Kiến Thức Chung

Hợp đồng thương mại là gì, đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại

hợp đồng thương mại là gì? Lưu ý đối với hợp đồng thương mại?

Đăng bởi

Đăng bởi

trong

trong Bài Viết

Hợp đồng thương mại có thể được xem là một trong những tài liệu cực kỳ quan trọng trong việc làm ăn của doanh nghiệp. Nhưng liệu bạn hiểu đúng về chúng? Những lưu ý bạn cần biết khi cầm trong tay một bản hợp đồng thương mại là gì? Tất cả những thông tin cần có bạn đều có thể tìm thấy được trong bài viết “Hợp đồng thương mại là gì? Lưu ý đối với hợp đồng thương mại?” dưới đây.

Định nghĩa Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân sự.

Theo Điều 3.1 Luật Thương Mại 2005, hoạt động thương mại được định nghĩa là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Theo định nghĩa này, các cá nhân, tổ chức được xem là thương nhân sẽ bao gồm: các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân có đăng ký kinh doanh, v.v.

Khi ký kết hợp đồng thương mại, để đảm bảo hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật và bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Về nguyên tắc, thỏa thuận giữa các bên tại hợp đồng thương mại (trừ các hợp đồng thuộc các lĩnh vực đặc thù được điều chỉnh riêng bởi các luật chuyên ngành) sẽ phải tuân theo các quy định tại Luật Thương Mại, trong trường hợp Luật Thương Mại không có quy định, các quy định tương ứng tại Bộ Luật dân sự hoặc các văn bản pháp luật khác sẽ được áp dụng.
  • Thời gian khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại chỉ có 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên tại hợp đồng thương mại bị xâm phạm.
  • Do đó khi thỏa thuận các điều khoản tại hợp đồng thương mại, các bên cần tham chiếu trước hết đến các quy định tại Luật Thương Mại để soạn thảo các điều khoản hợp đồng phù hợp.
  • Cần lưu ý, Luật Thương Mại có nhiều quy định khác biệt so với Bộ Luật Dân Sự trong nhiều vấn đề, có thể kể đến như: mức phạt vi phạm hợp đồng (theo Luật Thương Mại tối đa không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm), v.v.
  • Theo quy định của Luật Thương Mại 2005, một số loại hợp đồng thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, có thể kể đến như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Thời hiệu này ngắn hơn nhiều so với thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự (03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm).
  • Các hợp đồng cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng đại lý, hợp đồng gia công, hợp đồng nhượng quyền thương mại, v.v.

Xem thêm: Văn phòng luật uy tín tại TPHCM 

Những lưu ý quan trọng trong hợp đồng thương mại không nên bỏ qua?

Việc đàm phán và soạn thảo các điều khoản của hợp đồng thương mại là công việc rất quan trọng và cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng, tránh những thiếu sót. Điều này sẽ dẫn đến tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các bên khi xảy ra tranh chấp, các điều khoản của hợp đồng thương mại không rõ ràng hoặc thiếu sót các quy định quan trọng dẫn đến khó giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, trên thực tế, xuất phát từ nhiều lý do khách quan và chủ quan, các bên ký kết hợp đồng thương mại thường ít quan tâm đến vấn đề này mà thường chỉ soạn thảo hợp đồng theo kiểu “cho có”, theo thói quen và dựa trên sự tin tưởng nhau là chính.

Global Vietnam Lawyers (GV Lawyers) xin nêu dưới đây là một số những mấu chốt quan trọng trong hợp đồng thương mại mà bạn cần suy xét cẩn thận và không nên bỏ qua khi đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại:

1. Cần quy định chi tiết và rõ ràng đối tượng của hợp đồng thương mại

Đối tượng của hợp đồng thương mại chính là hàng hóa mà các bên sẽ mua bán với nhau hoặc công việc, dịch vụ mà một bên sẽ thực hiện, cung cấp cho bên còn lại.Các bên sẽ nêu cụ thể thông tin có liên quan của hàng hóa gồm chủng loại hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, tình trạng hàng hóa (mới hay đã qua sử dụng), v.v.

  • Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là việc thực hiện công việc hay cung ứng dịch vụ, các bên cần quy định rõ công việc/dịch vụ này là gì, những công việc/dịch vụ nào được xem là ngoài phạm vi và sẽ tính thêm phí, cách thức cung cấp ra sao, do ai thực hiện, thực hiện vào thời điểm nào, tại địa điểm nào, cách thức xác định mức độ hoàn thành công việc/dịch vụ, v.v.
  • Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa, tùy thuộc hàng hóa mà các bên mua bán là hàng hóa đặc định (ví dụ như 01 tài sản cụ thể nào đó) hoặc cùng loại (chẳng hạn như hàng hóa sản xuất hàng loạt).

