Thủ Thuật

Bảng chuyển đổi đơn vị đo lường

Bạn đang xem: Bảng chuyển đổi đơn vị đo lường Tại Website saigonmetromall.com.vn

[ad_1]

Đơn vị đo độ dài là một trong những kiến thức cơ bản mà chúng ta được tiếp cận trong chương trình tiểu học. Muốn tiếp thu những kiến thức cao hơn, các em học sinh cần nắm được những nền tảng cơ bản nhất về đơn vị đo và cách quy đổi. Trong bài viết này, muasieunhanh.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về bảng đơn vị đo độ dài và cách quy đổi chuẩn nhất hiện nay.

Khái niệm đơn vị đo độ dài

Chúng ta nghe rất nhiều về đơn vị đo độ dài, khi đi học, đi làm và trong cuộc sống. Hàng ngày chúng ta cũng tiếp xúc rất nhiều với các đơn vị đo độ dài. Vậy về bản chất, đơn vị đo độ dài là gì? Hãy cùng chia nhỏ nó ra để tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Đơn vị là gì?

Đơn vị là đại lượng dùng để đo lường, sử dụng trong Toán học, Vật lý, Hóa học và các lĩnh vực của cuộc sống thường nhật.

Độ dài là gì?

Độ dài là khoảng cách từ điểm A đến điểm B. Thông thường, ta chỉ đo được chúng khi chúng nằm trên một đường thẳng. Nếu chúng không nằm trên một đường thẳng, bạn cần chia nhỏ quãng đường để đo lường hiệu quả nhất.

Đơn vị độ dài là gì?

Độ dài chính là con số biểu thị khoảng cách giữa 2 điểm được nói đến. Đơn vị đo độ dài là đại lượng biểu thị, đi cùng số đo ấy. 

Ví dụ: chiếc bàn dài 50cm thì 50 là độ dài, cm là đơn vị đo. Quãng đường dài 200m thì 200 là độ dài, m là đơn vị đo.

Bảng đơn vị đo độ dài

Chúng tôi xin gửi đến bạn bảng đơn vị đo độ dài chính xác nhất hiện nay:

Đơn vị lớn hơn Mét
Mét

Đơn vị nhỏ hơn Mét

km

hm

dam

m

dm

cm

mm

1 km

= 10 hm

= 1000 m

1 hm

= 10 dam

= 100 m

1 dam

= 10 m

1 m

= 10 dm

= 100 cm

= 1000 mm

1 dm

= 10 cm

= 100 mm

1 cm

= 10 mm

1 mm

Dựa trên bảng này, bạn có thể phân biệt được đơn vị nào lớn hơn, đơn vị nào nhỏ hơn. Đồng thời có thể thực hiện quy đổi đơn vị một cách dễ dàng. Bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng là những kiến thức mà học sinh lớp 2, 3, 4, 5 nên nắm vững và học thuộc.

Xem Thêm :  Stt troll người yêu hài hước ❤️️ bá đạo nhất quả đất

Ngoài ra, còn có các đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mm và lớn hơn km nhưng chúng tôi không đề cập đến ở đây. Tùy vào từng Quốc gia, đơn vị đo độ dài cũng được gọi với cái tên khác biệt. Ví dụ, dặm, inch,… là những đơn vị ít được dùng ở Việt Nam. 

Những đơn vị nhỏ hơn mm thường được sử dụng trong nghiên cứu, y học, sinh học, hóa học vật lý học,… Còn trong đời sống, chúng cũng rất ít khi xuất hiện. Bởi vật có kích thước với đơn vị nhỏ hơn mm mắt thường cũng khó có thể nhìn thấy được.

Cách đọc đơn vị đo độ dài

Nếu mới tiếp xúc với những đơn vị này lần đầu, bạn sẽ rất khó có thể đọc được chúng. Nhưng khi đã tiếp xúc với chúng đủ nhiều, việc đọc các đơn vị này không có gì khó khăn. Đối với học sinh lớp 2, bạn nên cho bé học thuộc trước và vận dụng vào các bài toán, lấy các ví dụ thực tiễn cho bé dễ hiểu

Cách đọc các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài:

  • Km: ki – lô – mét

  • Hm: Héc – tô – mét

  • Dam: Đề – ca – mét

  • m: Mét

  • Dm: Đề – xi – mét

  • Cm: Xăng – ti – mét

  • Mm: Mi – li – mét

Cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhất

Để có thể đổi đơn đơn vị đo một cách chính xác, chúng ta cần nắm vững nguyên tắc đổi, nắm được bảng đơn vị đo hoặc nhìn vào bảng đơn vị đo để áp dụng nguyên tắc này.

