Kiến Thức Chung

“Hoàng Hậu hai triều” Dương Vân Nga

Vương Sinh

Vinh danh một vị Phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử, nhưng vì ảnh hưởng đạo Nho còn quá nặng nề trong nền đạo đức dân tộc, nên ít người dám đề cập tới: đó là trường hợp “Hoàng Hậu hai triều” Dương Vân Nga.

Thái Hậu Dương Vân Nga là vợ vua Đinh Tiên Hoàng. Sau khi vua Đinh mất (năm 979, bị Đỗ Thích ám hại), tự quân còn nhỏ lại được tin nhà Tống muốn thừa cơ sang chiếm nước ta, Bà đã đồng ý với tướng Phạm Cự Lượng và binh sĩ tôn Lê Hoàn lên ngôi thay Đinh Tuệ để chống lại sự xâm lăng của nhà Tống. Bà đã tự tay lấy áo hoàng bào khoác lên vai Lê Hoàn, và trở thành Hoàng Hậu của triều Tiền Lê.
Dương Vân Nga tên thật là Dương Thị Cảnh (?) (theo Hoàng Công Khanh), cũng có sách chép là Dương Thị Lập (theo Từ Điển NVLSVN), không rõ năm sinh năm mất. Theo Hoàng Công Khanh (Sách Hoàng Hậu Hai Triều Dương Vân Nga), bà mất năm 1000, (trước vua Lê Đại Hành 5 năm; Lê Đại Hành mất năm 1005) thọ 58 tuổi.

Xét về đạo đức theo Nho giáo, “Trai trung không thờ hai chúa, gái ngoan không lấy hai chồng”, việc làm của bà Dương Vân Nga tuy được dân chúng “bỏ qua”, nhưng thường bị các nhà Nho phê phán.
Đối với chúng ta ngày nay, quan niệm “ở vậy nuôi con” không còn hợp thời nữa, mà phải tùy trường hợp, mà châm chước. Kể cả ngày xưa cũng vậy, tùy hoàn cảnh mà xử lý, không thể áp dụng lý thuyết “tam tòng” một cách cứng ngắc được.

Cũng theo Hoàng Công Khanh, có câu hát ru con theo truyền thuyết ở vùng Hoa Lư như sau:

“Nín đi thôi! Nín đi thôi!”
“Một mai gánh vác cả đôi sơn hà”
“Vạc Đinh đã trở về Lê”
“Nàng Dương chăn gối lại trở về chính cung”

Cuộc đời của bà Dương Vân Nga gặp nhiều sóng gió. Tuy nhiên Bà là một người đàn bà sắc sảo, quả cảm, ý chí cương quyết khi hành động nhưng chan chứa tình cảm.
Hoàng Hậu hai triều Dương Vân Nga được người đời sau nhắc nhở bằng mấy câu thơ sau (theo Hoàng Công Khanh):

“Hai vai gồng gánh hai vua”
“Hai triều, Hoàng hậu tu chùa Am tiên”
“Theo chồng đánh Tống bình Chiêm”
“Có công với nước, vô duyên với đời”

Xin mời quý anh chị tham gia ý kiến. Thái Hậu Dương Vân Nga có được vinh dự đứng trong bảng danh sách “Phụ nữ Truyền Thuyết Việt Nam” hay không?

Thái Hậu Dương Vân Nga:

1- Theo Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim), nói về “Phế Đế” (999-980) như sau: “Vệ Vương mới có 6 tuổi lên làm vua, quyền chính ở cả Thập Đạo Tướng Quân là Lê Hoàn. Lê Hoàn lại cùng với Dương Thái Hậu tư thông”
2- Theo “Từ Điển Nhân vật Lịch sử” (N-Q-Thắng & N.B.-Thế): “Khi vua Đinh mất năm 999, con là Đinh Tuệ Được tôn lên nối ngôi, bà nghiễm nhiên là Thái hâu nhiếp chính.”…”Khi nghe tin Tiên Hoàng đã mất, tự quân còn nhỏ, nhà Tống muốn thừa cơ sang lấy nước ta. Lúc quân Tống sắp kéo sang, các tướng đồng lòng với Phạm Cự Lượng truất phế Đinh Tuệ, suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Chính bà đã tự tay lấy Hoàng bào khoác vào vai Lê Hoàn và giúp ông này làm nên việc lớn”.
3- Theo Hoàng Công Khanh (Hoàng Hậu hai triều Dương Vân Nga,ông đã kể lại chuyện tình của Dương Vân Nga với vua Đinh Tiên Hoàng, và nỗi oan khuất về mối tình của nàng với Lê Hoàn, sau khi vua Đinh đã bị Đỗ Thích giết chết. Theo ông HCK thì tấm lòng của Dương Hậu rất đính chính khi vua Dinh chưa chết. Sau khi chồng chết, trước mối đe dọa của giặc Tống và sự bất lực của tự quân còn nhỏ dại, Dương Vân Nga mới phải quyết định: hoặc chọn cho mình một danh thơm “trung trinh tiết liệt”,để mặc cho nước mất nhà tan – hoặc chịu mang tiếng với đời là “gái chính chuyên không lấy hai chồng”. Bởi thế, ông HCK đã kết luận câu chuyện tình này bằng mấy câu thơ:

