Kiến Thức Chung

12 địa điểm du lịch sóc trăng nên “bỏ túi” ngay hôm nay

1. Giới thiệu điểm đến

Sóc Trăng là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, nằm ngay cửa nam sông Hậu. Nơi đây có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc hoa – kinh – khmer và người chăm bản địa, do vậy Sóc Trăng có những tín ngưỡng và phong tục độc đáo. Sóc Trăng nổi tiếng là điểm du lịch hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước khi đem đến cho du khách những trải nghiệm miền quê mới lạ. Khi tới đây, ngoài được tham quan những ngôi chùa nổi tiếng, những địa danh có cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, những lễ hội độc đáo, du khách còn có cơ hội được thỏa thích thưởng nghiệm trái cây tươi ở những miệt vườn đầy nắng.

2.Nên đến Sóc Trăng vào dịp nào?

Thời tiết ở Sóc Trăng khá dễ chịu nên hầu như thời gian nào trong năm bạn cũng có thể đến Sóc Trăng. Khí hậu Sóc Trăng được chia thành 2 mùa: mùa khô và mùa mưa (mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 – tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26 độ C và rất ít khi có bão lũ. Thời điểm tốt nhất để bạn du lịch Sóc Trăng là vào khoảng tháng 10 âm lịch hằng năm. Tới đây vào dịp này bạn không chỉ được tham quan, khám phá những địa danh nổi tiếng với bầu không khí dễ chịu mà bạn còn được tham gia vào lễ hội Ooc-Om-Bok là lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Khmer. Trong dịp diễn ra lễ hội bạn có thể tham gia hai hoạt động chính là đua ghe ngo và thả đèn nước.

3. Phương tiện di chuyển

Từ Hà Nội: Bạn có thể đi máy bay, hoặc xe khách vào Thành Phố Hồ Chí Minh sau đó theo sự chỉ dẫn đường đi Thành Phố Hồ Chí Minh – Sóc Trăng sẽ thuận tiện hơn. Đến thành phố Hồ Chí Minh các bạn có thể đi: Từ Thành Phố Hồ Chí Minh: – Xe khách đi Sóc Trăng: Các bạn thể mua vé xe ở bến xe miền Tây, địa chỉ 395 Kinh Dương Vương, An Lạc, Quận Bình Tân, Tp HCM. Giá vẻ dao động từ 160.000 – 200.000 VNĐ, thời gian đi khoảng 4-5 tiếng. Bạn nên chọn các hãng xe có tiếng như Phương Trang hay Mai Linh để đảm bảo chất lượng về dịch vụ. – Du lịch Sóc Trăng bằng phương tiện cá nhân: Nếu sử dụng phương tiện cá nhân là xe ô tô riêng hay xe máy đi Sóc Trăng bạn có thể đi từ Sài Gòn – cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái, chạy thêm 67km nữa là tới Sóc Trăng.

4. Nơi ở

Sóc Trăng vẫn là một tỉnh có ngành du lịch còn khá đơn sơ, nên các nhà nghỉ, khách sạn Sóc Trăng tương đối ít và chất lượng chỉ ở mức trung bình. Vì vậy, bạn nên đặt trước khách sạn để có thể tìm hiểu kỹ hơn về chất lượng và giá cả khách sạn mình chọn. Một số khách sạn bạn có thể tham khảo: – Khách sạn Quê Tôi : 278 Phú Lợi, Phường 2, Sóc Trăng – Khanh Hung Hotel Soc Trang : 17 Trần Hưng Đạo, phường 3, Sóc Trăng. – Khách sạn Minh Phuong : 294 Phu Loi, phường 2, Sóc Trăng – Khách sạn Ngọc Thu : Km 2127 quốc lộ 1A, xã An Hiệp, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng.