2. Cần quy định rõ số tiền phải thanh toán, thời hạn thanh toán, cách thức thanh toán và điều khoản thay đổi phương thức thanh toán

Thông thường đây là điều khoản mà các bên sẽ quy định tương đối rõ ràng và đầy đủ trong hợp đồng thương mại.Nhưng không nêu rõ đã bao gồm thuế, phí, chi phí phát sinh có liên quan hay chưa (như chi phí đi lại), quy định thanh toán chuyển khoản ngân hàng nhưng không nêu thông tin tài khoản, không quy định bên nào sẽ chịu phí ngân hàng, v.v.

Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều hợp đồng thương mại chỉ quy định số tiền phải thanh toán mà không đề cập đến thời hạn thanh toán, cách thức thanh toán cũng như điều khoản thay đổi phương thức thanh toán (nếu có), hoặc có quy định trong hợp đồng thương mại nhưng lại mơ hồ, không rõ ràng.

Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như: các bên quy định thanh toán trong vòng ‘x’ ngày nhưng không nêu rõ thời hạn này tính từ ngày nào (ví dụ từ ngày giao hàng hay từ ngày xuất hóa đơn), quy định giá bán/phí dịch vụ.

3. Cần đàm phán và thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp thích hợp

Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như: các bên thỏa thuận thẩm quyền tài phán ở nước ngoài, không thuận tiện cho bên Việt Nam khởi kiện, các bên thỏa thuận lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp nhưng không nêu tên Trung tâm trọng tài hoặc nêu sai tên Trung tâm trọng tài, v.v.

Đây là điều khoản mà hầu hết các bên khi ký kết hợp đồng thương mại đều rất ngại bàn đến và thường không dành nhiều thời gian để soạn thảo cho mình điều khoản thích hợp. Do đó, các bên thường né tránh bàn về cách thức giải quyết tranh chấp vào thời điểm đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại.

Điều khoản giải quyết tranh chấp vì vậy mà thường chỉ được các bên quy định trong hợp đồng thương mại một cách chung chung, hoặc sử dụng lại các điều khoản mẫu từ những hợp đồng thương mại thay vì điều chỉnh lại để phù hợp với trường hợp cụ thể của mình. Thực tế này xuất phát từ những việc vào thời điểm ký kết, đàm phán hợp đồng thương mại, các bên đều đang có quan hệ hữu hảo với nhau, tin tưởng nhau và không bên nào dự liệu hoặc mong muốn rằng sẽ có tranh chấp xảy ra.

Xem Thêm :  12 kỹ năng bán hàng hiệu quả (kinh doanh)

4. Cần kiểm tra thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại của các bên và yêu cầu đối tác cử người có thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại

Đây là yêu cầu rất quan trọng bởi lẽ theo quy định của Điều 142 Bộ Luật Dân Sự 2015, nếu hợp đồng thương mại được ký kết bởi người không có thẩm quyền đại diện theo quy định, hợp đồng này sẽ không phát sinh hiệu lực đối với cá nhân, tổ chức được đại diện.

Trong trường hợp, người đại diện ký kết hợp đồng của đối tác không phải là đại diện theo pháp luật của họ, bạn cần yêu cầu đối tác có văn bản ủy quyền hợp lệ cho người này. Để bạn có thêm thông tin, theo quy định của pháp luật, đối với doanh nghiệp, người có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp sẽ là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền hợp lệ. Tùy thuộc vào đối tác của bạn là cá nhân hay tổ chức, bạn sẽ yêu cầu chính cá nhân đó hoặc đại diện theo pháp luật của đối tác là tổ chức, hoặc đại diện theo ủy quyền hợp lệ của cá nhân, tổ chức này (với văn bản ủy quyền hợp lệ) đứng ra ký kết hợp đồng thương mại.

Bạn có thể xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dựa trên thông tin ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đối tác hoặc bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu thông tin này tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Do đó, để tránh trường hợp hợp đồng thương mại của bạn với đối tác bị xem là không phát sinh hiệu lực do người ký kết không có thẩm quyền, bạn cần lưu tâm về vấn đề này và yêu cầu đối tác tuân thủ tuyệt đối.

Luật sư hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng thương mại và những điều cần lưu ý trong thanh chấp hợp đồng thương mại?