“Hai vai gồng gánh hai vua”
“Hai triều hoàng hậu tu chùa Am tiên”
“Theo chồng đánh Tống bình Chiêm”
“Có công với nước, vô duyên với đời”

(Cần nói thêm Thái Hậu DVN có 3 trai 1 gái với vua Đinh và 1 con trai với vua Lê, nhưng tất cả cùng bị chết vì lý do này hay lý do khác. Bà Thái Hâu này luôn vun xén cho nước cho nhà, nhưng không được hưởng phúc phần, và cuối đời bà đã phải bỏ đi tu.)

***

Cùng cân nhắc “công” và “tội” của Bà theo một tinh thần rộng rãi của người VN ít bị gò bó trong vòng lễ giáo Khổng Mạnh khắt khe.

Thái Hậu Dương Vân Nga
Một thân hai phận, gánh sơn hà
Vị nghĩa, quên mình danh thế gia
Giặc Tống ngoài biên toan cướp nước
Quân Nam trong ải tính xông pha
Hoàng bào chính nghĩa không minh định
Nhung giáp hy sinh tất nhạt nhoà
Giúp rập hai vua, đời nể trọng
Hoa Lư hương khói tượng Vân Nga
VS

Trăng tròn soi một bóng tiên

Thanh gươm giá ngọc nối nguyên hà (1)
Thiên định Hoa Lư với bách gia
Theo mạch thư hương xua khói phủ
Tìm vùng binh lửa xoá sương pha
Bạch Đằng dậy sóng danh không mất
Sầm Nứa khơi nguồn tiết chẳng nhòa (2)
Vật đổi sao dời như phận định
Đại Cồ vẫn một bóng Hằng Nga
Sơn Khê

(1) Nguyên Hà : Nguồn
(2) Hai địa danh Lê Hòan diệt quân nhà Tống
(3) Đại Cồ :tên nước ta dưới Triều Đinh

“Vu án Dương Hậu – Lê Hoàn”

Vụ án Dương Hậu
Thái Hậu Dương Vân Nga: “Công” và “Tội”

Mở đầu:
Từ lâu, “vụ án Lê Hoàn và Dương Hậu” được nhắc đến khá nhiều, tương tự như các vụ án về các nhân vật lịch sử khác như Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung…Những nhân vật này đều bị các nhà Nho phê phán nghiêm khắc. Điều này cũng dễ hiểu, vì quan niệm về “tam cương, ngũ thường” trong Nho giáo, tội “bất trung”, thí vua hay thoán nghịch đều là những tội “đại nghịch”, bi giết cả ba họ (chu di tam tộc).
Riêng đối với Dương Hậu, (tức Thái Hậu Dương Vân Nga thời nhà Đinh, hay Dương Hoàng Hậu thời nhà Tiền Lê), những lời phê phán bà đều ghép chung với Lê Hoàn (tức vua Lê Đại Hành nhà Tiền Lê).

