Thủ Thuật

Domain authority là gì? 9 bước tăng điểm da cho website 2022

Bạn đang xem: domain authority là gì? 9 bước tăng điểm da cho website 2022 Tại Website saigonmetromall.com.vn

Domain Authority có thể vẫn còn rất mới mẻ với những người mới học SEO và làm Website. Nhưng nó lại không lạ lẫm đối với những người trong ngành. 

Domain Authority là một thước đo hữu hiệu để có thể kiểm tra và phát triển trang Web của mình. Ngoài ra, nó còn giúp cạnh tranh với đối thủ cùng ngành.

  • Vậy cụ thể Domain Authority là gì
  • Ứng dụng như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất?

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Thông qua bài viết này. Bạn nhất định sẽ nắm trong tay 9 bước chi tiết để tăng Domain Authority cho Website của mình.

Domain Authority là gì?

Domain Authority (DA) là điểm xếp hạng website, điểm số này được phát triển bởi Moz. Mục đích chính của Domain Authority là dự đoán khả năng xếp hạng của một trang Web trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

domain authority là gìThuật ngữ Domain Authority là gì?

Điểm Domain Authority nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Một Website đạt điểm cao sẽ tương ứng với khả năng xếp hạng cao hơn.

Domain Authority được tính toán bằng cách: Đánh giá nhiều yếu tố (bao gồm liên kết các Roots Domain và tổng số các liên kết) thành một điểm Domain Authority duy nhất. Điểm số này sau đó có thể được sử dụng khi so sánh các Website với nhau. Hoặc theo dõi “Ranking Strength” (khả năng cạnh tranh xếp hạng) của một trang Web theo thời gian.

Lưu ý: Domain Authority không phải số liệu được Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm. Và DA không ảnh hưởng đến SERP.

Làm thế nào để check Domain Authority? 

Có thể Check Domain Authority bằng cách sử những công cụ SEO miễn phí của Moz như: Link Explorer, MozBar hoặc sử dụng phần SERP Analysis của Keyword Explorer để check Domain Authority.

Các chỉ số Domain Authority cũng được tích hợp vào các công cụ khác của Moz như Moz Pro campaigns và API. Ngoài ra, nó còn kết hợp vào hàng chục các nền tảng SEO khác và được tiếp thị trực tuyến trên nhiều Website.

Domain Authority “tốt” là như thế nào?

Như đã giới thiệu ở phần trước, điểm Domain Authority giao động trong phạm vi 100 điểm. Nếu Website của bạn muốn tăng từ 20 lên 30 khá là dễ dàng. Tuy nhiên để từ 70 điểm lên 80 điểm lại khó khăn hơn.

Vậy Domain Authority bao nhiêu điểm là tốt?

Thực tế, điểm Domain Authority được ứng dụng trong việc so sánh các Website với nhau nhiều hơn là xếp hạng. 

Các trang Web chứa số lượng khủng các trang liên kết bên ngoài với chất lượng cao (Wikipedia hay Google.com) sẽ luôn nằm ở Top đầu của Domain Authority. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ với Website có ít liên kết sẽ có điểm Domain Authority thấp hơn nhiều.

Các trang Web mới mở Domain Authority luôn bắt đầu là 1

Domain Authority dù cho được coi là một công cụ dự đoán khả năng xếp hạng của một trang Web. Thì bạn cũng không nên đặt mục tiêu điểm cao lên đầu. 

Mục tiêu của bạn là cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Vì thế hãy Check Domain Authority và so sánh điểm của mình với điểm của các trang khác. Dựa vào kết quả đưa ra. Có thể xác định xem số điểm mà mình cần phải đạt được hay vượt qua là bao nhiêu.

Tóm lại, Domain Authority là một công cụ so sánh. Không nhất thiết phải phân định rõ ràng điểm bao nhiêu là tốt và bao nhiêu là xấu khi sử dụng công cụ này. Hãy dựa vào tình hình cụ thể của ngành hàng, dịch vụ mà trang web bạn đang đầu tư. Từ đó để xác định số điểm và tăng Domain Authority mà bạn cần nhé.

9 Bước tăng Domain Authority

Bạn đã xác định được điểm DA tốt mà mình cần. Vậy làm thế nào để Check Domain Authority mà điểm có thể tăng lên? Hãy cùng tìm hiểu 9 bước tăng Domain Authority sau đây nhé!