Nguyên tắc đổi đơn vị đo độ dài

  • Khi đổi đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề, chúng ta nhận nó với 10.

  • Khi đổi từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10

  • Nếu 2 đơn vị không đứng liền kề nhau, bạn đếm số ô mà đơn vị sau cách đơn vị trước. Số ô cách này chính là số số 0 mà bạn thêm vào số 10. Ví dụ: km cách dam 1 ô, vậy 1 km = 100 dam.

Ví dụ: 1 km bằng 10 dm. Vậy 2 km = 2×10 = 20 dm. 

           1 mm = 1/1000 cm. Vậy 1000 mm = 1000/1000 = 1cm.

            2 km = 2×100 = 200 dam.

Các vấn đề mà học sinh gặp phải khi đổi đơn vị đo độ dài

Trong quá trình thực hành đổi đơn vị đo độ dài, do chưa quen nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi nhận thấy học sinh thường gặp phải các vấn đề sau khi đổi đơn vị đo:

  • Không nắm được đơn vị đo có ký hiệu tắt như thế nào. Do đó, không hiểu đề

  • Không tìm được độ dài số đo ở trên thước kẻ

  • Không hiểu được bản chất mối quan hệ giữa các đơn vị đo, làm một cách máy móc

  • Học sinh đổi sai, đổi nhầm trong quá trình nhân chia. Từ đó dẫn đến kết quả sai mặc dù cách làm đúng. 

Xem Thêm :  10+ cách khắc phục lỗi your connection is not private trên chrome

Trên thực tế, cấp bậc tiểu học đều dùng chung một bảng đơn vị đo độ dài. Bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 2, bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 3, bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 4, bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 5 đều giống nhau. Cái khác nhau là ở khả năng nhận thức của các em. Nếu lớp 2 chỉ làm một cách máy móc thì lên lớp 5 đã có thể hiểu một cách trọn vẹn và vận dụng vào nhiều bài toán khó. Lúc này, đổi đơn vị chỉ như một phương tiện để các em thực hiện những bài toán khác mà thôi.

Để việc đổi đơn vị có hiệu quả, bạn cũng nên khuyến khích trẻ vận dụng chúng vào đời sống. Ví dụ: con cao 1m30cm, vậy là bao nhiêu mét nhỉ?, con đoán cây cầu kia dài bao nhiêu mét, vậy đổi ra cm là bao nhiêu nhỉ?…

Việc vận dụng như vậy giúp trẻ hiểu kỹ hơn, nhớ sâu hơn và phản xạ nhanh hơn. Do đó khi làm bài tập, chúng gần như không phải nghĩ quá nhiều và cũng ít bị nhầm lẫn.

Một số bài tập về đơn vị đo độ dài

Ở lớp 2, lớp 3, các bài tập về đổi đơn vị đo rất thuần túy, đơn giản với mục đích để làm quen và ghi nhớ. Tuy nhiên, khi đã lên lớp 4, lớp 5, yêu cầu với trẻ sẽ cao hơn. Các em cần vận dụng việc đổi đơn vị đo vào các bài toán đố, toán có lời văn. Để làm được điều này, các em cần hiểu kỹ và có khả năng vận dụng cao. Quy đổi đơn vị đo độ dài lớp 4 đã bắt đầu khó hơn nhiều so với lớp 2, 3.

Những bài toán về bảng đơn vị đo độ dài

Dưới đây là một số dạng bài về đơn vị đo độ dài mà bạn nên cho bé luyện tập

Dạng đổi đơn vị đo thuần túy

Đề bài: Thực hiện đổi đơn vị đo độ dài

1 m = … mm

2 km = …dam

200 cm = …m

3000 m = …km

5 m = …dm

Đáp án:

1 m = 1000 mm

2 km = 200 dam

200 cm = 2 m

3000m = 3 km

5m = 50 dm

Để ra được kết quả này, cần vận dụng các quy tắc đổi đơn vị đo và bảng đơn vị đo độ dài.

Dạng toán thực hiện phép tính cần vận dụng việc đổi đơn vị đo

Đề bài:

8 km + 3 km = ?

20 m – 5 m =?

20 m + 2 cm = ?

2 km – 10 hm = ?