Vụ án xẩy ra như sau:
Năm kỷ mão (979) vua Đinh Tiên Hoàng và con là Nam Việt Vương Liễn đều bị tên Đỗ Thích giết chết với mưu toan đoạt ngôi. Các quan đại thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ Vương Đinh Tuệ lúc đó mới 6 tuổi lên làm vua.
Dương Thái Hậu bị các đại thần như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp tình nghi tư thông với Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn (thái độ đáng nghi là Dương Hậu “mặc nhiên” để Lê Hoàn là người ngoài họ được “tự xưng” là Phó Vương nhiếp chính, trong khi Nguyễn Bặc, Đinh Điền là người thân trong họ, lại chỉ là phụ chính). Vì lo cơ nghiệp nhà Đinh sẽ bị họ Lê cướp mất, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp bàn mưu với nhau cùng đem quân về diệt Lê Hoàn. Nhưng vì thế yếu, họ đều bị quân Lê Hoàn giết và bị bắt hành hình hết.
Nhà Tống biết tin vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn đã qua đời, vua nối ngôi còn nhỏ, triều đình nhà Đinh lại gặp biến loạn, bèn sai các tướng Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Lưu Trừng chia hai đường thủy bộ sang xâm chiếm nước ta.
Theo “Việt Sử Tiêu Án”, Ngô Thời Sỹ cho biết “Thái Hậu sai Lê Hoàn kén dũng sĩ ra chống với quân Tàu. Đương bàn cách ra quân, thì có người Nam Sách là Phạm Cự Lạng mặc binh phục đi thẳng vào trong phủ mà nói rằng: “thưởng người có công mà giết kẻ không vâng mệnh, là minh pháp khi hành quân, nay Chúa Thượng còn trẻ thơ, chúng ta dù có hết sức chống ngoại xâm, có ai biết đến, không bằng trước hết tôn Thập Đạo Tướng quân lên làm vua”. Quân sĩ đều hô vạn tuế. Thái Hậu sai đem đủ lễ bộ đi rước Lê Hoàn vào cung, tiến lên làm vua. Hoàn bèn lên ngôi Vua, đổi hiệu là Thiên Phúc, giáng Đế Toàn làm Vệ Vương.

Xem Thêm :   Đây Là Những Gì Xảy Ra Trên Phố Trần Duy Hưng Có Gì, Đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Xem Thêm :  Lịch Tiêm Phòng Cho Gà Theo Khuyến Cáo Cục Chăn Nuôi

Những lời buộc “tội”:
Ngoại trừ sử gia Lê Văn Hưu, hầu hết các sử gia thời xưa dựa trên Nho giáo, đều gián tiếp hoặc trực tiếp buộc tội Dương Hậu tư thông với Lê Hoàn để chiếm đoạt ngôi vua của nhà Đinh.
Sử thần Ngô sĩ Liên nói: “Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân “Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm Hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ then…”
Việt Sử Tiêu Án (Ngô Thời Sỹ) viết: “Vệ Vương mới có 6 tuổi, bọn Đinh Điền là đại thần phụ chính, duy có Lê Hoàn một mình giữ binh quyền, ra vào trong cung cấm, Thái Hậu là Dương Thị trông Thấy, tư tình với Lê Hoàn, ra lệnh cho Lê Hoàn nhiếp chính làm việc Chu Công.
Sách thông Luận cũng kết tội Dương Hậu: “người cướp ngôi vua của Vệ Vương là Dương Hậu, chứ không phải Thập Đạo tướng Quân”
Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim) cũng viết: “Vệ Vương mới có 6 tuổi lên làm vua, quyền chính ở cả Thập Đạo tướng quân là Lê Hoàn. Lê Hoàn lại cùng với Dương Hậu tư thông.”

