Thủ Thuật

Coa là gì? mục đích & tác dụng của bảng phân tích thành phần coa

Bạn đang xem: coa là gì? mục đích & tác dụng của bảng phân tích thành phần coa Tại Website saigonmetromall.com.vn

Để xác minh được nguồn gốc, thành phần, thuộc tính của sản phẩm kinh doanh, các doanh nghiệp cần một loại giấy chứng nhận gọi là giấy chứng nhận phân tích-COA. Vậy COA là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Xem thêm: Interpersonal skills là gì?

Khái niệm COA

COA hay C/A là tên viết tắt của “Certificate Of Analysis“, có nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. Đây là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định hay không, có đảm bảo chất lượng hay không. COA là loại tài liệu được cung cấp bởi người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm. Các thông số trong COA chủ yếu có tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua… của sản phẩm.

COA còn là viết tắt của các từ như: Certificate of authenticity, Chart of Accounts…

Xem thêm: Quota là gì?

Những quy định và nội dung của COA

Các quy định về COA

Để đạt được điều kiện kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận phân tích COA thì trung tâm đó phải là trung tâm kiểm nghiệm độc lập, phòng thí nghiệm phải đạt chuẩn ISO 17025 do bên nhập khẩu hoặc bên xuất khẩu chỉ định, hoặc tại phòng thí nghiệm của nước xuất khẩu.

Việc phân tích có thể được thực hiện tại nhà máy hoặc kho hàng của nhà xuất khẩu, hoặc tại nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế. Nguyên tắc phân tích sản phẩm phải đảm bảo theo quy trình sau: Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm -> Quản lý mẫu -> Kiểm tra -> Báo cáo kết quả của việc kiểm tra -> Kiểm tra. Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm là 7 ngày.

Xem Thêm :  Tải driver canon 2900 win 10 64bit, 32bit cho máy in lbp 2900/2900b -t

Nội dung của COA

Những con số trong bảng xác nhận phân tích biểu thị các ý nghĩa khác nhau:

– Ngày hết hạn, ngày thử lại:

+ Ngày hết hạn: Ngày hết hạn sử dụng của sản phẩm.

+ Ngày thử lại: Là ngày mang sản phẩm đó đi phân tích lại nhằm đánh giá chất lượng của sản phẩm trong quá trình lưu trữ.

– Nồng độ và sai số, hệ số bao phủ…: Bảng COA cung cấp cụ thể các tiêu chuẩn được sử dụng để tăng giá trị giám sát.

– Độ tinh khiết của dung dịch: Xác minh độ tinh khiết tuyệt đối của dung dịch được cấp.

– Xác minh quá trình phân tích nồng độ: Bằng cách so sánh nồng độ khối lượng cần xác minh phân tích với nồng độ đã được chuẩn bị độc lập.

– Chứng nhận nguồn gốc: Việc sản xuất tiêu chuẩn phải được nhà sản xuất và nhà cung cấp ghi chép đầy đủ, chính xác nhằm cung cấp cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

– Cách thức thử nghiệm tiêu chuẩn…

Dưới đây là một số trung tâm kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận COA hiện nay tại Việt Nam như:

– Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1-Quatest 1.

– Viện Dinh dưỡng.

– Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia.

– Viện Pasteur Tp.HCM.

– Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy Cùng 4.

– Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol – Tp.HCM.

– Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH MTV Khoa Học Công Nghệ Hoàn Vũ.

– Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH EURIFINS Sắc Ký Hải Đăng.

– Viện Y Tế Cộng Đồng.

– Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản vùng 1.

– …

Xem thêm:  Affiliation là gì?

Sản phẩm xuất khẩu nào cần có COA?

Giấy chứng nhận phân tích COA chủ yếu chứa các thông tin có tính hóa lý cao. Một số các sản phẩm cần giấy phân tích này là:

– Các loại rượu như Brandy, Whisky, Rhum, Chivas, Hennessy…

– Các loại gia vị như quế, hoa hồi, tiêu, oliu, bột nghệ, ớt…

– Các loại phụ gia như tinh dầu, tinh bột lúa mì, phụ gia tạo màu…

– Sản phẩm từ động vật như thịt, sữa, hải sản…

Xem Thêm :  Mod skin liên quân ios android 2022❤️cách mod, ứng dụng

– Sản phẩm từ thực vật như trái cây, đậu, gạo…

– Mỹ phẩm như kem dưỡng da, kem chống nắng, son…

– Dược phẩm như thực phẩm chức năng, thuốc trị bệnh…

Để lấy được giấy chứng nhận phân tích của sản phẩm, bạn có thể truy cập website của thương hiệu đã mua, nhập mã có trên sản phẩm và tìm kiếm trên website.