Tranh chấp hợp đồng thương mại (hay nói ngắn gọn là tranh chấp thương mại) được hiểu là những tranh chấp phát sinh do việc một hoặc nhiều bên trong quan hệ hợp đồng thương mại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận và cam kết được ghi nhận tại hợp đồng trong quá trình hoạt động thương mại.

Tranh chấp hợp đồng thương mại thường có các yếu tố cơ bản sau đây:

  • Có quan hệ hợp đồng thương mại tồn tại giữa các bên;
  • Có sự bất đồng ý kiến của các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi phạm;
  • Có sự vi phạm nghĩa vụ (hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ) của một bên trong quan hệ đó;
  • Tranh chấp hợp đồng thương mại thường hình thành từ sự vi phạm hợp đồng nhưng không phải sự vi phạm nào cũng dẫn đến tranh chấp hợp đồng.

Vấn đề cần đặt ra ở đây là làm sao để có thể nhận diện và tiên liệu được các rủi ro nhằm ngăn ngừa các khả năng, nguy cơ xảy ra tranh chấp thương mại. Để làm được điều đó, các bên cần lưu ý những vấn đề sau đây về tranh chấp hợp đồng thương mại:

Thứ nhất, các bên là chủ thể có quyền cao nhất để tự định đoạt việc giải quyết tranh chấp 

Điều này thể hiện ở việc các bên có thể lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp theo ý chí của mình, trong đó có thể kể đến các hình thức sau đây:

Hòa giải: là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột một cách ổn thỏa. Điểm khác cơ bản giữa thương lượng và hòa giải là trong hòa giải có sự tham gia của bên thứ ba với tư cách người trung gian đứng ra dàn xếp việc giải quyết xung đột giữa các bên.

Thương lượng: là hình thức giải quyết tranh chấp không cần có sự can thiệp của bên thứ ba. Luật sư có thể tham gia với vai trò tư vấn cho các bên về chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh và điểm yếu trong đàm phán để từ đó các bên có thể tự gặp gỡ và thỏa thuận, trao đổi giải quyết các vấn đề bất đồng.

Tổ chức tài phán: khi thương lượng và hòa giải không có kết quả, các bên có thể tiến hành khởi kiện vụ việc ra một cơ quán có thẩm quyền để giải quyết. Hiện nay, ở Việt Nam có hai cơ quan chủ yếu thường xuyên thụ lý và giải quyết các tranh chấp về thương mại là:

  • Trọng tài: là phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại, được tiến hành bởi một hội đồng trọng tài. Theo Khoản 5 Điều 61 của Luật Trọng tài thương mại 2010, phán quyết của trọng tài sẽ có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
  • Tòa án: Là cơ quan tư pháp của nhà nước Việt Nam có chức năng xét xử. Theo Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại, bao gồm cả tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại. Khác với cơ chế giải quyết bằng trọng tài, theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, một vụ án được giải quyết tại tòa án sẽ phải trải qua hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Theo đó, bản án hoặc quyết định sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để tiếp tục xét xử phúc thẩm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Trọng tài thương mại 2010, cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài chỉ được áp dụng khi các bên có sự thỏa thuận rõ ràng và cụ thể về việc lựa chọn trọng tài để giải quyết, nếu không, mặc nhiên các tranh chấp này chỉ có thể được giải quyết bởi tòa án có thẩm quyền; Có chăng việc các bên thứ ba khác tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp chỉ mang tính chất hỗ trợ và làm “xúc tác” để dung hòa các mâu thuẫn đang hiện hữu trong quan hệ hợp đồng, không thể chi phối quyền quyết định cuối cùng của các bên trong hợp đồng thương mại.

Tùy thuộc vào mức độ và tính chất phức tạp của tranh chấp thương mại mà các bên có thể chủ động cân nhắc những phương án nói trên để phù hợp với hoàn cảnh thực tế mà vốn dĩ không ai có quyền thay thế định đoạt.

Thứ hai, tranh chấp hợp đồng thương mại luôn gắn liền với lợi ích của các bên.

Đây là hai phạm trù không thể tách rời nhau bởi lẽ tranh chấp thương mại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan như chiến lược và mục tiêu kinh doanh của các bên thay đổi, sự mất cân bằng về tài chính của doanh nghiệp, …Điều này làm nảy sinh các xung đột về lợi ích và tiềm ẩn khả năng trở thành tranh chấp thương mại nếu không được kịp thời giải quyết.

Hoặc các nguyên nhân khách quan như sự biến động của thị trường, sự kiện bất khả kháng, tác động của sự thay đổi chính sách pháp luật,…Dẫn đến kết quả là quá trình thực hiện hợp đồng thương mại không thể đạt được mục đích cuối cùng như mong muốn của các bên tham gia.