Xem Thêm :  Cách định dạng số trong excel (number formats) mới nhất [thoigian] – lava

Bước 1: Chọn một tên miền tốt

Nếu bạn là người mới. Việc đầu tiên cần làm là chọn Domain. Tất nhiên, Domain này cần phải liên quan đến website của bạn. 

Hãy xem ví dụ bên dưới về trang Web GTV SEO của chúng tôi. Chúng tôi chủ yếu tập trung vào dịch vụ SEO Website. Vì thế khi tạo tên miền chúng tôi đã thêm chữ SEO vào.

check domain authorityTên miền Website GTV SEO

Nên nhớ, Doamin phải tương đối dễ để khách truy cập sẽ không gặp vấn đề gì khi quay lại tìm trang Website của bạn. Doamain nên ngắn gọn cũng là thứ bạn nên lưu ý. Bạn cũng có thể mua một tên miền cũ để không phải tạo tuổi miền.  Nếu bạn đã có sẵn Domain. Hãy kiểm tra và đảm bảo rằng nó không bị hết hạn bằng cách gia hạn chúng trong vòng ít nhất 3 năm đến 5 năm nhé.

Bước 2: Tối ưu hóa nội dung On-Page 

SEO sẽ gây ảnh hưởng đến xếp hạng trang trên bảng kết quả tìm kiếm và ảnh hưởng cả điểm Domain Authority của trang. Hãy đảm bảo bạn luôn tối ưu tất cả code của Website (gồm Tag tiêu đề, Tag hình ảnh và tối ưu cả nội dung trang).

domain authority là gìTối ưu Onpage để tăng Domain Authorirty

Việc tạo các biến thể (như in đậm, in nghiêng hay gạch dưới) sẽ cải thiện trải nghiệm người đọc. Từ đó khả năng bài viết được khách truy cập đọc sẽ cao hơn.

Ngoài ra. Hãy nhớ giữ cho tất cả liên kết của bạn ngắn gọn và có liên quan tới nội dung bài viết. Bạn cũng có thể tạo thanh bên để đặt Link của các bài viết mới. Những điều này góp phần không nhỏ Domain Authority và tăng điểm cho Web của bạn đấy !

Xây dựng Domain Authority với các nội dung liên quan

Một phương pháp SEO hay khác đó là: Tăng cường mức độ liên quan của từ khóa và nội dung. Việc này có thể thực hiện bằng cách tạo nội dung dài, có chiều sâu và nội dung bao quát cao.

Hoặc có thể lấy bài viết về Domain Authority này của tôi như một ví dụ về tạo nội dung: Bài viết tập trung vào các vấn đề liên quan đến Domain Authority và cách tối ưu. Nội dung chú trọng vào việc giải thích khái niệm, mô tả ngắn gọn điểm tốt và cách tăng điểm.

Để có thể xây dựng nội dung hiệu quả. Chúng ta sẽ cần đáp ứng hai vấn đề chính: Từ khóa liên quan và vấn đề mọi người thường đặt câu hỏi. Bạn có thể tự tìm hiểu hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ như BiQ’s Keyword Intelligence 

Ví dụ: Bạn đang muốn tạo bài đăng nhắm mục tiêu đến khách hàng quan tâm đến SEO trang Web. Từ khóa của bạn sẽ là SEO, SEO là gì, SEO như thế nào,.. Bạn sẽ cần lên bài viết xoay quanh chủ đề này. Trên thanh công cụ của BiQ, bạn nhập từ khóa và địa điểm. Kết quả sẽ được trả về như hình bên dưới:

how to increase domain authorityCông cụ của BiQ xây dựng Domain Authority

Ở Tab Related Keywords bạn sẽ tìm thấy rất nhiều các từ khóa liên quan khác nhau. Có thể dựa vào chỉ số Value để lựa chọn từ khóa phù hợp. Chỉ số Value càng cao thì giá trị từ khóa càng lớn.

Sau khi đã đăng tải bài lên Website. Có thể dùng BiQ’s Content Intelligence để củng cố mức độ liên quan của bài viết cũng như đưa ra các thay đổi về từ khóa hoặc nội dung nếu cần thiết. Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập URL Website và từ khóa và nhấn Search.