5. Ẩm thực Sóc Trăng

Đã đến du lịch Sóc Trăng thì các bạn không nên bỏ qua những món ăn ngon đặc sản nổi tiếng nơi đây. Là một vùng giao thoa giữa các dân tộc, nên các món ngon Sóc Trăng cũng rất đa dạng và phong phú. Mỗi một dân tộc ở Sóc Trăng lại có những món ăn đặc sản dân tộc khác nhau, nhưng một số món bạn không nên bỏ qua khi đến đây gồm có: – Hủ tiếu cá: Đặc trưng của món ăn này là nước lèo được hầm bằng xương heo rất lâu. Không cho thêm dầu mỡ. Và hủ tiếu ở đây chỉ dùng cá chẻm lấy phần thịt kèm tôm, mực tươi và cật heo. Hủ tiếu cá Sóc Trăng có vị ngọt thanh tao của nước lèo, vị bùi béo và giòn sần sật của cật heo, thịt cá béo chắc thơm ngọt xen lẫn vị cay. – Bún gỏi dà: Là biến tấu của món gỏi cuốn với các thành phần chính như: tôm, bún, rau , giá… Và người dân nơi đây biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu vào chung 1 tô, trộn với nước chấm rồi ăn như và (lùa) cơm. Người miền Nam phát âm “và” thành “dà”. Nên nó có tên gọi là bún gỏi dà. – Bánh pía: Là sự kết hợp độc đáo của ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực miền Tây. Bánh được làm từ bột mỳ, bên trong nhân sầu riêng, trứng muối hay các vị khác như khoai môn, đậu xanh,.. Bánh mềm, dẻo dẻo, thơm ngon ăn mãi mà không ngán. – Bánh cóng: Loại bánh này có rất nhiều tên gọi như sầy, sài, cống… Bánh cóng được làm từ bột gạo pha với đậu xanh và trứng, bên trong được bỏ nhân với thịt heo đã băm nhỏ tẩm ướp các gia vị đặc trưng. Bánh cóng ăn rất ngon nếu được ăn kèm với các loại rau sống của vùng như: Húng, xà lách, cải, gừng… – Mè Láo: Mè láo được làm từ khoai môn bào mỏng rồi đem phơi nắng khoảng 3 ngày. Khi ăn người ta cắt miếng khoai môn miếng hình chữ nhật rồi đem trộn với nước đường đã thắng thành kẹo, sau đó lăn qua vừng rang chín. Mè láo xốp, giòn tan có mùi thơm của mè và vị ngọt của lớp mạch nha bao bọc bên ngoài.

Xem Thêm :  Mạng hỏa hợp màu gì? chọn màu sắc theo phong thủy

6. Điểm đến hấp dẫn

Sau đây là gợi ý một vài điểm đến nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua khi đến Sóc Trăng: – Chợ nổi Ngã Năm: thuộc thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Nơi đây là điểm giao nhau của 5 con sông lớn chảy qua 5 địa phận gồm: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thanh Trị, Phụng Hiệp. Đây là một trong những chợ nổi lâu đời nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long với nhiều hoạt động mua bán giao thương nhộn nhịp. – Vườn cò Tân Long: Vườn cò Tân Long thuộc xã Long Bình, huyện ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng; cách thị trấn Phú Lộc khoảng 17km (dọc theo tỉnh lộ 42). 30 năm trở lại đây khu vực này trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò. Chúng thường đậu trên những ngọn tre, cây dừa. Nơi đây trở thành một điểm tham quan hấp dẫn cho những ai yêu thích thiên nhiên. Ngoài ra khi đến đây bạn còn có cơ hội được thưởng thức những món ăn đậm chất dân dã rất ngon và độc đáo. – Cồn Mỹ Phước (hay còn gọi là Cồn Bùn) nằm giữa con sông Hậu hiền hòa, thuộc địa phận xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cách thị trấn Kế Sách chừng 10km, nếu di chuyển bằng cano mất khoảng 30 phút sẽ tới được Cồn. Nơi đây nổi tiếng với vựa hồng xiêm, xoài, sầu riêng, cam quýt và nhãn. Khi đến đây bạn sẽ được trải nghiệm làm nông dân, được tự tay hái và thưởng thức trái cây vô cùng hấp dẫn. – Chùa Sà Lôn: tọa lạc ngay Quốc lộ 1A, cách Tp. Sóc Trăng khoảng 12km theo hướng Sóc Trăng – Bạc Liêu. Toàn bộ kiến trúc của chùa được trang trí bằng những mảnh bát, đĩa làm từ gốm sứ. Vì thế chùa còn có tên là chùa chén kiểu. – Khu du lịch Bình An: tọa lạc ngay trên quốc lộ 1A, số 72, phường 2, Tp. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Với diện tích khoảng vài hecta, được xây dựng theo mô hình công viên văn hóa Đầm Sen TP.HCM. Nơi đây có rất nhiều trò chơi, và cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch. – Chùa Kh’leang: Ngôi chùa cổ kính nhất tỉnh Sóc Trăng này đã có tuổi đời gần 500 năm, đây cũng là nơi gắn liền với vô vàn những truyền thuyết về các địa danh nổi tiếng ở Sóc Trăng. Với kiến trúc độc đáo, bề dày lịch sử thì nơi đây là điểm tham quan văn hóa nổi tiếng nhất Sóc Trăng. Chùa Kh’leang tọa lạc tại số 71, khóm 5, phường 6, Tp. Sóc Trăng. – Chùa Dơi: Đây có thể gọi là địa điểm du lịch sóc trăng hấp dẫn và thu hút rất nhiều khách du lịch. Chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup, tọa lạc ở đường Mai Thanh Thế, khóm 9, phường 3, TP Sóc Trăng. Được xây dựng từ thế kỷ 16, đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ. Không những vậy chùa còn là nơi cư ngụ của hàng vạn con Dơi lạ và còn có nghĩa trang đặc biệt dành cho lợn 5 móng. – Chùa Sà Lôn: ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Sóc Trăng. Tại đây người ta lấy những mảnh chén, bát , đĩa sứ ốp lên tường để trang trí. Điều đặc biệt này làm cho ngôi chùa còn có một tên gọi khác là chùa Chén Kiểu. Địa chỉ: QL 1 A, cách Sóc Trăng 12km. – Nếu có dịp đến Sóc Trăng vào dịp rằm tháng 10 âm lịch, đừng bỏ lỡ lễ hội Ok om bok (lễ cúng trăng, tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi theo tiếng Khmer) của người Khmer. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer, mặt trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Lễ hội này diễn ra hàng năm vào dịp rằm tháng 10 âm lịch. Lễ hội gồm hai hoạt động chính là thả đèn nước và đua ghe ngo. – Ngoài ra, còn có Lễ hội Cúng Phước Biển, một lễ hội truyền thống của đồng bào người Khmer được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 2 (âm lịch) hàng năm tại chùa Cà Săng (thị xã Vĩnh Châu) và Lễ hội Thác Côn độc đáo của đồng bào Khmer vùng An Trạch, còn lễ hội Cúng dừa được tổ chức hàng năm tại chùa Mahasal Thatmon, diễn ra vào các ngày 15, 16 và 17 tháng 3 âm lịch.

