Giáo Dục

Việt nam có bao nhiêu đặc khu kinh tế, đặc khu kinh tế là gì

Trong chúng ta hẳn ai cũng đã từng nghe ít nhất một lần cụm từ “đặc khu kinh tế”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đặc khu kinh tế là gì, lợi ích của nó ra sao, trên thế giới và ở Việt Nam có những đặc khu kinh tế nào. Do vậy, bài viết sau đây chúng tôi giúp bạn đọc hiểu rõ hơn điều đó.

Đặc khu kinh tế trong tiếng Anh nghĩa là Special Economic Zones – SEZ, đây là các khu vực kinh tế được thành lập trong một quốc gia với mục đích thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước bằng những biện pháp khuyến khích đặc biệt.

Sử dụng thuật ngữ đặc khu kinh tế để chỉ những khu vực kinh tế tại nơi ấy. Những công ty sẽ không bị đánh thuế hoặc bị đánh thuế nhưng với mức độ nhẹ khi đầu tư vào nơi này, mục đích là để khuyến khích hoạt động kinh tế phát triển hơn.

Đặc khu kinh tế được xác định riêng tùy theo mỗi quốc gia khác nhau. Theo ngân hàng thế giới vào năm 2008, đặc khu kinh tế là khu vực được giới hạn về mặt địa lý và nó thường được đảm bảo về mặt vật lý, nghĩa là có rào chắn, có người quản lý, điều hành.

Ngoài ra, nó còn được nhận các lợi ích dựa trên vị trí thực tế trong khu vực như lợi ích miễn thuế, thủ tục đơn giản,…

Cuối năm 1950, những đặc khu kinh tế SEZ bắt đầu xuất hiện tại các nước công nghiệp. Đầu tiên nhất là ở sân bay Sannon tại Clare, Ireland. Còn tùy vào mỗi quốc gia khác nhau mà các đặc khu kinh tế sẽ có những tên gọi khác nhau như sau:

  • Khu thương mại tự do FTZ
  • Khu chế xuất EPZ
  • Khu kinh tế tự do FZ
  • Khu công nghiệp IE
  • Cảng tự do Free Ports

Những biện pháp khuyến khích đặc biệt hay được áp dụng tại các đặc khu kinh tế nhằm thu hút đầu tư cụ thể như sau:

  • Tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, miễn giảm thuế, đơn giản hóa các thủ tục, những chính sách linh hoạt về người lao động.
  • Các hạ tầng tiện lợi, tạo điều kiện sống thật tốt cho người làm việc ở trong đặc khu kinh tế.
  • Tại các vị trí chiến lược gắn liền với cảng biển, cảng hàng không quốc tế,…
  • Các hỗ trợ và ưu đãi khác.

Lợi ích đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế được tạo nên thúc đẩy công nghiệp hóa, tăng trưởng kinh tế bền vững. Lợi ích mà đặc khu kinh tế mang lại như sau:

  • Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động của địa phương và nguồn lao động ở các khu vực lân cận.
  • Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
  • Phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực này
  • Tránh tình trạng thuế tràn lan

So sánh các đặc khu kinh tế và khu công nghiệp thông thường

Để hiểu rõ hơn về các đặc khu kinh tế và khu công nghiệp thông thường bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

 

Nội dung
Đặc khu kinh tế
Khu kinh tế – Công nghiệp

Chức năng
Đa dạng
Sản xuất – Chế biến

Thời gian thuê đất
Tối đa 99 năm
Tối đa 50 năm

Thuế thu nhập cá nhân
●       Miễn thuế TNCN trong 5 năm.

●       Giảm 50% thuế TNCN trong các năm tiếp theo

Theo luật định

Thuế thu nhập doanh nghiệp
10% trong 30 năm
20% ưu đãi về thuế tùy theo chính sách từng địa phương khác nhau.

Tổ chức chính quyền
●       Không có hội đồng nhân dân.

●       Trưởng đặc khu là do thủ tướng bổ nhiệm.

Ban quản lý khu kinh tế – khu công nghiệp trực thuộc tỉnh UBND thành phố bổ nhiệm.

