Giáo Dục

Cách lập dàn bài văn nghị luận, hướng dẫn cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Để làm một bài văn nghị luận hay, đầy đủ ý và có thể gây thiện cảm với người chấm cũng như đạt điểm cao trong các kỳ thi kiểm tra, chuyển cấp thì việc phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận là việc quan trọng mà các bạn học sinh không được xem nhẹ. Tuy nhiên nhiều bạn đọc lại chưa nắm được cách lập dàn ý bài văn nghị luận sao cho nhanh, đúng và đủ ý.

Bài viết sau của chúng tôi xin hướng dẫn Cách lập dàn ý bài văn nghị luận đến bạn đọc quan tâm theo dõi.

Lập dàn ý là gì?

Lập dàn ý bài văn nghị luận là việc chọn lọc, sắp xếp và triển khai hệ thống các luận điểm, luận cứ (nội dung cơ bản) theo bố cục ba phần của văn bản.

Cũng giống các dạng bài văn khác, để làm tốt một bài văn nghị luận chúng ta cần phải biết cách lập dàn ý để xây dựng logic bố cục, triển khai làm bài đúng yêu cầu và không quá sa đa vào một vấn đề mà làm mất thời gian triển khai các ý khác của cả bài.

Tác dụng của việc lập dàn ý bài văn nghị luận

Việc việc lập dàn ý trong bài văn nghị luận có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.

Việc lập dàn ý bài văn nghị luận giúp việc tìm và lựa chọn ý cho bài viết có nội dung toàn diện, phong phú, bám sát đề, làm nổi bật trọng tâm của bài viết. Việc lập dàn ý giúp bao quát, kiểm soát được nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận,… ra sao.

Xem Thêm :  Top 10 bài văn tả hoa đào lớp 4 mới nhất

Tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng, tránh tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý.

Bên cạnh đó khi đã có dàn ý, người viết sẽ biết phân bổ thời gian làm bài hợp lí, để không bị thiếu thời gian

Vậy cụ thể Cách lập dàn ý bài văn nghị luận ra sao mời bạn đọc theo dõi nội dung phần tiếp theo để có câu trả lời.

Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Thông thường Cách lập dàn ý bài văn nghị luận được sử dụng phổ biến gồm việc học sinh, người học xác định rõ các nội dung sau:

Bước 1: Tìm ý cho bài văn như  xác định đề; Xác định các luận điểm và tìm luận cứ cho các luận điểm; đưa ra lập luận giải thích phân tích bài văn nghị luận.

+ Xác định đề là việc xác định giới hạn mục tiêu của đề viết về cái gì.

+ Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, hay câu phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

+ Lập cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mơi khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

+ Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

Bước 2: Sau khi tìm ý cho bài văn nghị luận tiến hành lập lập dàn ý chi tiết 03 phần: Mở bài; Thân bài; Kết luận. Nội dung mỗi phần làm rõ các vấn đề cần phân tích.

+ Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề

Xem Thêm :  Ngữ pháp tiếng anh: trạng từ- adverb (phần i)

+ Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo trình tự logic

+ Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày; nêu những nhận định, bình luận nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.

Ví dụ về cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Nhằm giúp độc giả hình dung rõ hơn về Cách lập dàn ý bài văn nghị luận Luật Hoàng Phi xin đưa ra dàn ý mẫu đối với đề văn nghị luận xã hội về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

Bước 1: Tìm ý

+ Tìm hiểu đề: Đề bài yêu cầu chứng minh về lòng biết ơn của cá nhân với ông cha.

+ Luận điểm, luận cứ

Giải thích câu tục ngữ  theo nghĩa đen, nghĩa bóng để cho mọi người hiểu như nước là gì, nguồn là gì; tại sao uống nước cần nhớ nguồn.

Vai trò, sự cần thiết của lòng biết ơn: Quan trọng; cần thiết; ..

Dẫn chứng cụ thể thuyết phục  về tầm quan trọng của vấn đề: Trong sách vở, trong thực tế;..

Liên hệ bản thân; nêu đánh giá, nhận xét của cá nhân đối với vấn đề.

+ Phương pháp lập luận: Giải thích; chứng minh.

Bước 2:

Mở bài: Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp và đánh giá sơ qua về vấn đề.

Từ xưa đến nay, Việt Nam có biết bao nhiêu đạo lý sống được cha ông truyền và con cháu lưu giữ. Trong đó phải kể đến Uống nước nhớ nguồn là đạo lý sống của nhân dân Việt Nam được hun đúc qua bao đời. Có thể thấy đây là truyền thống tốt đẹp của cha ông ta để lại. Mỗi người có quả ngọt ngày nay là do công sức của cha ông ta để lại.

Thân bài:

– Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:

 + Nghĩa đen: nguồn là gì; nước là gì; tại sao uống nước nhớ nguồn và khẳng định là người sử dụng nước sạch do nguồn tạo ra thì phải biết ơn nó

+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng.

– Vai trò của lòng biết ơn:

Có ý nghĩa quan trọng; là truyền thống quý báu của nhân dân ta được trải qua bao đời.

Xem Thêm :  Tuyển chọn 9 bài cảm nhận về nhân vật vũ nương đạt điểm cao

– Những dẫn chứng về lòng biết ơn:

+ Qua lịch sử dựng nước và giữ nước của các vua Hùng; chiến sĩ cách mạng mà nên.

+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ; ngày kỉ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/10; Bác sĩ Việt Nam 27/2;…

+ Các chính sách Nhà nước với những người có công: bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh; người già;…

 + Đền đáp, nhớ đên công lao của họ

– Liên hệ bản thân: Ra sức học tập tu dưỡng rèn luyện đạo đức; gìn giữ phát huy truyền thống dân tộc; …

– Mở rộng, nâng cao vấn đề:

+ Khẳng định “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống văn hóa đẹp của dân tộc. Mỗi cá nhân và xã hội cần tích cực gìn giữ và phát huy nó như một đạo lí làm người không thể thiếu.

+ Trong cuộc sống, vẫn còn những việc làm đi ngược với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”; cần phê phán và khắc phục, ra sức loại bỏ những việc đó.

+ Việc giúp đỡ người khác không phải để được nhận lại sự trả ơn mà là để phát huy truyền thống dân tộc, để lan tỏa tình yêu thương.

Kết bài: Tổng kết lại ý nghĩa của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và truyền thống quý báu mà nó nêu lên. Nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ.

Hy vọng những chia sẻ về nội dung Cách lập dàn ý bài văn nghị luận chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc quan tâm theo dõi, nhất là các em học sinh.


MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 | LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN | 13H30 NGÀY 27.04.2020 | HANOITV


Học trên truyền hình: Môn Ngữ Văn Lớp 10
Bài giảng: Lập dàn ý bài văn nghị luận
Giáo viên: Nguyễn Bảo Nhung THPT Lê Quý Đôn
1. Học trực tiếp khi phát sóng
Các chương trình được phát trên Kênh 1 và 2 Truyền hình Hà Nội.
Học sinh có thể học trực tuyến trên các nền tảng:
Youtube: https://www.youtube.com/hanoitvgo
Facebook: https://www.facebook.com/hanoitv.vn
Website: hanoitv.vn bấm vào mục LIVE TV (Truyền hình trực tuyến)
Ứng dụng App \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button