Giáo Dục

Gió là gì? vì sao lại có gió?

Trong bầu khí quyển trái đất chứa đầy các chất hóa học ở dạng khí và hơi nước. Khi bầu không khí này chuyển động theo một hướng tạo thành luồng khí ta gọi đó là gió.

– Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Khi một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến các vùng áp suất thấp hơn, dẫn đến những cơn gió có tốc độ khác nhau, ở tốc độ đủ cao người ta gọi nó là bão.

– Hiện nay cấp độ Bão đang dừng ở 18 cấp: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang_s%E1%BB%A9c_gi%C3%B3_Beaufort#:~:text=Hi%E1%BB%87n%20nay%20c%E1%BA%A5p%20%C4%91%E1%BB%99%20B%C3%A3o,)%2C%20Haiyan%20(2013)%2C

+ Cấp độ 0 đến 4: vận tốc gió từ 0 đến 28 km/h, có cảm giác luồng không khí rất nhẹ đến bắt đầu có bụi bay.

+ Cấp 5 đến 7: tạo thành vùng áp thấp nhiệt đới: vận tốc gió từ 29 đến 61 km/h, cây cối xào xạc, biển báo – ăng ten lay động, biển nổi song nhấp nhô.

+ Cấp 8-9: bão nhiệt đới: vận tốc gió từ 62 đến 88 km/h: cây to ngả nghiêng, tốc mái nhà, biển động mạnh, nguy hiểm tầu bè, …

+ Cấp 10-12: Bão: vận tốc gió từ 89-133km/h: Cây to – cột điện đổ, mưa to – ngập úng – nguy cơ vỡ đê – sạt lở đất – biển động dữ dội sóng biển cao từ 7 – 9m (Không tính triều cường).

+ Cấp 13: Vận tốc gió từ 134 – 149 km/h, sức tàn phá ghê gớm, các nhà mái tôn bị bay nóc, làm sập nhà gỗ tường bao. Lúc này mắt bão đã hiện rõ ràng.

+ Cấp 14: Vận tốc gió 150 – 166 km/h, đẩy lùi các xe ô tô con, cây cổ thụ rễ sâu 3 – 5m bật gốc. Bão biển hãi hùng.

+ Cấp 15: Vận tốc gió 167 – 183 km/h, Nhà cửa hư hại nặng nề. Thời điểm này mắt bão đã quá sắc nét, đường kính gió mạnh trải rộng > 200 km.

+ Cấp 16: Siêu bão (Super) 184 – 201 km/h, sóng biển ngợp trời, sức phá hoại cực kỳ lớn. Làm chìm tàu có trọng tải lớn.

+ Cấp 17, 202 – 220 km/h, bão lên cơn cuồng phong thịnh nộ, nhiều công trình xây dựng hư hại nặng nề. Mưa vũ bão, tầm nhìn hạn chế mức tối đa.

+ Cấp 18: Siêu bão cuồng phong, 221 – 240 km/h, giật tàu hỏa ra khỏi đường ray, hay thổi bay các căn nhà cấp 4 dạng vừa.

+ Cấp 19: 241 – 261 km/h: các tòa nhà hàng vài chục tầng trong nguy hiểm; cơ sở hạ tầng yếu kém gần như bị phá hủy. Sóng biển kinh hoàng cao > 20m.

+ Cấp 20-30 vận tốc gió trên 262 km/h: cảnh báo nguy hiểm đến mức “Rất Tối Đa” và sức gió hủy diệt, xóa sổ san bằng toàn bộ khu vực… và không thể “miêu tả” được.

 Gió được hình thành như thế nào?

Cờ bay phấp phới, thuyền buồm chạy băng băng, mặt nước dập dềnh, sóng vỗ oàm oạp tất cả những cái này đều do gió gây nên. Lúc gió dịu dàng thì cây cối lao xao, lúc cuồng phong nổi lên mọi vật nhảy múa lung tung cây đổ, nhà sập.

