Kiến Thức Chung

Hiến máu có tốt không? những thông tin bổ ích có thể bạn chưa biết

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Hiến máu là một hành động rất nhân văn. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt. Vậy hiến máu có tốt hay không?

Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người e ngại về sự an toàn của hiến máu. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc các vấn đề về hiến máu, tại sao hiến máu không ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như cung cấp những thông tin bạn cần lưu ý khi đi hiến máu.

I.  Hiến máu là gì?

Theo hội chữ thập đỏ Việt Nam, các hình thức hiến máu sẽ gồm có 2 hình thức chính sau đây:

Hiến máu toàn phần

Hiến máu toàn phần là hình thức hiến máu linh hoạt nhất. Máu được lấy dưới dạng nguyên thủy, gồm có huyết tương và các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Sau khi được hiến, máu sẽ được truyền đi nguyên vẹn hoặc tách ra các thành phần cụ thể để đưa vào sử dụng trong điều trị, tùy thuộc vào nhu cầu chữa trị của bệnh nhân.

<a href=hiến máu có tốt không” class=”aligncenter size-full wp-image-96282″ height=”667″ src=”https://saigonmetromall.com.vn/wp-content/uploads/2021/12/shutterstock_541600759-1.jpg” width=”1000″/>

Xem Thêm :  Ba vụ cháy ở hà nội trong buổi chiều

Hiến thành phần máu

Trong các ca điều trị như truyền máu khẩn cấp, bệnh hồng cầu hình liềm, chấn thương,.. cần đến một số lượng lớn các thành phần máu như tiểu cầu, huyết tương, hồng cầu. Vậy nên, thay vì hiến máu toàn phần thì bạn có thể lựa chọn hiến một thành phần của máu vì các lý do sau:

  • Hiến hồng cầu sẽ cung cấp lượng tế bào hồng cầu đậm đặc hơn.
  • Một lần hiến tặng tiểu cầu có thể mang lại một số đơn vị sử dụng ngay, trong khi cần đến năm lần hiến máu toàn phần để tạo thành một đơn vị tiểu cầu hữu dụng.

Tìm hiểu: Các thực phẩm bổ sung sắt 

II. Quy trình hiến máu

hiến máu có tốt không

Quy trình hiến máu sẽ gồm 4 bước:

Bước 1: Đăng ký hiến máu

Người hiến máu sẽ được tìm hiểu thông tin tại địa điểm hiến máu thông qua tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với tuyên truyền viên, nhân viên y tế. Sau đó, xuất trình giấy tờ tùy thân và hoàn tất phiếu đăng ký hiến máu.

Bước 2: Khám và tư vấn sức khỏe

Các bác sĩ sẽ tư vấn để khai thác tiền sử bệnh lý liên quan tới sức khỏe của người hiến, giải đáp thắc mắc về hiến máu và đảm bảo người hiến máu hoàn toàn thoải mái, tự nguyện tham gia. Tiếp theo, bác sĩ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét….

Bước 3: Xét nghiệm máu

  • Huyết sắc tố: là thành phần quan trọng của hồng cầu, nhằm đảm bảo máu đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh.
  • Virus viêm gan B: xét nghiệm nhanh để đảm bảo người bị viêm gan B không tham gia hiến máu.

Bước 4: Hiến máu 

Mỗi người sẽ được hiến một lượng máu theo quy định mỗi lần là 250ml, 350ml hoặc 450ml máu. Sau khi hiến máu, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi theo quy định và có thể rời khỏi địa điểm hiến khi cảm thấy hoàn toàn thoải mái.