Sở hữu nhà với người nước ngoài
●       Tự do mua bán nhà với người có thời gian lao động trên 3 tháng.

●       Thời hạn vĩnh viễn đối với nhà ở biệt thự.

●       99 năm với chung cư.

Tối đa 50 năm

Casino
Người Việt vào chơi Casino
Người Việt chỉ chơi Casino với các điều kiện trong thời gian thí điểm 3 năm.

 

Luật đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế của có luật riêng biệt. Dự thảo luật đặc khu kinh tế là do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam chủ trì xây dựng, nó được gọi tắt là Dự thảo Luật Đặc Khu.

Xem Thêm :  Nội dung chính bài bác ơi! (bài đọc thêm)

Dự thảo Luật đặc khu đã được chính phủ quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 năm 2017, được tiếp thu chỉnh lý và trình tiếp vào kỳ họp thứ 5.

Song đến ngày 9/6/2018 chính phủ ở nước ta đã thông báo đề nghị ủy ban thường vụ Quốc Hội Việt Nam lùi việc thông qua Dự án Luật Đặc khu sang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 (tháng 10 năm 2018) để có thêm thời gian nghiên cứu.

Ngày 11 tháng 6 năm 2018 Quốc hội đã cho ý kiến về việc rút nội dung biểu quyết thông qua Dự án Luật Đặc Khu.

Kết quả biểu quyết 423 đại biểu tán thành rút trong tổng số 432 đại biểu tham gia biểu quyết ( tổng số đại biểu Quốc hội là 487.55 đại biểu không tham gia biểu quyết) chiếm tỉ lệ 87.45%.

Các đặc khu kinh tế trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có trên 4300 khu kinh tế tự do ở hơn 140 quốc gia.

Đặc khu kinh tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam có tổng cộng ba đặc khu kinh tế bao gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Dự kiến những đặc khu này sẽ tạo sức hút cực kỳ lớn của các nhà đầu từ trong và ngoài nước.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, ba đề án đặc khu kinh tế cần khoảng 70 tỉ USD, tức là khoảng 1.57 triệu tỉ đồng, Vân Đồn cần 270 ngàn tỉ (2018 đến 2030), Bắc Vân Phong 400 ngàn tỉ (2019 đến 2025) và cuối cùng Phú Quốc là 900 ngàn tỉ (2016 đến 2030).

khu kinh tế Phú Quốc – Kiên Giang

Ngày 22/5/2013 Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam đã ra quyết định 31/2013/QD-TTg về việc thành lập khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Khu kinh tế Phú Quốc chính thức được thành lập khi quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2013.

Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2030 sửa đổi, Phú Quốc sẽ có thêm 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch phức hợp 5 sân golf. Theo dự kiến, Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu kinh tế vào năm 2020.

Đặc khu kinh tế Vân Đồn Quảng Ninh

Đặc khu kinh tế Vân đồng chính là khu kinh tế ở miền Bắc Việt Nam được thành lập vào năm 2007 với mục tiêu trở tâm một trung tâm sinh thái biển đảo chất lượng cao, dịch vụ chất lượng.

Không những vậy, nơi đây còn đặt mục tiêu trở thành trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm một khu phi thuế quan và một khu thuế quan có diện tích rộng 2.200km. Trong đó diện tích của đất là 551.33km2 và vùng biển rộng 1620k2.

Đặc khu kinh tế bắc Vân Phong – Khánh Hòa

Được thành lập vào năm 2005, đặc khu kinh tế Bắc Phong Vân được đặt mục tiêu trở thành mộ hạt nhân tăng trưởng kinh tế, trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực Nam Trung bộ.

Đây chính là một đặc khu kinh tế tổng hợp lấy khu cảng trung chuyển container quốc tế làm chủ đạo. Có một khu phi thuế quan và một khu thuế quan ngăn cách nhau bằng tường rào.

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong với diện tích hơn 1500km2, trong đó có phần biển rộng 800km2. Lợi thế của nó là cảng nước sâu Đầm Môn, nó có thể tiếp nhận tàu 200 DWT ra vào dễ dàng, giao thông tiện lợi do nằm trên giao lộ Bắc Nam và Tây Nguyên.