Thứ ba, cơ quan và địa điểm giải quyết tranh chấp là một trong những vấn đề mà các bên nên thận trọng cân nhắc.

Trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, các bên tham gia sẽ đến từ nhiều quốc gia khác nhau.Song, pháp luật quốc tế nhìn chung cũng chỉ điều chỉnh những vấn đề chung nhất, không thể điều chỉnh cặn kẽ mọi khía cạnh pháp lý của từng hợp đồng thương mại cụ thể. Do đó, trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể, việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp luôn là vấn đề gây ra tranh cãi bởi lẽ, các bên khó có thể am hiểu được pháp luật của một quốc gia khác để tự bảo vệ cho quyền lợi của mình trước bên đối tụng.

Hiện nay pháp luật quốc tế cũng đã phát triển hơn với hệ thống các điều ước quốc tế song phương và đa phương giải quyết phần nào các quan hệ thương mại mang tính chất đa quốc gia. Ngoài ra, việc địa điểm giải quyết tranh chấp thuộc lãnh thổ của một quốc gia khác còn gây tốn thời gian và hao tổn chi phí cho việc di chuyển, tham gia tố tụng, những khoản tiền này thậm chí có thể nhiều hơn giá trị lợi ích mà các bên có thể đạt được khi tranh chấp được giải quyết.

Thứ tư, về thời hiệu khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại

Theo quy định tại Điều 319 của Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại là 02 năm kể từ ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp của một bên của hợp đồng bị xâm phạm. Do đó, khi phát sinh tranh chấp, các bên cần lưu tâm đến vấn đề thời hiệu để kịp thời tiến hành khởi kiện vụ án ra các cơ quan tài phán, tránh trường hợp để kéo dài thời gian dẫn đến mất quyền khởi kiện.

Hợp đồng thương mại là gì

Tầm quan trọng của hợp đồng thương mại trong kinh doanh?

Hợp đồng thương mại là cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại như mua bán hàn hàng hóa và cung ứng dịch vụ với đối tác. Hợp đồng thương mại là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh. Thông qua hợp đồng thương mại, các cá nhân và tổ chức bước vào một thỏa thuận với những đối tác của mình thông qua niềm tin mà chúng ta gọi là “luật chơi” để đảm bảo rằng những thỏa thuận đó sẽ được thực hiện.

Hợp đồng thương mại sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những đối tác có tư duy “ăn thật làm giả” khi tham gia vào hoạt động mại, gây thiệt hại cho phía đối tác. Nếu như sự an toàn của con người, tài sản được bảo đảm trên cơ sở những quy định trong Bộ Luật hình sự thì sự an toàn và trật tự trong thế giới kinh doanh lại phụ thuộc vào hợp đồng thương mại và pháp luật thương mại. Hợp đồng thương mại còn giúp cho các bên xác định được ai sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình.

Xem Thêm :  Tuyển dụng, Tìm việc làm tại Quận Dương Kinh, Hải Phòng

Hợp đồng có giá trị pháp lý như luật (contract = law) là công thức để giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, thông qua hợp đồng, các doanh nghiệp chân chính sẽ được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, từ đó tránh được những nguy cơ bị lường gạt.

Dịch vụ soạn thảo, tư vấn hợp đồng thương mại?

Dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại các mảng dịch vụ quan trọng của các công ty luật giúp khách hàng tránh được các rủi ro trong hợp đồng.

Dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại thường bao gồm các lĩnh vực sau:

  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng đầu tư kinh doanh bất động sản: chuyển nhượng, thuê/cho thuê, môi giới, quản lý, hợp tác kinh doanh …;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng: tư vấn thiết kế, tư vấn thi công, hợp đồng tư vấn quản lý dự án, hợp đồng tổng thầu EPC, chìa khóa trao tay…;
  • Tư vấn luật hợp đồng trong lĩnh vực thương mại hàng hóa: hợp đồng mua bán, hợp đồng hợp tác thương mại, hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực vận tải: hợp đồng giao nhận, hợp đồng cho thuê kho bãi, hợp đồng logistic, hợp đồng thuê xe ô tô…;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm: hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng vay và cho vay, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại dịch vụ: hợp đồng tài trợ, hợp đồng quảng cáo;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ gồm tư vấn hợp đồng li-xăng nhãn hiệu, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng góp vốn thành lập công ty, hợp đồng ủy thác quản lý vốn, hợp đồng mua bán công ty, sáp nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng dự án, hợp đồng mua bán và chuyển nhượng chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác);
  • Tư vấn xây dựng các văn bản trong lĩnh vực lao động như soạn thảo hợp đồng lao động, thỏa thuận bảo mật, thỏa thuận không cạnh tranh, hợp đồng đào tạo, tuyển dụng nhân sự;
  • Soạn thảo hợp đồng dân sự: hợp đồng phân chia tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng vay tiền.