Những lời bênh vực:
Sử thần Lê Văn Hưu tả lại thái độ của Thái Hậu “chuyển giao” ngôi vua nhà Đinh sang nhà Lê như sau: “Thái Hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cẩn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng Đế. Từ đó Hoàn lên ngôi Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, năm dần (980), giáng phong vua làm Vệ Vương.”.Ông cũng so sánh cái tài của Lê Hoàn với vua Lý Thái Tổ, và phê bình “nhẹ nhàng” về triều đại Lê Đại Hành Hoàng Đế: “Vua trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nuớc thanh bình, Bắc Nam vô sự. Tiếc rằng không sớm chọn con nối, khiến cho con cái tranh nhau bên trong, dẫn đến mất ngôi; về đạo vợ chồng có nhiều điều đáng thẹn.
Sử gia Phạm Văn Sơn (Việt Sử Toàn Thư) viết về cái án Lê Hoàn và Dương Hậu, đã kết luận: “…đến cả cái án Dương Hậu cũng chẳng là một điều đáng để quốc dân thắc mắc. Trái lại người ta có thể khen Dương Thị có mắt tinh đời, biết lẽ tới lui, nếu cố chấp biết đâu một cuộc đảo chính sẽ chẳng xẩy ra với một phương pháp khốc liệt, thì Hoàng gia sẽ khó lòng thoát được chuyện đổ máu và nhiều nhân vật quan trọng đời bấy giờ cũng sẽ là những nạn nhân bi thảm.”
Nhà văn Hoàng Công Khanh, tuy không phải là nhà viết Sử Giáo Khoa, nhưng đã viết nhiều vở kịch lịch sử và chuyện dã sử, đã bênh vực Thái Hậu Dương Vân Nga bằng mấy câu thơ kết thúc cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Hậu Hai Triều Dương Vân Nga” như sau:
“Hai vai gồng gánh hai vua”
“Hai triều Hoàng Hậu tu chùa Am tiên”
“Theo chồng đánh Tống bình Chiêm”
“Có công với nước, vô duyên với đời”
Cũng theo Hoàng Công Khanh, Thái Hậu Dương Vân Nga có với vua Đinh Tiên Hoàng 4 người con, 3 Hoàng tử là Đinh Liễn, Hạng Lang và Đinh Toàn và một công chúa là Phất Kim. Vì tranh ngôi, Đinh Liễn đã sai người giết em là Hạng Lang (được vua Đinh yêu quý nhất, cho làm Thế Tử, nối ngôi). Sau đó Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết cùng với vua cha. Công chúa Phất Kim gả cho Ngô Nhật Khánh, bị chồng vì oán hận, ruồng rẫy nên tự tự chết. Chỉ còn lại Đinh Toàn được lên nối ngôi tức là Đinh Tuệ (Toàn là tên húy).

Một vụ án không có Quan toà
Thái Hậu Dương Vân Nga trong vụ án không có Quan tòa, bị cáo về tội “Tư thông” với Lê Hoàn để cướp ngôi nhà Đinh. Một số người buộc tội Dương Hậu còn cho rằng vụ Phạm Cự Lạng và binh sĩ thuộc quyền suy tôn chủ tướng Lê Hoàn lên làm vua và được Thái Hậu khoác áo Hoàng bào là một vụ “dàn cảnh để cướp ngôi”. Có người còn kết tội Lê Hoàn tư thông với Thái Hậu từ trước, khi vua Đinh còn sống(?)

Những nghi vấn: Bình tĩnh xét đoán, có 2 chứng cớ không vững, đó là việc tư thông của Thái Hậu với Lê Hoàn khi vua Đinh còn tại vì và việc dàn cảnh “nhường ngôi”.
Thứ nhất, khi vua Đinh còn tại vì, Lê Hoàn không được phép lai vãng đến Hậu cung thì làm sao mà “tư thông”? Hơn nữa trước tai mắt của vua Đinh và các Trung Thần kề cận tín cẩn như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lê Hoàn khó có thể làm điều ám muội (nếu có)
Thứ hai, việc “dàn cảnh” chỉ là sự suy đoán. Lê Hoàn không thể đem việc ám muội của mình ra bàn với thuộc tướng đưới quyền. Như thề thì làm sao mà chỉ huy?

“Công” của Thái Hậu Dương Vân Nga và hành động sáng suốt của bà, chính là những lời biện hộ hùng hồn nhất:
Thực vậy, trước “biến cố” quân tướng và đình thần tung hô vạn tuế suy tôn Lê Hoàn lên làm vua, Dương Hậu đã sáng suốt hành động cùng một lúc ba vai trò quan trọng: vai trò của một người vợ goá sáng suốt, vai trò một bà mẹ hiền thương yêu con nhỏ, và vai trò một công dân yêu nước nồng nàn.
– Thái Hậu Dương Vân Nga là một người đàn bà goá thức thời. Nhờ bà có quyết định sáng suốt , biểu đồng tình với tướng sĩ, do đó đã cứu được dòng họ Đinh và dòng họ Dương khỏi bị tuyệt tự. Nếu bà đứng về phe Nguyễn Bặc, Đinh Điền chống lại Lê Hoàn, thì chẳng những thân bà bị hại mà hai dòng họ Đinh Dương cũng khó bề được an toàn.
-Thái Hậu Dương Vân Nga là một bà mẹ hiền thương con trên hết, nên bà đã phải hy sinh hai chữ “Tiết liệt” để cứu con côi. Nếu bà ích kỷ, giữ danh tiết cho riêng mình thì giọt máu cuối cùng của bà và vua Đinh, tất bị hại, và họ nhà chồng cũng sẽ bị tuyệt tự.
– Thái Hậu Dương Vân Nga là một công dân yêu nước nồng nàn: Bởi yếu tố tinh thần trong chiến tranh là hệ trọng. Lê Hoàn dù tài giỏi đến đâu, quân lính đông đến đâu, nhưng nếu không có chính nghĩa, sự chiến thắng cũng sẽ rất mong manh. Hành động của Thái Hậu Dương Vân Nga khoác Hoàng bào cho Lê Hoàn chính là một hành động yêu nước nồng nàn, nói lên chính nghĩa của vị thiên tử mới lên ngôi, đồng thời cũng nói lên sự đồng thuận của triều đình và toàn dân trước nạn xâm lăng của giặc Tống.

