có các TK 112, 152, 156…

– Khi nhận được thông báo về số lãi được chia từ BCC, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (5113).

– Khi nhận lại vốn góp, ghi:

Nợ các TK 112, 152, 156…

Có TK 138 – Phải thu khác.

Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

4.2. Trường hợp các bên được chia lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của BCC (các bên có quyền đồng kiểm soát BCC):

a) Tại bên kế toán và quyết toán thuế

a1) Việc ghi nhận vốn góp và trả lại vốn góp cho các bên thực hiện tương tự điểm 4.1 nêu trên.

a2) Khi ghi nhận doanh thu của BCC, kế toán ghi nhận toàn bộ doanh thu phát sinh trên sổ kế toán TK 511 để làm căn cứ đối chiếu, giải trình và xác định doanh thu tính thuế cho BCC:

– Ghi nhận doanh thu của BCC, ghi:

Nợ các TK 112, 131

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ khoản doanh thu tương ứng với phần được hưởng mới được trình bày trong chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

– Định kỳ, kế ghi giảm doanh thu của BCC tương ứng với phần các bên được hưởng, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu chia cả thuế GTGT)

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

a3) Khi ghi nhận chi phí của BCC, kế toán ghi nhận toàn bộ chi phí trên sổ kế toán các tài khoản chi phí liên quan để làm căn cứ đối chiếu, xác định chi phí tính thuế của BCC:

– Khi phát sinh chi phí của BCC, ghi:

Nợ các TK 632, 641, 642…

Có các TK 112, 331, 154, 155…

Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ các khoản chi phí tương ứng với phần phải gánh chịu mới được trình bày trong các chỉ tiêu về chi phí.

– Định kỳ, kế toán ghi giảm chi phí của BCC tương ứng với phần các bên khác phải gánh chịu, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có các TK 632, 641, 642.

– Khi xác định số thuế TNDN phải nộp cho BCC, bên quyết toán thuế thông báo cho các bên khác về nghĩa vụ đối với số thuế phải nộp của từng bên, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN (số phải nộp của bên quyết toán thuế)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (số nộp hộ các bên khác trong BCC)

Có TK 3334 – Thuế TNDN (tổng số thuế TNDN phải nộp).

– Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có TK 138 – Phải thu khác.

b) Tại bên không kế toán và không quyết toán thuế

– Khi góp vốn vào BCC, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có các TK 112, 152, 156…

Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn liên doanh chấp nhận (do bên

kế toán và quyết toán thuế

thông báo), ghi:

Nợ các TK 621, 622, 623, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

– Căn cứ số thuế TNDN phải nộp được bên quyết toán thuế thông báo, ghi:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

– Căn cứ vào bảng phân bổ doanh thu đã được các bên tham gia liên doanh xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (bao gồm cả thuế GTGT nếu chia cả thuế GTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác tham gia liên doanh bán sản phẩm)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cho hợp đồng liên doanh và theo số tiền được chia)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu chia thuế GTGT đầu ra).

– Sau khi đối chiếu chi phí phát sinh chung mỗi bên phải gánh chịu và doanh thu chia cho các bên theo hợp đồng, kế toán bù trừ khoản phải thu khác và phải trả khác (chi tiết cho từng bên tham gia BCC), ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có TK 138 – Phải thu khác.

– Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả)

Có TK 138 – Phải thu khác (chi tiết từng bên bán sản phẩm).

– Khi nhận lại vốn góp, ghi:

Nợ các TK 112, 152, 156…

Có TK 138 – Phải thu khác

Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về và giá trị khoản vốn góp, kế toán phản ánh thu nhập khác hoặc chi phí khác.

 

  

IV. Các quy định, chính sách về thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Hồ sơ, thủ tục góp vốn đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, có phải xuất hóa đơn góp vốn, có chịu thuế GTGT, TNDN.

1. Về thủ tục hồ sơ góp vốn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

 Căn cứ Điểm 2.15 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định:

– Hợp đồng BCC

– Biên bản định giá, hay giấy chứng nhận góp vốn

– Hóa đơn chứng từ gốc của tài sản

 

2. Chính sách thuế về góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo công văn số 55952/

CT-TTHT

…”

 

3. Chi phí chung khi hợp tác kinh doanh xử lý như nào, hồ sơ chứng từ để được tính vào chi phí.

Theo công văn của cục thuế TP Hà Nội số 79759/CT-TTHT ngày 04 tháng 12 năm 2018 trả lời như sau:

“…

….”

  • Như vậy:

    dựa trên công văn và thông tư 200 hướng dẫn kế toán hồ sơ chi phí chung gồm:

  • Hóa đơn bên đại diện xuất lại cho bên tham hợp đồng

  • Bảng phân bổ chi phí ký xác nhận các bên tham gia

  • Hóa đơn, chứng từ photo khác chứng minh chi phí chung đứng tên bên đại diện đã chi trong kỳ.

 

4. Doanh thu ghi nhận như nào, chứng từ nào để ghi giảm doanh thu với bên đại diện bán hàng cho hợp đồng BCC, chứng từ nào ghi tăng doanh thu của bên tham gia còn lại.

Theo công văn số 3235

/TCT-CS

ngày 20 tháng 07 năm 2017 của Tổng cục thuế trả lời như sau:

  • Như vậy:

  • Chia doanh thu + chi phí

    KHÔNG

    BAO GỒM GTGT => thì không phải xuất hóa đơn GTGT

  • Chia doanh thu + chi phí

    BAO GỒM GTGT => thì phải xuất hóa đơn GTGT

 

5. Thuế TNDN Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nếu chọn hình thức chia lơi nhuận sau thuế thì

:T

heo quy định tại Khoản 6 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính

.

Phần thu nhập doanh nghiệp được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết sau khi bệnh viện đã nộp thu

ế

TNDN theo quy định là thu nh

p

được miễn thuế TNDN

Theo công văn số 1072/CT-TTHT ngày 09/01/2019

của cục thuế TP Hà Nội có trả lời như sau:

.”

  • Như vậy:

    Doanh thu, chi phí phải hạch toán riêng, để tính lợi nhuận tính thuế TNDN riêng cho hoạt động BCC. Giống như chuyển nhượng BĐS.

Nếu chọn hình thức chia doanh thu, chia chi phí :

Các bên tham gia hợp đồng ghi nhận doanh thu, chi phí phải hạch toán riêng từng hợp đồng BCC để theo dõi bù trừ công nợ từng đối tượng. Kê khai tính thuế như bình thường.

 

*** Nếu thấy hay bạn hãy bấm like và chia sẽ để tác giả có thêm động lực ra nhiều bài viết hữu ích hơn.

Hãy bấm like và chia sẽ như hình dưới

Hãy bấm like và chia sẽ như hình dưới


Chính sách hợp tác kinh doanh cùng tập đoàn đầu tư quốc tế LUCKY WAY/ Lucky way's salary policy


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem Thêm :  Kỹ Thuật Nuôi Dúi Má Đào Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Gấp 2 Lần

Related Articles

Back to top button