Soạn thảo hợp đồng thương mại của một đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp nhằm góp phần bảo đảm tính hợp pháp của hợp đồng nhưng vẫn giữ được sự hài hòa về mặt lợi ích kinh tế nhất định cho các bên tham gia hợp đồng đó. Với xu hướng hiện nay trên thế giới, để hạn chế được các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong tương lai, các thương nhân, những nhà kinh doanh chuyên nghiệp được khuyến khích sử dụng dịch vụ tư vấn.

Lưu ý về hợp đồng thương mại

Tại sao nên thuê luật sư soạn thảo hợp đồng?

Khi thực hiện bất kỳ một giao dịch dân sự, thương mại hoặc lao động nào, các bên thường ký kết các hợp đồng có liên quan như là sự thỏa thuận về các công việc cần thực hiện cũng như thể hiện sự ràng buộc pháp lý giữa các bên về quyền và nghĩa vụ của mình.

Chính vì vậy, thay vì đợi đến lúc xảy ra tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bởi những nội dung chưa rõ ràng mới tìm kiếm luật sư bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khách hàng nên thuê Luật sư hợp đồng từ bước đầu tiên của quá trình xác lập quan hệ giữa các bên là soạn thảo hợp đồng để tạo dựng hành lang pháp lý vững chắc và hạn chế đến mức thấp nhất tranh chấp có thể xảy ra. Chính vì vậy, để đảm bảo sự chặt chẽ về nội dung của hợp đồng và tránh những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, vai trò các Luật sư hợp đồng.

Hiện nay, tuy nhiều doanh nghiệp đã được trang bị với phòng ban pháp lý vững mạnh nhưng vẫn luôn tin tưởng và mong muốn tìm kiếm các Luật sư hợp đồng để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc soạn thảo hợp đồng. Ngoài ra, bên cạnh những lý thuyết về hợp đồng đã được đào tạo bài bản, các Luật sư hợp đồng bằng sự tiếp xúc và va chạm với nhiều tình huống trên thực tế có thể mang lại kinh nghiệm khi tiến hành soạn thảo các hợp đồng để phục vụ cho những tình huống tương tự.

Lý do xuất phát từ việc doanh nghiệp nhìn nhận được tầm quan trọng của các Luật sư hợp đồng và tin tưởng rằng với đội ngũ luật sư hợp đồng nhiều kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro đáng tiếc khi soạn thảo hoặc rà soát hợp đồng. Do đó, Luật sư hợp đồng với tư cách là những cá nhân có sự am hiểu chuyên môn về lĩnh vực hợp đồng sẽ góp phần tạo dựng nên hành lang pháp lý vững mạnh cho các bên khi tham gia vào quan hệ được xác lập.

Khi được khách hàng tìm kiếm sự hỗ trợ, các luật sư hợp đồng sẽ xem xét tình huống, tìm kiếm quy định pháp luật và bắt tay vào việc soạn thảo nên bản hợp đồng phù hợp và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chỉ cần một vài thiếu sót nhỏ hoặc nội dung điều khoản chưa được thể hiện rõ trong hợp đồng cũng có thể dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý khác nhau.

Những người trực tiếp soạn thảo và rà soát hợp đồng là hết sức quan trọng và cần thiết. Dưới sự chi phối của quy luật cung – cầu, Luật sư hợp đồng trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đang ngày càng có sự gia tăng về tỉ lệ để đáp ứng với nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong việc soạn thảo nên những bản hợp đồng đạt chất lượng tốt nhất. Việc soạn thảo hợp đồng không đơn thuần là tạo một văn bản theo mẫu mà là sự sáng tạo nên khung hành lang pháp lý thể hiện qua các điều khoản tương ứng và phù hợp với từng giao dịch mà các bên tham gia.

