Giáo Dục

Đại từ là gì

Bạn đang xem: Đại từ là gì Tại Website saigonmetromall.com.vn

Trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ học, từ loại luôn là vấn đề được nghiên cứu từ rất sớm. Thâm chí, nó còn được xem là vấn đề cổ truyền bậc nhất của ngữ pháp học truyền thống.

Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ tuy chiếm một số lượng ít nhưng lại có một vị trí quan trọng, tần số sử dụng rất cao; có vai trò cần thiết trong ngôn ngữ và giao tiếp. Nó chi phối rất nhiều đến hoạt động giao tiếp của con người.

Vậy Đại từ là gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Đại từ là gì?

Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, … được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Ví dụ:

– “Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa.” Từ “nó” để chỉ nhân vật em gái.

– “Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng dõng dạc nhất xóm.” Từ “nó” để chỉ con gà của anh Bốn Linh.

-> Biết được nghĩa trên là nhờ vào ngữ cảnh và các từ ngữ chỉ người, vật mà nó thay thế ở câu văn trước.

Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ, …

Ví dụ:

– “Lan đi du học. Mọi người đều nhớ .” Từ “nó” sử dụng trong câu là để chỉ người, và đảm nhiệm vai trò bổ ngữ cho động từ “nhớ” đi liền trước nó.

– “Tập thể dục là hoạt động thể chất của cơ thể. giúp ta rèn luyện sức khỏe tốt”. Từ “nó” là để chỉ hành động, và đảm nhiệm vai trò chủ ngữ trong câu.

Xem Thêm :  Tải tranh tô màu công chúa dễ thương cho bé, tải bộ tranh tô màu công chúa dễ thương cho bé

Đại từ trong tiếng việt

Đại từ trong tiếng việt được biết đến chính là những từ dùng để xưng hô hay dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Chức năng của đại từ trong tiếng việt  Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ

Phân loại đại từ trong tiếng việt về cơ bản, đại từ trong tiếng việt được chia làm 3 loại:

– Đại từ nhân xưng: Còn được gọi là đại từ chỉ ngôi. Đại từ nhân xưng được dùng thay thế danh từ, chỉ  mình hoặc người khác khi giao tiếp. Đại từ nhân xưng được thể hiện ở 3 ngôi là ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói, ngôi thứ 2 được dùng để chỉ người nghe và ngôi thứ 3 là người được ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 nói tới.

– Đại từ dùng để hỏi: Ai? Bao nhiêu? nào?..

– Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng: Vậy, thế,…

Bên cạnh các đại từ xưng hô phổ biến, thì tiếng việt còn sử dụng nhiều danh từ làm đại từ xưng hô (gọi là đại từ chỉ ngôi lâm thời), bao gồm: đại từ chỉ quan hệ gia đình, đại từ chỉ chức vụ nghề nghiệp.

– Đại từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, cháu,… Nguyên tắc để sử dụng các danh – đại từ này là dựa vào vị thế của các vai giao tiếp. Người đóng vai giao tiếp có quan hệ như thế nào thì sử dụng danh từ chỉ ngôi như vậy. Ví dụ, người giao tiếp là bà và cháu (có thể là bà – cháu theo quan hệ gia đình, hoặc bà – cháu theo nghĩa mở rộng) thì cần sử dụng đại từ “bà” và “cháu”. Như vậy, các danh – đại từ chỉ ngôi có thể được dùng trong gia đình hoặc dùng để xưng hô trong xã hội.

– Đại từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: Bộ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng, bác sĩ, y tá, luật sư, giáo viên…

Cách xác định việc dùng đại từ: Để biết khi nào một danh – đại từ chỉ quan hệ gia đình, chỉ chức vụ nghề nghiệp, được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào được dùng để xưng hô, thì cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng. Ví dụ:Bà của em rất tốt bụng (“Bà” – chỉ quan hệ gia đình)

Xem Thêm :  Thơ hài hước ngắn hay nhất ❤️ thơ chế bựa ngắn bá đạo

Bà Tư nấu ăn rất ngon (“Bà” là danh từ chỉ đơn vị)

Cháu chào bà ạ (“bà” là danh từ được dùng để xưng hô)

Theo sách giáo khoa lớp 7, đại từ được chia làm 2 loại: đại từ để trỏ và đại từ để hỏi

– Đại từ để hỏi về người và sự vật: Ai, gì,..

– Đại từ để hỏi về số lượng: Mấy, bao nhiêu,…

– Đại từ hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào,…

Phân loại đại từ trỏ và đại từ để hỏi

Thứ nhất: Đại từ để trỏ

Đại từ để trỏ dùng để:

– Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô): tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng mày, họ, …

Ví dụ: Từ “bác” được sử dụng trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là để chỉ người – một người bạn tri kỷ của ông đến bây giờ mới tới thăm.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

– Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu, …

Ví dụ: Mặc dù từ “bao nhiêu” là một từ để hỏi, nhưng trong nhiều ngữ cảnh, nó lại đóng vai trò là đại từ dùng để trỏ chung.

Qua đỉnh ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu

(Ca dao)

– Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: vậy, thế, …

Ví dụ: Từ “Thế nào” mặc dù là từ để hỏi, nhưng đứng trong câu này lại là đại từ dùng để chỉ chung.

Thế nào anh cũng đến nhé”.

Thứ hai: Đại từ để hỏi

Đại từ để hỏi dùng để:

– Hỏi về người, sự vật: ai, gì, …

Ví dụ: Từ “ai” được sử dụng trong câu ca dao là đại từ dùng để hỏi.

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

(Ca dao)

– Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy, …

Xem Thêm :  What are past participles?

Ví dụ: Em có bao nhiêu cái bút?

– Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: sao, thế nào, …

Ví dụ: Chuyện xảy ra thế nào?

Sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa đại từ xưng hô tiếng Việt và đại từ xưng hô trong tiếng Anh

– Về số lượng: Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh.

– Ý nghĩa biểu cảm: Tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn.

Ví dụ:

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Ngôi thứ nhất số ít

Tôi mình, tớ, tao, …

I

Ngôi thứ ba số ít

Hắn, y, nó, anh ấy, cô ấy

He

Trên đây là một số vấn đề và ví dụ đi kèm liên quan đến “Đại từ là gì?” Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc các bạn học tập thật tốt. Xin cảm ơn.


Đại từ – Ngữ văn 7 – Cô Trương San (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 7 Đại từ
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về tác phẩm: Đại từ . Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan7, daitu
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 7 Cô Trương San:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VFdvOqi8C7qL9J4xez3xO
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 7 Cô Mạc Phạm Đan Ly:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7Vi8zm6OeX8tUNNOwTFOb4J
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 7 Cô Đỗ Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7U1g167kC673iDY0HfEOoIn
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 7 Cô Nguyễn Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7UsZMjvLDZAdOxSAg19aoba

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button