Xem Thêm :   Du lịch Phú Yên – Kinh nghiệm “bỏ túi” từ A đến Z

Xem Thêm :  Những câu nói hay nhất về tình yêu của mẹ và con gái

Kết Luận:
“Vụ án Dương Hậu và Lê Hoàn” là một đề tài phê phán của người đời sau đối với hai nhân vật lịch sử nổi tiếng Dương Hậu và Lê Hoàn. Tùy theo quan điểm mỗi người, cách “xử án” hay phê phán sẽ thiên lệch về phía quan điểm đó. Đối với một nhà Nho, “tam cương ngũ thường” là rường mối căn bản cho hành động của một người đàn ông, và “tứ đức tam tòng” là thước đo đức hạnh của người đàn bà, cho nên khi đã vi phạm vào các nguyên tắc này là bị phê phán thật nghiêm khắc.
Ngày nay, quan điểm của “nhà Nho” đã được xét lại cho hợp lý. Nói như vậy, không phải là phủ nhận những đức tính “Trung trinh tiết hạnh” cao quý của người Phụ Nữ. Tuy nhiên tùy theo hoàn cảnh, mỗi trường hợp cần phải được châm chước sao cho hợp tình hợp lý.
Đối với Thái Hậu Dương Vân Nga (Ta dùng tước Thái Hậu để gọi bà vì đó là tước vị cao quí nhất trong đời bà), trước hoàn cảnh đất nước khó khăn hiểm nghèo, phần vì bị đe dọa bởi giặc ngoại xâm, phần vì cảnh “thù trong giặc ngoài”, nên Thái Hậu cần phải có thái độ thật sáng suốt để cứu vãn gia đình, dòng họ và nền độc lập dân tộc. Đó là quyết định đáng kính phục và đáng biết ơn của hậu thế vậy.

Vương Sính trình bầy

Sách tham khảo:
– Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Nhà XB Khoa Học Xã Hội
– Viêt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim- Nhà XB Miền Nam
– Việt Sử Toàn Thư – Phạm Văn Sơn – Tủ Sách Sử Học
– Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Vïệt Nam – Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế
– Việt Sử Tiêu Án – Ngô Thời Sỹ – Văn Sử
– Hoàng Hậu Hai Triều Dương Vân Nga – Hoàng Công Khanh-Nhà XB Văn Học
– Nho Giáo – TRần Trọng Kim – Nhà XB Tân Việt

Lời bàn:

Cám ơn anh Vương Sinh đã đưa ra một bài viết rất hay. Quan trọng hơn nữa anh lại đưa ra những nhận xét riêng và đi đến kết luận về “Một vụ án không có quan toà” này .

VS: “Có người còn kết tội Lê Hoàn tư thông với Thái Hậu từ trước, khi vua Đinh còn sống(?)”

Vâng, có đấy anh à, mà lại còn đi quá xa nữa. Ông Hoàng Cơ Thụy trong bộ Việt Sử Khảo Luận đã nêu ra giả thuyết là không những “tư thông” từ trước, mà lại còn âm mưu giết chồng và đoạt ngôi vua cho tình nhân nữa mới khiếp chứ. Đỗ Thích trong giả thuyết này chỉ là tay sai để thi hành âm mưu .
Cụ Thụy kết luận Thái Hậu Dương Vân Nga có những hành động này hoàn toàn là do chữ “yêu” mà thôi. Tvb thấy cụ có vẻ tiểu thuyết hoá vấn đề này hơn là “khảo luận” về lịch sử.

Tvb đồng ý hầu hết với nhận xét của anh Vương Sinh. Tuy nhiên, để trình bày chính xác ý kiến của mình thì có lẽ khá dài dòng và cần nhiều sử liệu dẫn chứng cũng như thời gian, có lẽ một ngày nào đó tvb sẽ viết thêm về vấn đề này.