Các đặc khu kinh tế khác trên thế giới

Anh

  • London Docklands

Ấn Độ

với tổng cộng 10 đặc khu kinh tế

  • Khu kinh tế đặc biệt Visakhapatnam
  • Khu kinh tế đặc biệt Kandla
  • Khu kinh tế đặc biệt Surat
  • Khu kinh tế đặc biệt Cochin
  • Khu kinh tế đặc biệt Indore
  • Khu kinh tế đặc biệt SEEPZ
  • Khu kinh tế đặc biệt Jaipur
  • Khu kinh tế đặc biệt Madras
  • Mahindra City, Chennai
  • Khu kinh tế đặc biệt Noida

Bắc Triều Tiên

  • Đặc khu kinh tế Rason

Belarus

  • Khu kinh tế tự do Brest

Brasil

  • Khu kinh tế tự do Manaus

Bulgaria

  • Khu kinh tế tự do Burgas

Chile

  • Khu kinh tế tự do Iquique

Georgia

  • Khu kinh tế tự do Poti, khu kinh tế tự do Samegrelo

Hàn Quốc

  • Khu kinh tế tự do Incheon
  • Khu kinh tế tự do Busan-Jinhae
  • Khu kinh tế tự do Gwangyang
  • Khu kinh tế tự do Daegu
  • Khu kinh tế tự do Hoàng Hải

Iran

  • Khu tự do Kish
  • Khu tự do Aras
  • Khu tự do Anzali
  • Khu tự do Arvand
  • Khu tự do Chabahar
  • Khu tự do Gheshm
Xem Thêm :  16 bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 2: mối quan hệ giữa học và hành hay chọn lọc

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

  • Khu tự do Jebel Ali
  • Thành phố Internet Dubai
  • Thành phố Truyền thông Dubai
  • Làng Tri thức Dubai
  • Thành phố Y tế Dubai
  • Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai
  • Khu DuBiotech
  • Khu Outsource Dubai
  • Khu Sản xuất và Truyền thông Quốc tế
  • Thành phố Studio Dubai

Malaysia

  • Khu tự do Port Klang

Nga

  • Khu kinh tế tự do Nakhodka
  • Khu kinh tế tự do Ingushetia
  • Khu kinh tế tự do Yantar, khu kinh tế tự do Kaliningrad

Nhật Bản

  • Khu thương mại tự do đặc biệt Okinawa

Philippines

  • Khu cảng tự do vịnh Subic
  • Khu kinh tế đặc biệt Clark

Tây Ban Nha

  • Khu vực kinh tế Ibiza

Trung Quốc

  • Đặc khu kinh tế Thâm Quyến
  • Đặc khu kinh tế Sán Đầu
  • Đặc khu kinh tế Chu Hải
  • Đặc khu kinh tế Hạ Môn
  • Đặc khu kinh tế Hải Nam
  • Khu vực Phố Đông của Thượng Hải thực chất cũng là một khu kinh tế tự do, dù tên gọi của nó không phải như vậy và cũng không phải là đặc khu kinh tế.

Ukraina

  • Cảng biển thương mại Odessa

Những bài học thành công và thất bại của đặc khu kinh tế

Những bài học thành công của đặc khu kinh tế

Trong số các đặc khu kinh tế thế giới thành công nhất phải kể đến chính là Thâm Quyến của Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1980 từ một làng chài với 30 ngàn người dân, hiện nay Thẩm Quyến đã trở thành một trung tâm công nghệ tài chính tầm cỡ thế giới.

Đến năm 2016, Thâm Quyến với dân số lên đến 12 triệu người và có 3 triệu doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Năm 2017, GDP của Thâm Quyến đạt gần 340 tỷ USD nhờ các ngành công nghệ cao bùng nổ như internet, công nghệ sinh học và viễn thông.

Bên cạnh mô hình đặc khu của Trung Quốc, mô hình đặc khu của Hàn Quốc cũng rất thành công, nó kết nối chặt chẽ với nền kinh tế ở trong nước.

