Giáo Dục

Văn bản: đấu tranh cho một thế giới hoà bình

dau-tranh-cho-mot-the-gioi-hoa-binh-sgk-ngu-van-9-tap-1

đấu tranh cho một thế giới hoà bình
(trích Thanh gươm Đa-mô-clét – G.G. Mác-két)

Văn bản:

[…] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay là ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét[1], về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách nay 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.

Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là việc nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch[2]” hạt nhân. Chỉ do sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.

Năm 1981, UNICEF[3] đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. Chương trình này dự kiến cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh, và tiếp tế thực phẩm, nước uống. Nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỷ đô la. Tuy nhiên số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu.

Và đây là một ví dụ khác trong lĩnh vực y tế: Giá của 10 chiếc tàu sân bay[4] mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít, trong số 15 chiếc mà Hoa kỳ dự định đóng từ nay đến năm 2000, cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong cũng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho Châu phi mà thôi.

Một ví dụ trong lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: Theo tính toán của FAO[5], năm 1985, người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX… Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.

Một ví dụ trong lĩnh vực giáo dục: Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. […]

Một nhà tiểu thuyết lớn của thời đại chúng ta đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng trái đất của chúng ta chính là địa ngục của các hành tinh khác? Có lẽ sự việc giản đơn hơn nhiều: Nó chỉ là một cái làng nhỏ mà thánh thần đã bỏ quên ở ngoại vi vũ trụ.

Tuy nhiên, ý nghĩ dai dẳng cho rằng trái đất là nơi độc nhất có phép màu của sự sống trong hệ mặt trời, ý nghĩ đó đã đẩy chúng ta tới kết luận này, không thể khác được: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí.

Không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa […]. Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua 4 kỉ địa chất[6], con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tụê con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.

Xem Thêm :  Tả một khu vui chơi giải trí mà em thích (30 mẫu)

Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng. Nhưng dù cho tai hoạ có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích. […]

Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng một sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến những tên thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hoà bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xoá bỏ khỏi vũ trụ này.

Chú thích:

[1] Thanh gươm Đa-mô-clét (một điển tích lấy từ thần thoại hy lạp): Đa-mô-clét treo thanh gươm ngay phía trên đầu bằng sợi lông đuôi ngựa. Điển tích này chỉ mối nguy cơ đe doạ trực tiếp sự sống của con người.
[2] Dịch hạch: bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, do một loại vi khuẩn từ bọ chét của chuột đã mắc bệnh truyền sang người; khi thành dịch lây lan rất nhanh, đe doạ tính mạng nhiều người. “Dịch hạch” hạt nhân: vũ khí hạt nhân đe doạ loài người như nguy cơ bệnh dịch hạch (cách nói ẩn dụ).
[3] UNICEF (viết tắt của United Nations International Children’s Emergency Fund): tên thường gọi là Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.
[4] Tàu sân bay: tàu chiến loại lớn chuyên dùng để chở máy bay, có sân bay để cho máy bay lên xuống.
[5] FAO (viết tắt của Food and Agriculture Organization): tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thuộc Liên hợp quốc.
[6] Kỉ địa chất: đơn vị thời gian địa chất, bậc dưới của đại, dài từ hàng triệu đến hàng chục triệu năm.

Tháng 8 năm 1986, nguyên thủ sáu nước Ấn độ, Mê-hi-cô, thuỵ Điển, Ác-hen-ti-na, Hy lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô, đã ra một bản tuyên bố chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hoà bình thế giới. Nhà văn Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. Văn bản trên trích từ tham luận của ông. Tên biên bản là do người biên soạn đặt.

Nguồn: G.G. Mác-két, Thanh gươm Đa-mô-clét, bản dịch của N.V., báo Văn nghệ, ngày 27 – 9 – 1986.

I. Đọc hiểu văn bản:

Câu 1: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản.

Câu 2: Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?

Câu 3: Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Câu 4: Vì sao có thể nói: “Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa?” Em có suy nghĩ gì trước cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?

Câu 5: Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?

II. Luyện tập.

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G Mác-két.

Xem Thêm :  Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách hồ chí minh

* Soạn bài:

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
(trích Thanh gươm Đa-mô-clét – G.G. Mác-két)

Câu 1:

a. Luận đề: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ đó là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

b. Hệ thống luận điểm

– Các kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

– Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện cuộc sống cho hàng tỉ người trong các lĩnh vực: xã hội, y tế, lương thực, giáo dục…

– Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược lại với lí trí tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.

– Vì vậy tất cả mọi người có nhiệm vụ ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân, cùng đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

Câu 2:

Mở đầu, tác giả xác định thời gian một cách cụ thể (ngày 8-81986), số lượng đầu đạn hạt nhân với sức tàn phá khủng khiếp sẽ làm biến mất mọi dấu vết của sự sống trên trái đất gấp mười hai lần.

Kho vũ khí hạt nhân ấy có thể tiêu diệt tất cả hành tinh đang xoay quanh hệ mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế cân bằng của hệ mặt trời.

Cách vào đề trực tiếp với những chứng cứ cụ thể, mạnh mẽ đã thuyết phục người đọc và tạo được ấn tượng về tầm quan trọng của vấn đề được đặt ra bằng các số liệu: 50.000 đầu đạn hạt nhân, bên cạnh 500 triệu trẻ em nghèo khổ, 4 tấn thuốc nổ..