Xem Thêm :  Gà giáp rặc là gì? Nuôi gà giáp rặc có khó hay không?

7. Quà Sóc Trăng

Đến Sóc Trăng ngoài các điểm tham quan hấp dẫn nêu trên bạn có thể ghé chợ Sóc Trăng ngay trung tâm thành phố để mua sắm nhiều mặt hàng độc đáo của 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. Từ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho đến hải sản tươi sống, trái cây hấp dẫn cho đến các loại đặc sản như: bánh pía, lạp xưởng, mè láo, tôm khô, cá khô, xả pấu… Đảm bảo người thân và bạn bè của bạn sẽ thích mê những món quà này!

8. Lưu ý khác

– Bạn nên hỏi giá trước khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ.
– Mặc và mang theo quần áo đơn giản, gọn nhẹ. Mang theo đồ bơi nếu có ý định tắm biển. Mang theo áo khoác, mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng nếu có ý định tham quan rừng.
– Nhớ giữ gìn trật tự và vệ sinh nơi công cộng bạn nhé.


Những địa điểm du lịch Sóc Trăng sống ảo bao chất


Được biết đến là vùng đất của miền tây có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế và quốc phòng từ xưa đến nay. Đặc biệt đây là nơi giao lưu, hội tụ nhiều nền văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc như Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Sóc Trăng lý tưởng là điểm tìm về trong những chuyến hành trình khám phá miền Tây Nam Bộ. Vậy du lịch Sóc Trăng có gì hấp dẫn? Sóc Trăng có những điểm đến nào? Hãy cùng dimientay.net điểm qua danh sách 12 địa điểm du lịch nổi tiếng của Sóc Trăng hấp dẫn du khách mà bạn nên đến một lần.
1. Chợ nổi Ngã Năm
Nhắc đến chợ nổi miền Tây thì không thể không nhắc đến các chợ nổi, nổi tiếng như Cái Răng, Cái Bè, Long Xuyên, Ngã Bảy, Phụng Hiệp hay Cà Mau. Tuy nhiên khi đến Sóc Trăng phải kể thêm một chợ nổi nữa cũng rất nổi tiếng là chợ nổi Ngã Năm.
Vốn dĩ nói vậy là vì đây là những chợ nổi Ngã Năm là nơi gắn liền với quá trình người Pháp cho đào kênh quản lộ Phụng Hiệp. Con kênh này là nơi gặp nhau của 5 dòng sông Cà Mau, Vĩnh Qưới, Long Mỹ, Thanh Trì, Phụng Hiệp chảy về năm ngã. Do đó mà người ta gọi chợ là chợ nổi Ngã Năm.
Cũng như bao chợ nổi khác, chợ nổi Ngã Năm là nơi diễn ra hoạt động mua bán sầm uất của người dân thuộc các vùng lân cận nơi đây. Tuy nhiên, chợ nổi Ngã Năm cuốn hút hơn bởi nét ẩm thực được bày bán phong phú trên nhiều chiếc xuồng. Đây là điều tạo nên điểm nhấn cho hình ảnh chợ trong ánh nhìn du khách phương xa.
Địa chỉ: Chợ nổi Ngã Năm – phường 1 – thị xã Ngã Năm – tỉnh Sóc Trăng.
2. Khu du lịch sinh thái Bình An
Khu du lịch Bình An nằm bên quốc lộ 1A, tại số 71, phường 2, thành phố Sóc Trăng. Đây là điểm có nhiều hoạt động, dịch vụ vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, biểu diễn sân khấu, lưu trú…
Với diện tích khoảng gần 8 hecta được bố trí hệ thống cây xanh, hoa trái, bể bơi, ao cá, đu quay… rất yên tĩnh gần gũi với thiên nhiên vẫn sinh động. Khu du lịch có thể đáp ứng nhu cầu và sở thích của nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng.