Khi đã tìm đến luật sư hợp đồng, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi giao phó việc soạn thảo hợp đồng cho các Luật sư hợp đồng, bởi lẽ, với tư cách là luật sư tư vấn của khách hàng, Luật sư hợp đồng sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và nâng cao tầm vóc, uy tín của mình trong việc xây dựng nên thương hiệu cho mình. Các luật sư hợp đồng cũng có thể cân bằng hài hòa lợi ích giữa các bên và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Bên cạnh ưu điểm của việc thuê các Luật sư hợp đồng để hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch trong khung hành lang pháp lý an toàn nhất, khi thuê các Luật sư hợp đồng, với khả năng chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn trong nhiều năm hành nghề, các Luật sư hợp đồng có thể thực hiện công việc soạn thảo hợp đồng một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong khoảng thời gian khách hàng mong muốn và hạn chế tồn tại của bất kỳ sự trì hoãn hoặc chậm trễ nào.

Trên thực tế, có thể nhận thấy rằng, với việc soạn thảo  những bản hợp đồng chưa đảm bảo về chất lượng hay những bản hợp đồng với những thuật ngữ chưa rõ ràng, nội dung khó hiểu đã dẫn đến nhiều tranh chấp về hợp đồng có liên quan. Chính vì vậy, việc thuê Luật sư hợp đồng góp phần sẽ giúp khách hàng an tâm và tin tưởng vào giao dịch mà các bên đang xác lập và thực hiện dựa trên sự tham vấn của luật sư hợp đồng khi tiến hành soạn thảo hoặc rà soát bất kỳ loại hợp đồng nào.

Hợp đồng thương mại có những lưu ý gìNhững điều cần lưu ý khi thuê luật sư soạn thảo hợp đồng?

Soạn thảo hợp đồng là một trong những dịch vụ pháp lý được cung cấp bởi các Luật sư hợp đồng, những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và soạn thảo các hợp đồng có liên quan. Trên thực tế, khi tìm kiếm sự hỗ trợ của các Luật sư hợp đồng, khách hàng luôn mong muốn sẽ có được chất lượng dịch vụ tốt nhất và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu và các điều kiện của mình, khi thuê Luật sư hợp đồng để thực hiện công việc soạn thảo hợp đồng, khách hàng cần quan tâm và lưu ý đến một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, mỗi loại hợp đồng như dân sự, thương mại, lao động… đều có bản chất và đặc thù riêng so với các loại hợp đồng khác. Chính vì vậy, khi lựa chọn Luật sư hợp đồng để hỗ trợ cho việc soạn thảo hợp đồng, khách hàng nên căn cứ vào chuyên môn của Luật sư hợp đồng và xem xét liệu rằng chuyên môn đó có phù hợp với lĩnh vực hợp đồng mà khách hàng đang cần thực hiện hay không?

Xin lưu ý thêm rằng, không phải Luật sư hợp đồng không có đủ chuyên môn về lĩnh vực khách hàng đang tìm kiếm thì không thể tiến hành soạn thảo hợp đồng đúng quy định pháp luật, tuy nhiên, với một Luật sư hợp đồng có kinh nghiệm chuyên sâu ở một lĩnh vực nhất định (lĩnh vực hợp đồng) sẽ có thể lập nên một bản thảo hợp đồng với chất lượng tốt nhất mà có thể những Luật sư hợp đồng ở các lĩnh vực khác chưa thể đáp ứng tốt như vậy.

Thứ hai, như đã đề cập trên đây, suy cho cùng, điều khách hàng quan tâm nhất khi thuê Luật sư hợp đồng là chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, để tìm được nơi cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp nói chung hay các Luật sư hợp đồng chất lượng nói riêng cũng là một vấn đề được đặt ra đối với khách hàng. Cùng với danh tiếng lâu đời và đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, các Luật sư hợp đồng sẽ không làm khách hàng thất vọng về chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi các văn phòng luật, công ty luật uy tín.

Xem Thêm :  Ra dịch nhầy màu nâu đen giữa trước & sau kỳ kinh khác nhau ra sao

Với xu thế phát triển hiện nay, hàng trăm công ty luật, văn phòng luật được thành lập và hoạt động trên khắp mọi miền đất nước, theo đó, để lựa chọn được một nơi cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là điều không phải dễ dàng. Do đó, khi lựa chọn Luật sư hợp đồng, khách hàng nên tìm đến những công ty luật, văn phòng luật có danh tiếng và nhiều kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng.

Thứ ba, khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý để thuê Luật sư hợp đồng đồng nghĩa với việc ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa hai bên, một bên cung ứng dịch vụ và bên còn lại chấp thuận sử dụng dịch vụ. Theo đó, sự trao đổi thông tin ban đầu một cách rõ ràng giữa các Luật sư hợp đồng và khách hàng là hết sức quan trọng và cần thiết.