Tvb cũng xin mạn phép có ý kiến về việc sau:
“Cũng theo Hoàng Công Khanh, Thái Hậu Dương Vân Nga có với vua Đinh Tiên Hoàng 4 người con, 3 Hoàng tử là Đinh Liễn, Hạng Lang và Đinh Toàn và một công chúa là Phất Kim”.

Tvb có chút nghi ngờ, vì theo sử ghi lại thì Vua Đinh Tiên Hoàng có 4 người con và có tới 5 bà hoàng hậu:

ĐVSKTT : “Lập 5 hoàng hậu (một là Đan Gia, hai là Trinh Minh, ba là Kiểu Quốc, bốn là Cồ Quốc, năm là Ca Ông).”

Chả lẽ bốn bà kia không ai có con sao (hai bà sử sách đề cập tới là Thái Hậu Dương Vân Nga và bà kia là mẹ của Ngô Nhật Khánh), hơn nữa tuổi của Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn (941-1006) còn ít hơn Nam Việt Vương Đinh Liễn , thật là khó tin Lê Hoàn lấy người vợ có tuổi đáng mẹ mình, nên Đinh Liễn (năm 951 bị bắt treo làm con con tin và tí nữa thì bị cha bắn chết)) có lẽ không phải là con của Dương Thái hậu.
Công chúa Phất Kim (gả cho sứ quân Ngô Nhật Khánh trước năm 968 là năm Đinh Tiên Hoàng xưng đế) có lẽ cũng không phải là con của Dương Thái Hậu .
Vài hàng thô thiển .