Đáp án:

8 km + 3 km = 11 km

20 m – 5 m =15 m

20 m + 200 cm = 22 m

2 km – 10 hm = 1 km

Đối với những phép tính khác đơn vị đo, chúng ta cần quy đổi về 1 đơn vị đo chung rồi mới thực hiện phép tính đó. Nếu cứ để chúng ở 2 đơn vị đo khác nhau, các em nhìn vào rất dễ bị rối và rơi vào tình trạng không biết phải làm sao.

Dạng so sánh các đơn vị đo

Đề bài: Điền vào chỗ chấm dấu “>”, “<”  hoặc “=”

1m2cm … 300 cm

2km3dam … 200 dam

200 m … 2dam

50 mm … 4 cm

Đáp án:

1m2cm < 300 cm

2km3dam > 200 dam

200 m = 2dam

50 mm > 4 cm

Xem Thêm :  Hướng dẫn cách ghi số tiền bằng chữ trên hoá đơn gtgt đúng

Dạng bài tập này đã khó hơn một chút so với 2 dạng bài trên. Không chỉ là quy đổi và tính toán, bé còn cần có kỹ năng so sánh. Để thực hiện nó, việc đầu tiên cần làm vẫn là quy đổi Sau khi quy đổi hết về 1 đơn vị nhất định, bạn tiến hành tính toán, cộng các đơn vị đã quy đổi ở cùng 1 vế (ví dụ: 2km3dam = 200km + 3dam = 203dam). Sau khi đã quy đổi và tính toán, bạn sẽ tiến hành so sánh 2 vế với nhau. Bước tính toán cần làm cần thận, nếu không rất dễ nhầm lẫn và dẫn đến hậu quả sai.

Dạng bài toán có lời văn cần vận dụng việc đổi đơn vị đo

Đề bài:

Quãng đường từ nhà Lan đến cây xăng dài 3 km. Quãng đường từ cây xăng đến trường dài 500 m. Hỏi quãng đường từ nhà Lan đến trường dài bao nhiêu km?

Đáp án:

Đổi: 500 m = 500/1000 = 0,5 km

Quãng đường từ nhà Lan đến trường dài số km là:

3 + 0,5 = 3,5 (km)

                    Đáp số: 3,5 km

Để làm dạng bài tập này, trước hết bạn cần đọc thật kỹ đề bài để xem người ta cho những dữ kiện gì và yêu cầu chúng ta làm gì. Đối với bài tập trên, đề bài yêu cầu tìm quãng đường từ nhà đến trường, kết quả ở đơn vị km. Nếu không đọc kỹ, rất nhiều người sẽ quy đổi về m. 

Mặc dù kết quả không sai nhưng không đúng yêu cầu đề bài nên cũng không có giá trị. Sau khi đã xác định được yêu cầu đề bài, ta sẽ tiến hành quy đổi và tính toán. Hãy nhớ có cả lời giải và đáp số, nếu không bài toán sẽ bị tính là chưa hoàn thiện.

Trên đây là những chia sẻ về bảng đơn vị đo độ dài và cách quy đổi các đơn vị. Hy vọng thông qua những ví dụ và bài tập thực hành, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách chuyển đổi đơn vị. Bạn cũng có thể vận dụng những kiến thức này vào để dạy con, cháu,… Hãy rèn luyện cho trẻ tính cẩn thận trong tính toán và phản xạ nhanh trong tư duy. 

Những bài tập này rất thực tế, có thể áp dụng cả trong cuộc sống thường ngày. Do vậy, bạn có thể giải đáp thắc mắc cho con bất cứ khi nào. Khi có bố mẹ đồng hành trong quá trình học, việc học tập của trẻ sẽ dễ dàng hơn. Trẻ cũng sẽ có động lực để cố gắng hơn mỗi ngày. Chúc bé tiếp nhận đơn vị đo độ dài chính xác và biết vận dụng linh hoạt.


[Toán nâng cao lớp 3] ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI – Thầy Khải- SĐT: 0943734664


Thầy Giáo: LÊ QUANG KHẢI
CHUYÊN GIA TOÁN \u0026 TIẾNG VIỆT KHỐI TIỂU HỌC
► Facebook Thầy giáo : https://www.facebook.com/thaylequangkhai
► Fanpage : https://www.facebook.com/thaygiaolequangkhai/
► Group : https://www.facebook.com/groups/462453217495672/
LIÊN HỆ KHÁC
►Đăng kí học online cùng thầy thì inbox hoặc liên hệ sđt Thầy : 094.373.4664
►Em ấn \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button