Chính phủ của quốc gia này cũng đã đầu tư hàng tỷ USD nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng hỗ trợ các đặc khu, hỗ trợ sự phát triển các ngành công nghệ cao, kinh tế quốc tế, giải trí và du lịch.

Đặc khu kinh tế Incheon của Hàn Quốc được đánh giá là thành phố có tiềm năng phát triển lớn thứ hai trên thế giới đến năm 2025.

Đặc khu Jeju mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho địa phương (GDP đạt 12 tỷ USD, trong đó du lịch chiếm tỷ trọng 25%). Ngoài ra nơi đây còn tạo nên thương hiệu du lịch nổi tiếng cho Hàn Quốc.

Kinh nghiệm từ các đặc khu kinh tế quốc tế thành công cho thấy nó cần phải phụ thuộc những yếu tố như sau:

+ Một là sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ và chính quyền địa phương. Đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để xây dựng niềm tin và thu hút các nhà đầu tư.

+ Hai là chính sách riêng biệt, đặc khu kinh tế cần có thể chế hành chính vượt trội, chính quyền đặc khu kinh tế được giao quyền tự chủ cao về lập pháp, hành pháp, tư pháp, đặc biệt là quyền lập quy về kinh tế. Bộ máy quản lý hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Thủ tục hành chính đơn giản, công khai và minh bạch. Nhà nước chỉ can thiệp hành chính khi cần thiết nhằm đảm bảo được sự ổn định, cạnh tranh lành mạnh.

Những đặc khu có quyền tự trị khá cao, đồng thời giải quyết được những vướng mắc tại đặc khu.

+ Ba là ưu đãi hấp dẫn. Nhằm thu hút nguồn lực vốn đầu tư trong và ngoài nước, các đặc khu kinh tế thường hay áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích đặc biệt

chẳng hạn như xây dựng môi trường kinh doanh lý tưởng, miễn giảm thuế, cho phép tự do trung chuyển hàng hóa, đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục hải quan, tự do hóa các dòng chảy vốn đầu tư, lợi nhuận,…

+ Bốn là sự gắn kết chặt chẽ nền kinh tế trong nước cùng với thị trường toàn cầu. Và để làm được điều này đòi hỏi những chính phủ cần phải đầu tư phát triển

hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, chính sách phát triển kinh tế của đặc khu phải có sự kết nối chặt chẽ, ảnh hưởng lan tỏa đến các vùng kinh tế địa phương trong nước.

+ Năm là phải xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng, phù hợp và hướng đến ngành nghề ưu tiên phát triển, có lợi thế so sánh vượt trội. Những ngành nghề thu hút đầu tư được điều chỉnh, cập nhật liên tục, bắt kịp với xu hướng

phát triển của thế giới với công nghệ cao, thông minh và thân thiện với môi trường, đồng thời xác định được các đối tác chiến lược cụ thể để duy trì mức cạnh tranh cao của đặc khu, chẳng hạn như ở Trung Quốc, Hàn Quốc, UAE, Singapore.

Xem Thêm :  Lấy ví dụ về ẩn dụ là gì cho ví dụ là gì? có mấy kiểu ẩn dụ ẩn dụ là gì

+ Sáu là vị trí chiến lược. Đa phần các đặc khu kinh tế thành công là nhờ xây dựng tại các khu vực có vị trí địa lý kinh tế, chính trị chiến lược. Chẳng hạn như ở gần cảng biển quốc tế, các tuyến giao thông quan trọng của đất nước, kết nối dễ dàng với khu vực và quốc tế,…

Nhờ vậy mà tạo điều kiện thuận lợi, tiềm năng phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, liền kề khu vực kinh tế phát triển và có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư,

nhất là đầu tư nước ngoài, nguồn nhân lực. Chẳng hạn như đặc khu Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải của Trung Quốc, Incheon và Jeju của Hàn Quốc, Dubai của UAE.

Những bài học thất bại của đặc khu kinh tế

Châu Phi chính là bài học về sự thất bại của nhiều đặc khu kinh tế. Nguyên nhân là do sự thiếu kết nối hạ tầng giao thông, năng lượng cần thiết. Bên cạnh đó còn thiếu kế hoạch quản lý, chiến lược hiệu quả hay gặp những vấn đề bất ổn về chính sách trong nhà nước.