Kính
TVB

***

Về việc các con và 5 bà Hoàng Hậu của vua Đinh Tiên Hoàng, gây ra nhiều sự lộn xộn, khiến người đọc sử cứ rối mù cả lên!
Thông thường, triêu đình ta xưa (đây là sự hiểu biết hạn hẹp của VS), khi ông vua có một Hoàng Hậu hay nhiều Hoàng Hậu, thì có 1 bà là chính, còn các bà kia là phụ. Bà chính gọi là “Chính cung Hòang Hậu”. Thường thì bà Chính cung là bà “vợ cả”. Ngoại trừ bà vợ cả này không sinh “con trai” (Hoàng tử để nối ngôi), thì sẽ bị giáng chức, và bà Hoàng Hậu hoặc Thứ Phi hay Hầu Thiếp, tùy theo thứ bực, ai có con trai mà ở thứ bực cao thì được phong làm Hoàng Hậu Chính Cung (Cũng vì thế, nếu ai muốn tranh chức Hoàng Hậu Chính Cung, trước hết phải được vua sủng ái và phải có con trai, sau đó phải tìm cách hãm hại mẹ con Hoàng Hậu chính cung cũ (?)(Điều này không dễ, vì còn có các quan Đại Thần can thiệp). Một thí du Ngọc Hân Công Chúa được Vua Nguyễn Huệ rất thương yêu, cũng có con trai và lại trẻ trung và tài giỏi hơn bà Hoàng Hậu họ Phạm. Thế nhưng bà Ngọc Hân chỉ là Bắc Cung Hoàng Hậu và bà Hoàng Hậu họ Phạm mới là chính cung Hoàng Hậu, và đương nhiên con bà họ Phạm mới được nối ngôi.
Trở lại 5 bà Hoàng Hậu của Vua Đinh, ai là Chính cung?
Theo cách suy luận trên, Thái Hậu Dương Vân Nga là chính cung (?) vì con ruột của bà là Đinh Toàn lên ngôi vua (Đinh Tuệ hay Phế Đế), và bà lên làm Hoàng Thái Hậu (Đại Việt sử Ký Toàn thư cuối trang 214, đầu trang 215). Tuy nhiên, Sử cũ không nói rõ trong 5 bà Hoàng Hậu của vua Đinh, ai là Chính Cung. cũng có thể hiểu là 5 bà cùng là Chính cung(?). Điều này gây rắc rối không ít!
Đinh Liễn có phải là con ruột của bà Dương Vân Nga không?
1- Đinh Liễn được sinh ra trước khi vua Đinh lập 5 Hoàng Hậu, tức là sinh ra khi Đinh Tiên Hoàng chưa lên ngôi vua. Vậy ai là bà “vợ cả” của vua Đinh, chính là mẹ ruột của Đinh Liễn. Theo Hoàng Công Khanh, Dương Hậu lấy vua Đinh từ thuở chưa làm vua (?)(Hoàng Hậu Hai Triều Dương Vân Nga chỉ là một tiểu thuyết lịch sử, không thể coi như một chính sử).
2- Ban đầu, Vua Đinh sắc phong cho Đinh Liễn (con đích trưởng)là Nam Việt Vương là có ý truyền ngôi cho. Hơn nữa, vua nhà Tống cũng công nhận Đinh Liễn là con vua Đinh ở dòng chính, nên đã sắc phong cho Đinh Liễn làm Giao Chỉ Quận Vương (năm 975)( nên nhớ, năm Quý Dậu – 973- vua Tống đã phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vuơng và Liễn làm Kiểm hiệu thái Sư Tĩnh Hải quận tiết độ sứ Annam Đô Hộ.)
Như vậy Liễn có thể thuộc dòng chính (?), tức là con của Chính Cung Hoàng Hâu.
3- Đinh Liễn giết em là Hạng Lang để tranh ngôi . Điều này suy ra, Đinh Liễn có đủ tư cách làm Thái Tử lên nối ngôi vua, nhưng Vua Đinh yêu con thứ bỏ con trưởng, gây nên cảnh nồi da xáo thịt)(?) (Cũng xin mở dấu ngoặc ở đây, có phải vì Vua nhà Tống phong cho Đinh Liễn làm Giao Chỉ Quận Vương ngang hàng với Vua Cha còn tại chức cũng là một nguyên nhân khiến vua Đinh nổi giận, bỏ Trưởng lập Thứ không? Bởi vì vua Đinh rất kiêu ngạo với nhà Tống, coi mình ngang hàng với vua Tống nên mới đặt tên nước là Đại Cồ Việt, có nghĩa là “nuớc Việt Lớn -Lớn” – hơn cả nước Tống chỉ là Đại Tống mà thôi! – chữ “cồ” tiếng nôm cũng có nghĩa là lớn.
4- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết:”Năm Mậu Dần (978) lập con nhỏ là Hạng Lang làm Hoàng Thái Tử, phong con thứ là Toàn làm Vệ Vương” (trang 213). Suy ra: Đinh Liễn là con trưởng, Đinh Toàn là con thứ, Hạng Lang là con nhỏ (út). (Về thứ tự Trưởng Thứ là đúng. Ngoại trừ Đinh Toàn là con ruột bà Dương Hậu, 2 vị Hoàng Tử Đinh Liễn và Hạng Lang là con của vị Hoàng Hậu nào cũng cần phải tìm hiểu thêm như ý kiến của anh TVB)
Thêm nữa, công chúa Phất Kim (theo Hoàng Công Khanh là con gái Dương Hậu)chỉ được nhắc đến rất sơ lược trong chính sử. vậy chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm nàng công chúa này đích thực là con ai? (như ý kiến anh TVB).
VS edit lai các ý kiến trên, bởi sau 1 đêm suy nghĩ, có rất nhiều điều càn phải tìm hiểu như nhận xét của anh TVB, chứ không đơn giản như lối suy luận ban đầu của VS.
Một điều lý thú là sau khi VS lý luận (ban đầu), VS tìm đọc được 1 câu truyện truyền thuyết (chép trong tập sách nhỏ “Cố Đô Hoa Lư”, các điều suy luận trong trong sách này tương tự như sự suy đoán của VS và tất nhiên giống như tài liệu của Ông Hoàng Công Khanh. VS hí hửng, nghĩ mình đã lý luận đúng . Nhưng khi đọc tiếp một tài liệu khác (Truyền Thuyết Hoa Lư) thì hỡi ôi các sự việc bị đảo lộn tùm lum, râu ông nọ cắm cằm bà kia, không biết đâu mà rờ Đúng là “Truyền Thuyết”, ai muốn viết gì thì viết . Chỉ khổ cho người đọc
VS hứa sẽ dán 2 cái “Truyền Thuyết” của cùng một câu chuyện nhưng lại khác nhau này lên đây, và chờ anh TVB tìm hiểu thêm xem Đinh Liễn và công chúa Phất Kim và Hạng Lang nữa, là con vị Hoàng Hậu nào?
VS

Xem Thêm :   Đền Hùng Phú Thọ – Cái nôi của dòng máu Lạc Hồng

Xem Thêm :  Lời bài hát anh như con cáo em như một cành nho xanh, chum'decor

***

Theo tvb nghĩ, truyền thuyết là những tài liệu rất có ích trong việc tìm hiểu, tuy nhiên cũng chỉ là “thuyết”. Truyền thuyết có thể tin được nếu dùng sử liệu để chứng minh một cách rõ ràng .