Xem Thêm :  Bảng màu tóc nhuộm đẹp hot trends được yêu thích nhất hiện nay

Nhập URL Website và từ khóa và nhấn Search

Bảng kết quả với các thông số chi tiết sẽ được hiển thị ra như hình bên dưới. BiQ sẽ đánh giá cả ngữ điệu mà bạn sử dụng trong bài viết. Số từ cũng như các vấn đề liên quan đến SEO khác.

tăng domain authorityBiQ đánh giá ngữ điệu sử dụng trong bài viết

Ở phần WordVector SEO, BiQ sẽ hướng dẫn bạn cách cải thiện bài viết của mình. Nó sẽ đánh giá nội dung của bạn trên thang điểm %. Đưa ra các phần quan trọng,chỉ rõ phần nào cần chỉnh sửa (Edit needed) và phần nào không (Good, Great). Công cụ này khá tiện ích để giúp bạn Check Domain Authority của mình. Tương tự, các Tab Keyword SEO và Fundamental SEO cũng hoạt động như WordVector SEO.

domain authority stackingKeyword SEO,Fundamental SEO hoạt động như WordVector SEO

Bước 3: Tạo nội dung có thể liên kết

Để tạo ra những liên kết chất lượng cao từ nhiều Domain khác nhau. Bạn sẽ cần tạo nội dung chất lượng (được đăng tải một cách thường xuyên).

Tạo nội dung chất lượng từ domain chất lượng

Khi bạn tạo nội dung có chất lượng cao, sẽ có người truy cập chia sẻ bài đăng. Từ đó, Website của bạn sẽ được giới thiệu rộng rãi hơn. Nội dung càng tốt, càng có nhiều trang lớn liên kết với bài viết. Tất nhiên, bài viết của bạn phải phù hợp với thương hiệu và người đọc. Nội dung cần chứa nhiều thông tin, sáng tạo và văn phong ổn định.

Bước 4: Cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ trang 

Một bước để tăng Domain Authority tiếp theo đó là: Nhiều Website quan tâm đến việc tìm kiếm các liên kết bên ngoài đến mức bỏ qua tầm quan trọng của liên kết nội bộ. Đây chính là một trong những sai lầm lớn của việc phát triển Web.

Những liên kết nội bộ sẽ hướng khách truy cập đến những gì mà họ đang tìm kiếm. Từ đó cải thiện trải nghiệm sử dụng trang. Nếu họ đi sâu vào cách danh mục hay bài viết mà bạn đăng. Họ vẫn có thể quay lại trang chủ một cách dễ dàng (thông qua liên kết nội bộ).

Trong GTV SEO.Chúng tôi thường thực hiện các liên kết nội bộ bằng cách đề xuất các bài đăng có liên quan đến độc giả trong trường hợp họ muốn đọc thêm về chủ đề đó. Thông qua đó chúng tôi cũng có thể quảng cáo các bài viết cũ của mình.

Liên kết nội bộ bằng cách đề xuất các bài đăng liên quan đến độc giả

Các liên kết nội sẽ giúp khách hàng tránh khỏi sự hụt hẫng sau khi đọc xong bài. Cũng như khiến họ tương tác với trang web của bạn nhiều hơn. Ngoài ra, các liên kết này sẽ giúp công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang Web của bạn dễ dàng hơn.

Bước 5: Loại bỏ liên kết xấu và độc hại 

Thỉnh thoảng, nên xem lại danh sách liên kết của mình để loại bỏ những liên kết ngược hoặc độc hại. Nó sẽ giúp Website của bạn sạch và thân thiện với người truy cập hơn. Từ đó sẽ tăng Domain Authoriry là gì lên một cách đáng kể.

Những liên kết hỏng hoặc dẫn đến các trang Web xấu sẽ gây tác động tiêu cực đến trang Web. Kiểm tra từng liên kết khá là rắc rối. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng Link Manager của SEOPressor để trợ giúp. 

Sử dụng Link Manager của SEOPressor loại bỏ liên kết xấu

Bước 6: Đảm bảo trang Web thân thiện với các thiết bị di động

Hiện nay, công nghệ di động ngày càng phát triển rộng rãi. Số lượng người sử dụng di động để duyệt Web ngày càng lớn. Nếu trang của bạn chưa được tối ưu hóa hiển thị trên di động thì bạn nên bắt đầu ngay từ bây giờ. Hãy Check Domain Authority, và đảm bảo nó có đáp ứng tiêu chí thân thiện với Mobile hay không?

Việc Website không thân thiện với di động sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm (trên thiết bị di động). Nó còn khiến bạn mất nhiều khách truy cập vì thời gian chờ lâu, font chữ hiển thị sai hay Layout bị lộn xộn.