Xem Thêm :  Cảm nhận về tác phẩm ‘những đứa con trong gia đình’ của nguyễn thi

Vậy gió được hình thành như thế nào? Tục ngữ có câu: “Nóng quá sinh gió”. Câu nói này rất có lý. Ánh nắng Mặt Trời đốt nóng mặt đất, do tính chất bề mặt khác nhau, chịu nhiệt không đều, nên nhiệt độ không khí các vùng nơi cao nơi thấp. Chỗ nhiệt độ cao không khí nở ra, mật độ giảm thấp, khí áp giảm xuống, chỗ nhiệt độ thấp không khí co lại, mật độ tăng lên, khí áp tăng cao. Vì có sự chênh lệch áp suất không khí giữa hai vùng, ta gọi là độ chênh áp suất không khí, nên sản sinh ra luồng gió mạnh từ vùng áp suất cao chạy xuống vùng áp suất thấp, giống như nước trong lòng sông chảy từ chỗ cao về chỗ thấp. Gió được hình thành như thế.

Độ chênh áp suất không khí giữa hai vùng càng lớn thì dòng chảy không khí càng mạnh, nên gió càng to. Độ chênh áp suất nhỏ, không khí vận chuyển chậm thì gió càng yếu. Nếu áp suất hai vùng bằng nhau đương nhiên sẽ không có gió.

Sự phân bố áp suất không khí các vùng trên mặt đất không những chênh nhau mà còn luôn luôn biến động. Khí áp cao, khí áp thấp khi thì khống chế trên đất liền, khi chuyển rời ra biển, Khí áp cao của luồng không khí lạnh thường tràn từng đợt từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp. Khí áp thấp ở những vùng ôn đới thường tràn từ phía tây sang phía đông, còn khí áp thấp vùng nhiệt đới lại thường tràn từ phía đông sang phía tây. Như vậy hướng và độ to nhỏ của lực chênh áp giữa các vùng luôn luôn biến đổi, cho nên gió của các vùng lúc mạnh lúc yếu không ngừng đổi hướng.

Gió mùa: Mùa đông lục địa tản nhiệt nhanh hơn trên biển cho nên nhiệt độ không khí trên lục địa thấp hơn nhiều so với biển, còn áp suất không khí cao hơn trên mặt biển, cho nên khí áp cao thường chiếm cứ lục địa, do đó mùa đông gió mùa vừa lạnh, vừa khô tràn từ lục địa ra biển. Mùa hè ngược lại, dưới ánh nắng chói trang của Mặt Trời, lục địa nóng nhanh hơn mặt biển cho nên nhiệt độ không khí cao, còn áp suất lại thấp hơn trên biển rất nhiều, do đó gió mùa vừa nóng, vừa ẩm ướt của mùa hè lại thổi từ biển vào đất liền.

Gió biển và gió lục địa: Vùng duyên hải ban ngày lục địa nhận được ánh nắng Mặt Trời, vì tỉ nhiệt thấp nên nhiệt độ tăng lên rất nhanh. Đêm đến nhiệt độ giảm thấp cũng rất nhanh. Còn biển khơi vì tỉ nhiệt lớn, ban ngày nhiệt độ nước biển không dễ tăng cao, đêm đến nước biển nhả dần nhiệt lượng ban ngày hấp thu được, cộng thêm nước biển còn có sự chuyển động giữa tầng trên và tầng dưới cũng như chạy theo chiều ngang, nên trao đổi nhiệt dễ dàng, do đó ban đêm nhiệt độ nước biển giảm xuống rất ít. Vì vậy ban ngày biển thường mát hơn lục địa, đêm đến lục địa lại mát hơn biển.

Ban ngày vì biển mát hơn lục địa nên áp suất không khí biển cao hơn, áp suất không khí lục địa thấp, cho nên gió thổi từ biển vào lục địa. Ban đêm vì lục địa mát hơn biển, cho nên áp suất không khí trên lục địa cao hơn, do đó hình thành gió lục địa thổi ra biển.

