Kiến Thức Chung

Các tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé

Medonthan – Các tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé như thế nào để biết được bé đang phát triển hợp lý? Cần bảo đảm cho trẻ được phát triển tốt về mặt thể chất, mà còn phát huy hết tiềm năng phát triển về mặt trí tuệ. Các Bà mẹ cũng thường hay băn khoăn không biết con mình phát triển có bình thường về chiều cao hay cân nặng hay không?

CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO) LÀ GÌ?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra các chuẩn phát triển của trẻ em toàn cầu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến 5 tuổi. Với những chuẩn mới này chúng ta có thể hiểu trẻ em nên phát triển như thế nào và nó được sử dụng cho việc theo dõi sự phát triển mạnh khoẻ của các bé từ đó giúp để nhận biết bé nào có vấn đề về phát triển, bé thừa hoặc thiếu cân cần được can thiệp. Bên cạnh đó các chuẩn này còn ghi nhận thêm các chỉ số quan trọng khác trong phát triển, ví dụ như chiều cao và cân nặng của bé được đánh giá so với chuẩn tối ưu. Có biểu đồ riêng cho bé trai và bé gái, và cho trẻ sơ sinh đến một tuổi và trẻ nhỏ đến 5 tuổi.

Những chuẩn này khá quan trọng vì giúp xác định một đứa bé hoặc một nhóm trẻ mạnh khoẻ và phát triển tốt. Ví dụ, một đứa trẻ nhỏ hơn kênh đỏ trong biểu đồ cân nặng chiều cao (thiếu chiều cao/ thiếu cân) cần được khám để xác định bé có vấn đề về sức khoẻ hay phát triển. Đó là dấu hiệu để chuẩn đoán sớm các loại bệnh tật ở bé hoặc để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị. Ngoài ra, trong các chuẩn này còn có chuẩn BMI (Chỉ số Khối Cơ thể – Body Mass Index) và biểu đồ BMI cho trẻ đến 5 tuổi, để giúp theo dõi tiến triển của tình trạng cận năng xác định việc suy dinh dưỡng hay béo phì ở trẻ nhỏ.

Xem Thêm :  Hướng dẫn cách in 2 mặt trong word 2010

CÁC CHUẨN MỚI PHỔ BIẾN NHẤT BAO GỒM:

1. Chiều cao theo độ tuổi

2. Cân nặng theo độ tuổi

3. Tỉ lệ cân nặng / chiều cao

4. Chỉ số khối Cơ thể BMI theo độ tuổi

Cách tính chỉ số BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg) / bình phương của chiều cao (m)

Các mẹ xem và so sánh các chuẩn trên cùng lúc có thể giúp xác định đúng và đưa ra thông tin cần thiết về tình trạng hiện tại của bé là béo phì hay suy dinh dưỡng. Dưới đây là cách xác định:

CÁC CÁCH HIỂU CỦA CHUẨN WHO

Các chuẩn trên từ biểu đồ tham chiếu về cân nặng và chiều cao theo độ tuổi, còn có các biểu đồ tham chiếu về “Tỉ lệ cân nặng/chiều cao” và “Chỉ số BMI theo độ tuổi” chủ yếu thể hiện ở hệ z – scores hay còn gọi là hệ Điểm – Z. Trong mỗi bảng hoặc biểu đồ có những mốc tham chiếu chính. Với hệ Điểm – Z các hệ số tham chiếu từ -3 đến +3. Các khoảng nằm giữa các đường biểu thị của các hệ số tham chiếu gọi là kênh. Để xem xu hướng của bé các mẹ dựa vào hướng của các đường thể hiện các số liệu của bé được ghi nhận trên biểu đồ. Một lưu ý dành cho các mẹ khi xem các chuẩn của WHO đó chính là các biểu đồ đều có bảng riêng cho bé trai và bé gái, nên các mẹ phải để ý kĩ khi xem chuẩn của các bé. Các chuẩn này sẽ giúp các mẹ ghi nhận và đánh giá tốt hơn về chuẩn phát triển của bé

Giới thiệu chi tiết về hệ Điểm – Z và một số lưu ý khi xác định các chuẩn của bé

Hệ Điểm – Z áp dụng thuật toán thống kê có tên đơn giản là Điểm – Z, thuật toán này phân chia đối tượng thống kê thành các kênh từ z=1 đến z=3 lớn hơn so với mức trung bình là z=0 và các kênh từ z=-1 đến z=-3 thấp hơn mức trung bình.