Mục đích của giấy chứng nhận phân tích COA

Giấy chứng nhận phân tích COA được xem là kết quả thỏa thuận giữa người bán và người mua, mục đích của COA là:

– Là tài liệu xác nhận sản phẩm đã qua xét nghiệm và đạt yêu cầu. Giúp người nhập khẩu nắm được thành phần và chất lượng của sản phẩm thông qua COA.

– Tăng độ tin cậy cho nhà cung cấp thông qua kết quả xét nghiệm. Giúp bên mua an tâm hơn về chất lượng sản phẩm.

– Đáp ứng yêu cầu của hải quan nước nhập khẩu theo quy định của chính phủ nhập khẩu.

– COA được dùng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu để áp dụng mã thuế chính xác, tránh bị sai lệch.

– Đối với sản phẩm lần đầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra, đối chiếu sản phẩm có đạt tiêu chuẩn lưu hành hay không dựa theo COA.

– Giúp người tiêu dùng an tâm hơn về chất lượng của sản phẩm mình đang sử dụng.

Xem thêm: Hubspot là gì?

Tìm hiểu thêm về COA trong các cụm từ: “Certificate of authenticity” và “Chart of Accounts”

  • COA- Certificate of authenticity- Giấy chứng nhận tính xác thực:

Giấy chứng nhận tính xác thực (COA) là một con dấu hoặc nhãn dán nhỏ trên một thương hiệu độc quyền như các chương trình máy tính, áo thun hoặc trên các kỷ vật hoặc tác phẩm nghệ thuật. Thông thường nó là một con dấu trên giấy xác thực một tác phẩm nghệ thuật cụ thể và được thực hiện để chứng minh rằng vật phẩm đó là xác thực. Ví dụ như một tác phẩm nghệ thuật hoặc áp phích đi kèm với một giấy chứng nhận tính xác thực được ký và đóng dấu bởi một thẩm định viên hoặc nhà đấu giá có uy tín. Nó thường được sử dụng trên các trang web đấu giá để cung cấp “bằng chứng” rằng chữ ký trên một vật phẩm đã ký là có thật. Tuy nhiên, giấy chứng nhận tính xác thực này thường bị làm giả. Một COA chỉ có giá trị khi nó có đầy đủ chi tiết liên hệ của nhà phát hành. Nếu người bán cung cấp hàng giả cho người mua bằng COA, thì họ có thể bị phạt đến 12 tháng tù.

  • COA- Chart of Accounts-Biểu đồ tài khoản:
Xem Thêm :  Ảnh nền anime đẹp 4k ❤️ 1001 hình nền anime ngầu chất

Biểu đồ tài khoản (COA) là tên của tất cả các tài khoản mà công ty đã xác định và cung cấp để ghi lại các giao dịch trong sổ cái chung. Hay nói cách khác nó là một danh sách tạo ra các tài khoản được sử dụng bởi một tổ chức để xác định từng danh mục tiền hoặc tương đương tiền đã hết hoặc nhận được. Các công ty sử dụng biểu đồ tài khoản-COA để tổ chức tài chính của công ty và cung cấp cho các bên liên quan như nhà đầu tư, cổ đông có cái nhìn rõ hơn về tình hình tài chính của công ty. Danh sách này có thể sử dụng định danh số, chữ cái, hoặc anpha-số…

Qua bài viết này, hi vọng các bạn đã có được những thông tin cần thiết về COA, vai trò của nó đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng như thế nào. Đồng thời biết thêm về hai cụm từ viết tắt thông dụng của COA.


CO LÀ GÌ ? BỘ HỒ SƠ GỒM CHỨNG TỪ GÌ ? CẤP CO BỞI CƠ QUAN NÀO – TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Q/A VỀ CO


Xin chào các bạn
Hôm nay mình xin chia sẻ chút kiến thức ít ỏi về CO, mình không phải người chuyên làm CO, nên nhiều cái mình chưa biết, nếu mọi người thấy còn thiếu ở đâu thì bổ xung giúp mình nha ?
Nếu các bạn thích video này thì có thể donate cho mình theo thông tin bên dưới
Số TK: 0351000801205
Chủ TK: KIM THỊ QUỲNH ANH
Ngân Hàng: Vietcombank
Follow facebook page: https://www.facebook.com/quynhanhvlogg
Instagram: https://www.instagram.com/quynhanhvlog/
Nếu mọi người muốn tham khảo một số chứng từ về vận tải biển, thì join group này nha
https://www.facebook.com/groups/537464910296575/?source_id=112637623750446
Cảm ơn các bạn đã xem video của mình, nếu bạn có câu hỏi gì thì có thể để lại comment nha
Quỳnh Anh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button