Vào thập niên 90 của thế kỷ XX, chính phủ Nigeria đã rót khoản đầu tư cực lớn vào khu kinh tế tự do trọng điểm tại Calabar. Song, chỉ hơn một thập niên sau, chỉ còn một số công ty hoạt động tại đặc khu kinh tế.

Còn ở Kenya, khu chế xuất sau gần 20 năm hoạt động, chỉ xuất khẩu được hơn 400 triệu USD năm 2008. Còn với khu kinh tế tự do tại Nigeria, Senegal và Tanazania thậm chí thấp hơn, với tỷ lệ đóng góp vào xuất khẩu cả nước rất hạn chế.

Trong quá khứ, Ấn Độ cũng rất kỳ vọng vào các đặc khu kinh tế, song đến năm 2015 chỉ có khoảng gần 200 trên tổng số 560 đặc khu còn hoạt động. Trong đó, cũng có khá nhiều đặc khu không hoạt động hết công suất.

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của mô hình đặc khu kinh tế tại Ấn Độ là do thành lập tràn lan và áp dụng mức đãi thuế dài hạn, tỉ lệ ưu đãi lớn, điều này gây thất thu nguồn ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, thể chế kinh tế và hành chính của các đặc khu kinh tế của Ấn Độ về cơ bản không có sự vượt trội rõ rệt.

Qua quá trình nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nguyên tố dẫn đến thất bại của đặc khu kinh tế trên thế giới. Nó bao gồm việc vị trí không thuận lợi dẫn đến chi phí đầu tư kém, các chính sách thiếu tính cạnh tranh.

phần lớn dựa vào thời gian miễn hay ưu đãi thuế, các chính sách lao động cứng nhắc, kết cấu hạ tầng của các đặc khu kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, sự phối hợp không chặt chẽ giữa doanh nghiệp tư nhân và chính phủ trong việc phát triển kết cấu hạ tầng cho đặc khu kinh tế.

Bên cạnh đó còn có giá thuê và các dịch vụ mang tính bao cấp; mô hình quản lý và tổ chức bộ máy cồng kềnh,…

Thông qua kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong quá trình phát triển đặc khu với sự can thiệp từ chính quyền trung ương sẽ giảm cơ hội thử nghiệm các ý tưởng táo bạo ở các đặc khu.

Song, nếu trao quyền lực quá lớn cho đặc khu có thể xảy ra việc thiết lập các nhà nước bên trong nhà nước.

Điều đáng quan ngại hơn là các khoản ưu đãi để thu hút nhà đầu tư theo kéo sự méo mó bên trong các nền kinh tế.

Nếu không được quản lý chặt chẽ, các đặc khu trở thành nơi ẩn náu của hoạt động rửa tiền, chẳng hạn như việc lập các hóa đơn khống trong xuất khẩu.

Đành giá nội dung này post


Đặc khu là gì? – Tại sao Việt Nam cho thuê đất 99 năm


Đặc khu là gì? Đặc khu kinh tế là gì?
Nhiều người chưa rõ về đặc khu, tại sao lại cho thuê đất tới 99 năm, đặc khu sẽ mang lại lợi ích gì cho đất nước? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong video này nha!

Donate cho KTTV:
Techcombank: 19035547651013
CTK: VU HOANG DUONG (chi nhánh Hoàng Gia HN)
Momo: 0396.140.774 (PHAM THI THU HUONG)
Cổng Donate: https://playerduo.com/kttvofficial
♥ Link Khóa học Tâm lý, Tiếng Anh, Thuyết Trình, … : https://bitly.vn/E6GwL
♥ Mua sản phẩm ủng hộ KTTV: https://bitly.vn/bNC8I
♦ Group trên Facebook: https://bitly.vn/oQrDk
♣ Page Facebook: hhttps://bitly.vn/KHYwx
Cảm ơn bạn đã ủng hộ! ♥
KienThucThuVi

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button