Xem Thêm :  Tả cây nhãn hay nhất ❤️️15 bài văn tả lớp 2 4 5 7 điểm 10

Gió núi và gió thung lũng: Vùng rừng núi ban ngày trời nắng, không khí trong thung lũng nóng giãn nở lên trên, mật độ tập trung phía trên cho nên cùng một độ cao, áp suất không khí dưới thung lũng cao hơn sườn núi, do đó gió từ thung lũng thổi lên núi, còn ban đêm thì ngược lại, gió từ miền núi thổi xuống thung lũng.

Từ đó có thể thấy: cho dù là gió mùa, gió biển, gió lục địa, gió núi hay gió thung lũng đều bắt nguồn từ bức xạ ánh nắng Mặt Trời gây nên, còn nguyên nhân trực tiếp là do sự chênh lệch áp suất giữa hai vùng tạo ra.

Vì sao ban ngày gió thường to hơn ban đêm?

Ta đều có kinh nghiệm sau: trong một ngày, gió ban ngày thường mạnh hơn gió ban đêm. Đó là vì sao? Đó là vì ban ngày được ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi, mặt đất nhiều chỗ nhiệt lượng không đồng đều, khiến cho nhiệt lượng lớp không khí gần mặt đất cao thấp khác nhau. Chỗ nhiệt độ cao, không khí bốc lên, chỗ nhiệt độ thấp không khí lắng xuống. Như vậy sẽ phát sinh giao lưu giữa hai tầng không khí trên dưới. Đêm đến sau khi Mặt Trời lặn, mặt đất dần dần nguội lạnh, tạo nên hiện tượng nhiệt độ không khí giảm dần theo chiều cao, do đó lớp không khí gần mặt đất có kết cấu ổn định, ngăn cản không khí trên dưới giao lưu.

Như ta đã biết, nói chung tốc độ gió trên cao thường lớn hơn dưới thấp. Khi không khí trên cao giao lưu với nhau thì lớp không khí trên cao chuyển động nhanh hơn và lắng xuống phía dưới, vì vậy sẽ thúc đẩy tốc độ gió ở dưới tăng lên, cho nên tốc độ gió ban ngày tương đối mạnh.

Sau khi Mặt Trời lặn xuống, nhiệt độ mặt đất bắt đầu giảm, tác dụng giao lưu của hai tầng không khí trên dưới cũng yếu dần. Lớp không khí gần mặt đất tốc độ nhỏ bị lớp không khí phía trên lấn xuống cho nên gió cũng yếu dần.

Nhưng cũng có lúc có hiện tượng ban đêm gió mạnh. Ví dụ ở phương Bắc Trung Quốc có luồng gió lạnh tràn xuống phía nam, khi mũi của luồng không khí lạnh này đến vào đúng ban đêm thì chỗ đó sẽ có gió mạnh hơn ban ngày .

Vì vậy trong điều kiện không bị ảnh hưởng của hệ thống thời tiết thì nói chung ban ngày gió mạnh hơn ban đêm.

Có người cho rằng ban đêm gió mạnh hơn ban ngày, đó là vì cảm giác sai, vì ban đêm yên tĩnh hơn ban ngày, cho nên tiếng gió thổi nghe rõ hơn, khiến cho ta có cảm giác gió mạnh hơn ban ngày.

Vì sao gió trên cao mạnh hơn dưới thấp?