Câu 3:

Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn. Sau đó, tác giả nêu ra hàng loạt Số liệu So sánh thật thuyết phục: giữa chi phí giúp con người và nhiều mặt y tế, giáo dục, lương thực với chi phí chế tạo vũ khí hạt nhân giết người khủng khiếp:

– Cứu trợ 500 triệu trẻ em nghèo khổ chỉ tốn 100 tỉ đô la. Đó là một khoản tiền không thể có được. Nhưng nó cũng chỉ bằng chi phí cho 100 máy bay B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.

– Bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi cũng chỉ cần số tiền bằng 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân của Mĩ.

– Giải quyết việc thiếu dinh dưỡng cho 575 triệu người chỉ cần số tiền chi cho 149 tên lửa MX là đủ; chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.

– Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại lí trí tự nhiên nữa, (tức là quy luật tiến hoá, phát triển của tự nhiên). Tác giả đưa ra những chứng cứ về cổ sinh học và địa chất học để chứng minh cho lập luận đã nêu:

– Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên Trái Đất:

+ Trải qua 380 triệu năm, con bướm mới bay được.

+ 180 triệu năm nữa, bông hồng mới nở.

– Trải qua bốn kẻ địa chất:

+ Con người mới hát được hay hơn chim.

+ Con người mới chết vì yêu.

Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, tất cả quá trình tiến hoá vĩ đại của hàng bao nhiêu triệu năm, nhân loại sẽ trở lại điểm xuất phát ban đầu, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hoá.

Luận điểm này của tác giả giúp ta nhận thức sâu sắc tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của chiến tranh hạt nhân.

Câu 4:

Lời kêu gọi đấu tranh cho hoà bình luôn là vấn đề được nhân loại quan tâm hàng đầu vì nó quan hệ đến cuộc sống của tất cả loài người. Nhận thức về nguy cơ chiến tranh và đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu khẩn thiết, cấp bách cho mỗi chúng ta. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại và có tính nhân văn sâu sắc.

Xem Thêm :  Phân tích sóng xuân quỳnh hay nhất

Lời cảnh báo của Mác-két về mối hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại, về sự tốn kém và phi lí của cuộc chạy đua vũ trang đi ngược lại lợi ích và sự phát triển của thế giới đã thức tỉnh mỗi người chúng ta. Cần phải hành động ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

Câu 5:

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người, nhất là ở các nước chậm phát triển. Chiến tranh hạt nhân thật vô cùng phi lí, phản văn minh vì nó tiêu diệt mọi sự sống.

Tuy nhiên, từ những lập luận trên, tác giả không nhằm đưa người đọc đến sự âu lo, bị quan về vận mệnh của nhân loại mà hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mỗi con người, của toàn thể loài người.

II. Luyện tập

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G Mác-két.

Đoạn văn 1:

Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn Mác-két đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính chúng ta về chiến tranh hạt nhân – điều đang đe dọa trầm trọng đến mạng sống và sự phát triển của toàn nhân loại. Chiến tranh hạt nhân không những ghê gớm như một loại bệnh dịch, có thể quét sạch sự sống trên hành tinh này mà nó còn có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta trở về thời kì đồ đá, tiêu diệt hết toàn bộ nền văn minh trong hàng bao nhiêu triệu năm. Bởi vì sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang hạt nhân mà chính chúng ta bị tước đi cơ hội phát triển những điều kiện sống tốt đẹp của mình. Bài viết này đã nêu ra những lập luận sắc bén, khiến chúng ta không thể làm ngơ trước mối đe dọa lớn đang đè nặng lên tương lai của loài người, chúng ta phải hành động để bảo vệ một thế giới hòa bình, tốt đẹp không có chiến tranh hạt nhân.


Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Ngữ văn 9 – Cô Phạm Lan Anh (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 9 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan9, dautranhchomotthegioihoabinh
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ Văn 9 Cô Phạm Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Xmux8DJ4ZBtcXoNcWzRH5
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Nguyễn Thu Hà:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VJEQ25gKtpc3EOjfxDYDyT
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Thầy Đinh Trường Giang:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VbfDLA58MmDyT5sMWq_1Wk
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 9 Cô Nguyễn Thị Hằng:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7W8ZMc78d9uhaxz9fWuJww_
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 9 Cô Đỗ Chuyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7WEwIKc548fCxYWIhQhoTXy
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 9 Cô Phạm Thị Hồng Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Vy5uT6ZlHtfhsb7FSx7JIi
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 9 Cô Lê Minh Phương:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7W6wjXWKbhViVzp8KYYaOOh
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 9 Cô Nguyễn Dung:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XQbH4Y7y2oKitxPLdumJsG
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 9 Cô Nguyễn Ngọc Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VK57bTSU8DHSoJkdtQfE
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Phạm Thị Huệ Chi:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7XCAc50Mt24i3iKwfyHSOW2
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 9 Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VJmCOho_xbeGJth0COVhyD
▶ Danh sách các bài học môn Hóa học 9 Cô Phạm Huyền:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Xrg5NeAo8cijMLy2ef_GAv
▶ Danh sách các bài học Ôn thi vào 10 môn Toán Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7V7nT3962l1VXkp16VhR

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button