Tvb xin đưa ra bảng niên đại này, để chúng ta có cái nhìn đại cương về khoảng thời gian khi sự việc này xảy ra:

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
968 Mậu Thìn Đinh Bộ Lĩnh, 44 tuổi (924-979) lên ngôi hoàng đế
Tháng 5 nhuận/969 (Kỷ Tỵ): Phong Đinh Liễn làm Nam Việt Vương
970 Canh Ngọ Thái Bình năm thứ nhất- Nhà Tống phong làm An Nam Quận Vương-
Lập 5 Hoàng Hậu
971 Tân Mùi Phong Nguyễn Bặc làm Định Quốc Công,
Lê Hoàn làm Thập Đạo Tướng Quân
972 Nhâm Thân Sai Nam Việt Vương Liễn làm sứ sang thăm nhà Tống
Tháng 2/974 (Giáp Tuất) Đinh Toàn ra đời
Tháng 1/978 (Mậu Dần) Phong Đinh Tuệ (Toàn) làm Vệ Vương, Hạng Lang làm Thái Tử
Tháng 2/979 (Kỷ Mão) Đinh Liễn giết thái tử Hạng Lang
Tháng 10/979 (Kỷ Mão) Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích ám sát- Nguyễn Bặc và Lê Hoàn lập Đinh Tuệ làm vua. Lê Hoàn làm phó vương, đánh Đinh Điền Nguyễn Bặc và Phạm Hạp. Ngô Nhật Khánh và quân Chiêm tấn công Đại Việt thất bại
Tháng 6/980 (Canh Thìn) Hầu Nhân Bảo dâng thư xin đánh Đại Việt
Tháng 7/980 (Canh Thìn) Quân Tống chuẩn bị sanh đánh- Lê Hoàn lên ngôi
Tháng 8/980 (Canh Thìn) Vua Tống xuống chiếu đem quân sang xâm lược
Tháng 10/980 (Canh Thìn) Lê Đại hành chuẩn bị phát binh
Tháng 2 /980 (Canh Thìn) Hầu Nhân Bảo tới Lạng Sơn, trận chiến bắt đầu và kết thúc (1 tháng?)
Năm 982 (Nhâm Ngọ) Lập Dương Vân Nga làm hoàng hậu ( khi Lê Hoàn 42 tuổi ta)
Năm 1001 (Tân Sửu) Vệ Vương Đinh Toàn (974-1001: thọ 28 tuổi) chết
Tháng 3/1005(Ất Tỵ) Lê Đại Hành (941-1005) băng thọ 65 tuổi

Tvb đang cố viết về “Chính Cung Hoàng Hậu”, rồi sau đó sẽ cố gắng tìm hiểu bà Hoàng Hậu nào là mẹ của Nam Việt Vương Liễn .

TVB

***

Sau đây là mấy câu chuyện truyền thuyết về Dương Hậu:

1- Sự Tích Cái Tên Vân Nga

Vợ chồng Dương Thái Huyền là người hiếm con. Khi đã luống tuổi, bà Phạm Thị thường, vợ ông sinh đươc một gái. Đứa bé mắt phượng mày ngài, vợ chồng Dương Thái Huyền mừng lắm, bàn cách đặt tên con thế nào cho xứng. Ông nói:
– Tôi quê ở làng Vân Long (nay là Vân Lung, Gia Vân), nghĩa là rồng, mây, bà quê ở làng Nga My (nay là Mỹ Hạ, Gia Thủy), nghĩa là mày ngài. Vì vậy đặt tên cho con là Vân Nga, nghĩa là người con gái yểu điệu như mây, vừa gắn với tên làng, vừa nói lên ước nguyện của vợ chồng ta.
Bà đồng ý với ông. thế là cái tên Vân Nga ra đời từ đó (1) (Nguyễn Văn Trò – Cố Đô Hoa Lư)
(1) Chú thích của TG: Truyền thuyết ở Thanh Hoá kể rằng: Dương Vân Nga là con Dương Tam Kha, là cháu Dương Đình Nghệ.

Chia sẻ cùng thân hữu:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button