Ngoài ra, có thể trong quá trình thực hiện dịch vụ, các Luật sư hợp đồng cần được cung cấp thêm các thông tin hoặc làm rõ một vấn đề nào đó, theo đó, Luật sư hợp đồng có thể quay lại hỏi hoặc yêu cầu thêm thông tin từ khách hàng để dịch vụ được thực hiện tốt nhất. Do đó, để hạn chế trình trạng không rõ ràng về đối tượng hợp đồng, quyền và nghĩa vụ có liên quan trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ, khách hàng cần nêu rõ yêu cầu cũng như cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin đến đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý.

Trong những trường hợp này, khách hàng nên nhiệt tình, tích cực cung cấp thông tin và đề cao tinh thần hợp tác một cách thiện chí từ mỗi bên, tạo điều kiện xúc tiến công việc một cách nhanh chóng và đạt hiệu suất cao.

Thứ tư, khi thực hiện việc ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa khách hàng và Luật Sư hợp đồng, khách hàng cần đọc kỹ và xem xét, nghiên cứu phạm vi công việc được cung cấp bởi Luật Sư hợp đồng. Bên cạnh đó, với việc nắm rõ phạm vi công việc chi tiết của các Luật Sư hợp đồng, khách hàng sẽ thấy được công việc mà một Luật Sư hợp đồng đã và sẽ làm, từ đó có thể so sánh mức độ tương xứng giữa phạm vi công việc và mức phí dịch vụ được yêu cầu.

Ngoài ra, việc tìm hiểu rõ phạm vi công việc của Luật Sư hợp đồng cũng giúp khách hàng dễ theo dõi liệu rằng các Luật Sư hợp đồng đã thực hiện theo đúng phạm vi công việc hay chưa, tránh tình trạng bị động và quá phụ thuộc vào bên còn lại. Bởi lẽ, khi xem xét kỹ lưỡng hợp đồng dịch vụ pháp lý, khách hàng sẽ nắm bắt được những công việc mà Luật Sư hợp đồng sẽ thực hiện cho công việc soạn thảo hợp đồng và có cái nhìn tổng quát nhất về quyền và nghĩa vụ các bên trong quá trình cung ứng dịch vụ.

Thứ năm, tuy khách hàng đã phó thác trách nhiệm soạn thảo hợp đồng cho Luật sư hợp đồng nhưng không phải vì vậy mà khách hàng không theo dõi hay quan tâm đến tiến độ thực hiện công việc hoặc những vấn đề khác có liên quan đến việc soạn thảo hợp đồng. Khi có những phát sinh hay vấn đề liên quan đến giao dịch của khách hàng làm ảnh hưởng đến nội dung hợp đồng mà Luật sư hợp đồng đang soạn thảo và không thể biết được, khách hàng cần thông báo ngay cho các Luật sư hợp đồng để cùng nhau bàn bạc và tìm kiếm giải pháp phù hợp.

Theo đó, khách hàng cần chủ động theo dõi, nắm bắt tiến độ công việc, hay thậm chí có thể đưa ra các yêu cầu liên quan về thời gian hoàn thành công việc.

Thứ sáu, khi xem xét đến yếu tố loại trừ trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ Luật sư hợp đồng trong quá trình thực hiện dịch vụ pháp lý, việc thuê Luật sư hợp đồng trong việc soạn thảo hợp đồng không đồng nghĩa với việc các bên liên quan của hợp đồng sẽ chấp thuận các điều khoản trong hợp đồng mà Luật sư hợp đồng đã soạn thảo dựa trên quy định pháp luật. Ngoài ra, dù một bản thảo hợp đồng có hoàn chỉnh đến mức nào đi chăng nữa, các Luật sư hợp đồng cũng không thể đảm bảo sự chấp thuận kí kết hợp đồng với đối tác như mong muốn của khách hàng.

Trên cơ sở tư vấn của Luật sư hợp đồng theo bản mẫu hợp đồng được cung cấp, khách hàng cần lưu ý rằng việc các bên điều chỉnh, chỉnh sửa và bảo lưu hay xóa bỏ các điều khoản không thuộc phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư hợp đồng.

Quy trình tư vấn và soạn thảo hợp đồng

Về cơ bản, quy trình vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng sẽ như sau:

Thứ nhất, tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng.

Nếu quá trình tiếp nhận thông tin và yêu cầu này không được rõ ràng sẽ là nguyên nhân dẫn đến hệ quả của việc cung cấp dịch vụ pháp lý sai với yêu cầu của khách hàng cũng như không đảm bảo chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi các Luật sư hợp đồng. Việc tiếp nhận thông tin là một bước đệm quan trọng để Luật sư hợp đồng có cái nhìn tổng quan về vụ việc cũng như định hướng được rõ ràng yêu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ pháp lý phù hợp.