Xem Thêm :  Top hình ảnh chất, ngầu, đẹp “xì khói” không biên giới

Khi xem các bảng hay biểu đồ các biểu đồ “cân nặng theo độ tuổi” và “chiều cao theo độ tuổi” chuẩn cho bé, các mẹ cần đặc biệt lưu ý là khi chuẩn z=0 chỉ có nghĩa là chỉ số trung bình, không mang ý nghĩa là số tối ưu và cũng không mang ý nghĩa là chỉ số chuẩn. Về cân nặng, trong các kênh dưới z=2 và trên z=-2 có thể là tốt vì còn tuỳ bé cao hay lùn. Về Chiều cao, trong kênh dưới z=3 và trên z=-2 có thể là tốt vì còn tuỳ bé nặng hay nhẹ. Đây là điểm bị các website phổ biến sai khi cho điểm z=0 mới là mức chuẩn tối ưu. Cách dịch “thiếu chuẩn cấp độ 1” hoặc “vượt chuẩn cấp độ 3” gây hiểu lầm và hoang mang cho các bố mẹ, và không thể hiện đúng ý nghĩa của các bảng dữ liệu và biểu đồ này. Ngoài ra, không thể chỉ xem một biểu đồ cân nặng mà kết luận là bé không đủ chuẩn hay không, cũng không phải chỉ số z càng cao là càng tốt.

Khi xem các biểu đồ “tỉ lệ cân nặng/chiều cao” và “chỉ số BMI theo độ tuổi”, các mẹ lưu ý điểm z=0 trong hai biểu đồ này mang ý nghĩa chính là điểm tham chiếu chuẩn tối ưu mà các bố mẹ nên cố gắng cho con đạt được. Đây là mấu chốt quan trọng của các chuẩn này khi WHO công bố rằng “lần đầu tiên chúng ta biết trẻ nên phát triển như thế nào là tối ưu”.

Khi xem các chuẩn phát triển dành cho bé, các mẹ xem phải xem và so sánh các chuẩn trên cùng lúc mới có thể giúp xác định đúng và đưa ra thông tin cần thiết về tình trạng hiện tại của bé là béo phì hay suy dinh dưỡng. Không nên xem xét trên từng biểu đồ, càng không nên chỉ nhìn vào một con số. Ví dụ: có một số mẹ hỏi như sau: “Bé nhà mình được 6 cân là vừa hay nhỏ?”. Một câu hỏi như vậy thường là khá chung chung và không đủ thông tin cần thiết để đánh giá. Các mẹ khi xét đến cân nặng của bé hay chiều cao của bé cần phải có những thông tin như: Giới tính của bé, cân nặng và chiều cao, thời điểm hiện tại của bé là mấy tháng?”. Vì đó là những dữ liệu cần thiết để xác định “xu hướng” của bé. Và thông qua các dữ liệu đó kết hợp cùng các bảng và biểu đồ chuẩn phát triển ở trên các mẹ có thể dễ dàng xác định tình trạng hiện tại của bé.

Xem Thêm :  Mùa thu hà nội: những điều đặc biệt làm ta nhung nhớ

Và cuối cùng, các mẹ nên hiểu thế này. Đường hiển thị số đo của bé đi bám theo kênh tham chiếu là tốt từ kênh thấp có thể tăng lên 1 hoặc 2 kênh trên biểu đồ cân nặng và chiều cao, cải thiện cân nặng hay cả cân nặng và chiều cao, nhưng “chỉ số tỉ lệ cân năng/ chiều cao” có z < 2 là tốt. (vì z=2 là thừa cân rồi) từ kênh cao có thể chuyển xuống kênh thấp hơn, nhưng nếu nhờ đó chỉ số cân nặng/chiều cao được cải thiện cũng vẫn tốt xu hướng chuyển dần là tốt, thay đổi đột ngột là không tốt – có nghĩa bé tăng hay giảm cân quá nhanh là không tốt khi bé đang béo phì hoặc thừa cân, bé không cần giảm cân, mà chỉ cần giữ cân. Trong khi bé tiếp tục cao lên, “tỉ lệ cân nặng /chiều cao” và chỉ số BMI sẽ được cải thiện. Đường BMI tham chiếu chuẩn cho bé 2 đến 5 tuổi tối ưu là đường hơi đi xuống, nên bé có số liệu đi theo xu hướng này là tốt.

Medonthan tổng hợp


Cân nặng và chiều cao chuẩn của trẻ sơ sinh đến 10 tuổi – Baby Growth Chart


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button