Khi ta đứng trên sân thượng hoặc tháp cao thường cảm thấy gió mạnh hơn dưới đất, có thể thấy tốc độ gió tăng lên theo chiều cao. Ví dụ khi tốc độ gió ở độ cao 10m là 1,1m/s thì ở độ cao 50m là 3,6m/s, 100 m là 4,4 m/s, 150 m là 4,9 m/s. Nếu chiều cao càng tăng thì tốc độ gió cũng tăng lên. Mãi cho đến một độ cao nào đó mới thôi. Độ cao giới hạn này do điều kiện thời tiết lúc đó quyết định. Gió ở chỗ cao nói chung mạnh hơn chỗ thấp, nhưng tốc độ gió ở chỗ cao chênh lệch bao nhiêu so với chỗ thấp có liên quan với tình hình thời tiết khác nhau. Trong những ngày trời trong, ánh nắng mạnh, không khí đối lưu mạnh, lúc đó độ chênh lệch tốc độ gió giữa chỗ cao vào chỗ thấp không lớn lắm. Cho nên tốc độ gió của chỗ cao vừa phải, chỗ thấp không nhỏ lắm. Còn những hôm trời âm u, không khí đối lưu yếu thì lúc đó chênh lệch tốc độ gió giữa chỗ cao và chỗ thấp tương đối lớn, tức là chỗ thấp gió yếu ớt, thậm chí đứng im, còn trên cao gió lại mạnh.

Xem Thêm :  Thành ngữ là gì? tục ngữ là gì? phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Vì sao trên cao gió mạnh hơn dưới thấp? Vì sự chuyển động của gió chịu ảnh hưởng của lực ma sát. Lớp không khí gần mặt đất chịu ma sát lớn nhất, nhất là ở vùng núi địa hình không bằng phẳng, không khí dễ hình thành chuyển động xoáy. Độ cao tăng lên, lực ma sát giảm dần nên tốc độ gió mạnh lên. Cùng một khu vực vì nhiệt độ không khí trên mặt đất có khác nhau, có chỗ cao, có chỗ thấp, như vậy trên cùng một độ cao thì nhiệt độ đã không đồng đều, gây nên áp suất cũng không đồng đều (gọi là độ chênh áp suất), cho nên tốc độ gió sẽ tăng lên.

Đêm mùa hè oi bức, người ta thường thích hóng mát trên bờ sông, bờ hồ, bờ biển hoặc trên cầu. Đó là vì ở chỗ đó không những nhiệt độ không khí thấp hơn mà gió cũng mạnh hơn. Trên mặt sông, mặt hồ, mặt biển gió ít bị ngăn cản hơn, có những đoạn sông đối diện với miệng gió, không khí vừa chuyển động vào lòng sông thì tốc độ đã nhanh hơn rất nhiều. Tất cả những điều này đều giúp cho tốc độ gió ở bờ sông và bờ hồ trở nên mạnh hơn.


[Thiên Nhiên] GIÓ | Ứng Dụng Của Gió #gió#gió là gì#gió từ đâu ra


Giải Thích Official:
Blog:https://giaithich.schoolbig.com/thiennhien/gio.html
Facebook:https://www.facebook.com/GiaiThichOfficial/
Gió là gì
Nguyên nhân hình thành gió
Phân loại các loại gió
Năng lượng gió
Công dụng của gió trong Giao thông vận tải
Tác hại của gió
Gió trong vũ trụ
Chúng ta được bao quanh bởi không khí,
và khi các không khí này chuyển động,
thì nó tạo thành các cơn gió.
Trên bề mặt của trái đất,
gió tạo thành những khối không khí lớn di chuyển không ngừng.
Áp suất khí quyển là lực ép của không khí,
áp suất này có 2 loại:
là áp suất thấp, nơi có áp lực khí nhỏ,
và áp suất cao, nơi có áp lực khí lớn.
Trên trái đất tồn tại hai luồng khí áp suất cao và thấp,
và theo vật lí, không khí di chuyển từ vùng cao đến vùng thấp,
gió nhỏ xuất hiện khi chênh lệch áp suất thấp,
hay gió to xuất hiện khi chênh lệch áp suất cao.
Và đó là giải thích về sự xuất hiện của gió.
Đính chính:
00:20 : \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button