Xem Thêm :  Avatar buồn nữ ❤️ ảnh đại diện avt buồn tâm trạng cho nữ – lava

Để kiểm tra xem trang Web có thân thiện với di động không, bạn có thể truy cập Mobile-Friendly Test by Google Developers. Nó sẽ phân tích cho bạn biết trang Web bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không.

check tuổi domainKiểm tra tính thân thiện bằng cách truy cập Mobile-Friendly Test by Google Developers

Bước 7: Tăng Domain Authority bằng cách nâng cao danh tiếng 

Nâng cao danh tiếng cũng là cách tăng Domain Authority cho Website của bạn. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng cách tạo nội dung kỹ lưỡng. Đặc biệt và chuẩn xác để thu hút nhiều người theo dõi. Bạn có thể thêm các mánh khóe để nâng cao danh tiếng của mình. Bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội một cách thông minh.

Từ việc có nhiều người theo dõi, bạn sẽ củng cố được thương hiệu của mình. Thông qua đó, lưu lượng truy cập trang web sẽ tăng lên cũng như tăng được số lượng liên kết bên ngoài.

Một cách khác để nâng cao danh tiếng mà bạn có thể ứng dụng là: Đăng bài lên Blog hoặc các trang khác danh tiếng có liên quan đến ngành hàng bạn đang làm (với danh nghĩa doanh nghiệp hoặc cá nhân).

Bước 8: Tăng tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang kém sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng. Từ đó, tỉ lệ thoát trang sẽ gia tăng. Hầu hết khách truy cập không có đủ kiên nhẫn để chờ 15s cho một trang Web tải xong.

Bạn có thể tăng tốc độ tải trang bằng cách sử dụng PageSpeed (công cụ được tạo ra bởi Google). Nó không chỉ giúp bạn phân tích tốc độ tải trang mà còn đưa ra giải pháp hữu hiệu để cải thiện. Hãy kiểm tra tốc độ trang của bạn ngay tránh ảnh hưởng chỉ số Authority. Tìm ra những lỗi cần sửa để cải thiện trải nghiệm người dùng nhé!

authorities là gìTăng tốc độ tải trang bằng PageSpeed

Bước 9: Quảng bá nội dung qua mạng xã hội

Mạng xã hội là một nhân tố lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đến các xếp hạng tìm kiếm. Vì thế, hãy quảng bá nội dung của mình trên các phương tiện truyền thông để thu được những tín hiệu xã hội. Nếu tín hiệu mạng xã hội tốt sẽ tăng Domain Authority của bạn lên rất nhiều.

Nếu bạn không hành động. Nội dung của bạn sẽ chẳng thể tiếp cận được đến bao nhiêu người, nó sẽ mãi ở yên trên trang Web của bạn mà thôi.Hãy quảng cáo nội dung trên nhiều nền tảng xã hội để tăng điểm Domain và nên nhớ: Đảm bảo rằng bạn khuyến khích người dùng Follow, Like và bình luận nhé. 

kiểm tra domainQuảng cáo nội dung qua mạng xã hội

Lưu ý: Bạn cũng có thể thêm nút chia sẻ lên các mạng xã hội vào các trang trên Website của mình. Người truy cập có thể dễ dàng chia sẻ bài viết lên trang cá nhân của họ.

Kết luận

Domain Authority là một số liệu quan trọng vì nhiều lý do khác nhau. Nó cho phép bạn đánh giá hiệu suất tổng thể trang Web và giúp bạn so sánh điểm số với các đối thủ cạnh tranh.

Bằng các xác định Domain Authority của các trang Web khác. Bạn cũng có thể tìm ra những trang cùng ngành đáng để liên kết đến nội dung của mình. Còn chần chờ gì nữa, hãy thử nghiệm tăng Domain Authority ngay nhé!

Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan:


How To Make a Website!


Everyone needs a website, right?
Visit Wix: http://wix.com
My Site: http://wachewkoo.wix.com/travel
Wix is one of the easiest free website builders out there. Their Artifical Design Intelligence tool makes it simple to make stunning websites without having to deal with any code. You can choose from templates and customize it to your needs. Even better, all websites are mobilefriendly! Check out their website to find out how make a website there.
FOLLOW ME:
Snapchat https://www.snapchat.com/add/wachewkoo
Twitter http://twitter.com/austinwachukwu
Instagram http://instagram.com/austinwachukwu
Facebook http://facebook.com/austinwachukwuYT
SUBSCRIBE: http://bit.ly/AustinSub
Great Deals on Tech: http://amzn.to/1qVkWXZ
Free Amazon Prime: http://bit.ly/AustinPrime
My Video Gear: http://kit.com/wachewkoo
Business Contact: threeguystech@gmail.com
Sponsored by Wix

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button