Theo đó, không riêng gì đối với dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng, việc tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng được xem là bước đầu tiên cho việc trao đổi thông tin giữa các Luật sư hợp đồng và khách hàng.

Thứ hai, tìm kiếm các quy định pháp luật và nghiên cứu các thông tin, tài liệu được cung cấp.

Ví dụ, khi được khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại, Luật sư hợp đồng phải tiếp cận với các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh về hợp đồng thương mại. Khi tiếp cận với bất kỳ một vấn đề pháp lý nào, Luật sư hợp đồng phải tìm kiếm được cơ sở pháp lý cho các vấn đề có liên quan để làm khung hành lang pháp lý cho công việc mà Luật sư hợp đồng đang thực hiện.

Việc nghiên cứu các tài liệu này giúp Luật sư hợp đồng bổ sung thêm thông tin cho việc cung cấp ý kiến tư vấn và soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh tìm kiếm cơ sở pháp lý cho vấn đề liên quan, các Luật sư hợp đồng cũng cần nghiên cứu các tài liệu mà khách hàng cung cấp (các hồ sơ, chứng từ liên quan đến giao dịch khách hàng đang dự định thực hiện…). Từ đó cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý cho khách hàng một cách chính xác và rõ ràng nhất, từ đó soạn thảo hợp đồng trên khung pháp lý đã được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng.

Thứ ba, cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý.

Sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu các quy định pháp luật, tài liệu được cung cấp, Luật sư hợp đồng sẽ đưa ra ý kiến tư vấn pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại. Hình thức cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận và lựa chọn giữa khách hàng và bên cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp yêu cầu tư vấn của khách hàng không rõ ràng, Luật sư hợp đồng sẽ cung cấp ý kiến tư vấn cho những nội dung tổng quát và có liên quan, ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng.

Theo đó, Luật sư hợp đồng có thể cung cấp tư vấn trực tiếp thông qua các buổi họp hoặc tư vấn thông qua email, thư tư vấn chính thức… Tuy nhiên, hình thức cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý thường được thực hiện qua hình thức email, thư tư vấn pháp lý để tiện cho sự tham khảo, lưu trữ và thực hiện sau này.  Trong trường hợp yêu cầu tư vấn của khách hàng không rõ ràng, Luật sư hợp đồng sẽ cung cấp ý kiến tư vấn cho những nội dung tổng quát và có liên quan, ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng.

Nếu khách hàng có yêu cầu rõ ràng cho nội dung ý kiến tư vấn pháp lý thì Luật sư hợp đồng sẽ cung cấp ý kiến tư vấn dựa trên cơ sở yêu cầu của khách hàng.

 Thứ tư, soạn thảo hợp đồng

Thông thường mỗi hợp đồng cụ thể sẽ có những nội dung khác nhau, tuy nhiên, công việc của Luật sư hợp đồng nói chung sẽ bao gồm trong việc soạn thảo, thiết lập các điều khoản về chủ thể, đối tượng, nội dung, phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại…Khi soạn thảo hợp đồng thương mại, Luật sư hợp đồng cũng lưu ý việc soạn thảo hợp đồng phải đảm bảo quy định pháp luật về nội dung và hình thức, tránh rơi vào các trường hợp bị vô hiệu theo quy định Bộ luật dân sự.

Bởi vì hợp đồng là hành lang pháp lý quan trọng để các bên thực hiện giao dịch cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có sau này,  do đó, việc soạn thảo hợp đồng được thực hiện một cách kỹ lưỡng và đảm bảo được quy định pháp luật. Trên cơ sở ý kiến tư vấn pháp lý, Luật sư hợp đồng sẽ soạn thảo hợp đồng căn cứ vào quyết định và lựa chọn của khách hàng.

Soạn thảo hợp đồng thương mạiTóm lại vấn đề”Hợp đồng thương mại là gì? Lưu ý đối với hợp đồng thương mại?”

Hợp đồng thương mại được xem một bản cảm kết nhằm mục đích xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác của doanh nghiệp. Bởi vậy việc lập một bản hợp đồng đúng chuẩn là vô cùng quan trọng. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về loại hợp đồng này rồi đấy.

 

Thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trên GVLAWYERS

5/5 – (500 votes)


LUẬT KINH TẾ Bài 3 Pháp Luật về hợp đồng trong kinh doanh


LUẬT KINH TẾ Bài 3 Pháp Luật về hợp đồng trong kinh doanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button