Xem ngay: Cách điều trị bệnh thiếu máu

III. Hiến máu tác động thế nào đến sức khoẻ?

Hiến máu có tốt không luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đáp án chính là hiến máu không chỉ giúp được nhiều người mà còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người hiến máu. Sau đây là những lợi ích sức khỏe mà hiến máu mang lại:

Xem Thêm :  Kỹ thuật trồng mướp đắng năng suất cao

Được kiểm tra sức khỏe

Trước khi hiến máu, bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe bắt buộc để đảm bảo máu của bạn đủ điều kiện để hiến. Sau khi hiến máu, máu sẽ được đem đi sàng lọc, thông qua kết quả xét nghiệm trả về, giúp bạn giải quyết các câu hỏi như hiến máu có biết nhóm máu, bạn có đang nhiễm các bệnh truyền nhiễm hay không…

Hiến máu tác động thế nào đến sức khoẻ?

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Hiến máu giúp mang lại cảm giác hạnh phúc vì hành động đẹp đối với xã hội, phần máu của người hiến sẽ được truyền đi cứu được một hoặc rất nhiều người. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của hiến máu đối với sức khỏe tinh thần như:

  • Giảm căng thẳng
  • Giúp thoát khỏi cảm giác tiêu cực
  • Mang đến cảm giác thân thuộc cho người hiến, giảm sự cô lập cộng đồng

Giảm quá tải sắt và kích thích tạo máu mới

Trong các nghiên cứu, lượng huyết sắc tố chết tự nhiên trong cơ thể sẽ được tách làm ba phần gồm tái hấp thụ, thải ra ngoài và tồn tại trong kho dự trữ. Hiến máu giúp giảm lượng sắt dư trong cơ thể và thúc đẩy quá trình thải sắt thuận lợi. Việc hiến máu còn giúp kích thích tủy xương tăng sinh máu, sản xuất lượng hồng cầu đủ bù cho hồng cầu đã hiến đi.

Hiến máu không làm tăng cân

Đáp án đối với câu hỏi “tại sao hiến máu lại tăng cân” như nhiều đồn đoán trên mạng là không có căn cứ. Theo ước tính, mỗi lần hiến 450ml máu sẽ đốt cháy khoảng 650 calo và giảm lượng cholesterol trong máu. Thêm vào đó, cơ thể chỉ sản xuất vừa đủ lượng hồng cầu mất đi và không thể làm tăng cân nhanh chóng.

Xem Thêm :  11 tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc hay nhất, đã trở thành kinh điển trong lòng người đọc (Phần 2)

IV. Những điều cần lưu ý khi hiến máu

Đối với sức khỏe người hiến máu

  • Độ tuổi hiến máu là đủ 18 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và đến 55 tuổi đối với nữ.
  • Hiến máu toàn phần: người hiến phải có trọng lượng cơ thể thấp nhất là 45kg và mỗi lần hiến không quá 450ml máu toàn phần.
  • Hiến các thành phần máu: Người hiến phải có trọng lượng cơ thể ít nhất 50 kg và mỗi lần không hiến quá 500ml các loại thành phần.
  • Mỗi năm, bạn chỉ được hiến máu từ 3 – 4 lần trong tình trạng tốt, mỗi lần cách nhau 12 tuần đối với cả nam và nữ.

Khi nào không được hiến máu?

 Theo Bộ Y Tế, bạn không được hiến máu khi gặp các tình trạng về sức khỏe như:

  • Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm
  • Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các virus lây qua đường truyền máu.
  • Người có các bệnh mãn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày… Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin bổ ích về hiến máu.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc cho bạn về câu hỏi hiến máu có tốt không, và những thông tin cần thiết khi quyết định hiến máu.

Nguồn tham khảo:

1. Thông tin quyền lợi và chế độ đối với người hiến máu tình nguyện

https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/

2. The Benefits of Donating Blood

https://www.healthline.com/health/benefits-of-donating-blood

3. Advantages and disadvantages of donating blood

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319366


THVL | Hiến máu là tốt hay xấu cho sức khỏe | Sống khỏe mỗi ngày – Kỳ 454


SốngKhỏeMỗiNgày THVL1
Mọi đóng góp để chương trình hoàn thiện hơn vui lòng liên hệ:
Website: http://www.thvli.vn
http://www.thvl.vn
YouTube: http://bit.ly/THVLTongHop
Facebook: https://www.facebook.com/VinhLongTV

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button