Ngoài những điều trên, điểm nhấn của khu du lịch này là có nhiều công trình kiến trúc, văn hóa bắt mắt. Tiêu điểm là trái núi nhân tạo cao khoảng ba bốn chục mét, trên đỉnh là bức tượng Phật Bà Quan Âm khá lớn.
Dưới chân núi là ao cá; cây cối được trồng rất tự nhiên; những lối mòn len lỏi giữa những tảng đá to, nhỏ khấp khểnh mô phỏng lối mòn trên núi đá.
Trong lòng quả núi là một khách sạn mini. Cạnh trái núi là một ngôi biệt thự hai tầng, mô típ kiến trúc kết hợp kiểu Nga – Trung Đông. Nơi đây có thể tổ chức lễ cưới, dạ tiệc, vũ hội…
Địa chỉ: Khu du lịch sinh thái Bình An – số 71 – phường 2 – thành phố Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng.
3. Chùa Vĩnh Hưng
Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1912 trên tổng diện tích khoảng 6.800 mét vuông. Toàn bộ diện tích đất này do một Phật tử là bà Đinh thị Định tự nguyện hiến và cúng giường.
Điểm nổi bật của ngôi chùa này là tất cả các hạng mục đều xây dựng hoàn toàn bằng đá nguyên khối. Mỗi khối có kích thước 30 x 20 x 20cm, do vậy mà ngoài tên gọi Vĩnh Hưng, chùa còn có tên gọi khác là chùa Đá.
Không những vậy, ngôi chùa tạo điểm nhấn riêng khi mang đậm phong cách kiến trúc Nhật Bản mà không phải truyền thống hay hội nhập. Tổng thể công trình này là tâm huyết của Thượng tọa Thích Thanh Chương, thế danh Trần Đức Lành,
Mặc dù nhiều hạng mục trong chùa vẫn còn đang dang dở chưa hoàn thiện, tuy nhiên ngôi chùa vẫn tạo một điểm nhấn riêng về lịch sử hình thành và phong cách kiến trúc.
Địa chỉ: Chùa Vĩnh Hưng – đường Trần Hưng Đạo – khóm 2 – phường 2 – thành phố Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng.
4. Chùa Dơi
chùa Dơi (hay còn gọi là chùa Mã Tộc, chùa Mahatúp) là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng.
Đặc biệt, chùa Dơi là nơi cư trú và sinh sống của hàng nghìn con dơi quạ có trọng lượng từ 1 – 1,5kg với sải cánh đến rộng đến 1,5 mét.
Theo như ghi chép của các thư tịch cổ viết trên lá đang được bào tổn và lưu giữ. Chùa Dơi được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI (năm 1569) với tên gọi theo tiếng Khmer là “Serây tê chô mahatúp”, có nghĩa là ngôi chùa “do phúc đức tạo nên”.
Trải qua khoảng thời gian gần 400 năm, đến nay chùa vẫn còn giữ nguyên vẹn những hiện vật quý giá như pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m; một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda; nhiều cây đèn dầu quý, gian nhạc cụ truyền thống của người Khmer cùng các bộ kinh luật cổ viết trên lá cây thốt nốt.
Năm 1999, chùa Dơi đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Địa chỉ: Chùa Dơi – số 73B đường Lê Hồng Phong – phường 3 – thành phố Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng.

Xem Thêm :  Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì? cách hiệu quả giúp bé vượt qua thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2

Xem các video khác của Blog Travel Việt : http://www.youtube.com/c/BlogTravelViet
Fanpage Blog Travel Việt : https://www.facebook.com/cuongdulichpage/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button