Giáo Dục

Câu cảm thán là gì? phân loại câu cảm thán

Con người ngay từ khi sinh ra, cảm xúc đã chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động, và suy nghĩ của chúng ta. Hãy lắng nghe, trân trọng mọi cảm xúc, bởi mỗi cảm xúc đều có giá trị riêng của nó, việc kìm nén mọi cảm xúc không phải bao giờ cũng tốt cả.

Vậy phải làm thế nào để mọi người biết được những cảm xúc của mình? Hãy tìm hiểu về câu cảm thán là gì? – một công cụ tốt nhất trong việc bộc lộ chính cảm xúc của chính bản thân

Câu cảm thán là gì?

Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ơi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, … dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Ví dụ: “Ôi, bông hoa này đẹp quá!”; “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!”

Câu cảm thán tiếng Anh là gì?

Câu cảm thán (exclamation sentence) là dạng câu hay được sử dụng trong tiếng Anh giao tiếp với ý nghĩa diễn tả một cảm xúc (emotion) hay thái độ (attitude) tới sự vật, sự việc đang nói tới.

Câu cảm thán giúp bày tỏ cảm xúc như vui, buồn, hạnh phúc, khen, chê, phẫn nộ hay ngạc nhiên…

Phân loại câu cảm thán

Việc phân tích cấu trúc cú pháp của câu cảm thán trong tiếng Việt rất phức tạp bởi sự đa dạng về hình thức biểu hiện của các câu cảm thán. Qua khảo sát và phân tích các cứ liệu, căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của nòng cốt câu (gồm có chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chủ yếu của câu), có thể chia câu cảm thán tiếng Việt thành hai loại chính:

– Loại thứ nhất: Câu cảm thán không có nòng cốt câu

Ví dụ: A!; A ha!; Ôi!; v.v ..

– Loại thứ hai: Câu cảm thán có nòng cốt câu

Dựa vào tiêu chí về khả năng kết hợp và về vị trí trong câu của các yếu tố cảm thán so với nòng cốt câu, có thể chia loại thứ hai này thành các loại nhỏ sau:

+ Câu cảm thán dùng từ cảm thán với cấu trúc: Từ cảm thán + Nòng cốt câu.

Ví dụ: “A, mẹ về!”; “Ôi, bông hoa đẹp quá!”; “Chao ôi, nước biển Cô Tô chiều nay xanh cái màu xanh của ngọc bích”; …

+ Câu cảm thán có cấu trúc: Yếu tố cảm thán + Nòng cốt câu.

Ví dụ: “Quái, vắng thế!”; “Ôi giời ơi, thế thì đợi đến sáng!”; …

+ Câu cảm thán có yếu tố cảm thán xen vào giữa nòng cốt câu; với cấu trúc giản lược: Chủ ngữ + Yếu tố cảm thán + Vị ngữ hoặc Vị ngữ + Câu cảm thán + Chủ ngữ.

Ví dụ:

“Nhượng chanh chua được, cay nghiệt được, tàn nhẫn được. Nó thật là đáo để!” – Nam Cao, Ở hiền.

“Cái óc thẩm mỹ của bình dân Việt Nam thật là thảm hại!” – Vũ Trọng Phụng, Số đỏ.

“Cô ấy đến là tích cực!”.

+ Câu cảm thán có yếu tố cảm thán nằm trong thành phần câu ghép.

Ví dụ:

“Thương ôi, người tân nhân tôi khổ thật, mà thiên hạ trầm luân trong khổ cảnh ấy biết là bao nhiêu!” – Nguyễn Thái Học, Câu chuyện một tối của người tân hôn.

“Một người có dã tâm như thế mà chị còn bênh vực ư?” – Khái Hưng

Một số bài tập liên quan đến câu cảm thán

Bài tập 1: Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?

a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

b) Hơi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

(Tô Hòa, Dế Mèn phiêu lưu ký)

Trả lời:

– Các câu cảm thán có trong 3 đoạn trích, bao gồm:

a) Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!

b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!;

c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

– Giải thích: Trong các câu được nêu ở trên đều có từ cảm thán, chúng có tác dụng bộc lộ cảm xúc của người viết một cách trực tiếp nhất, cảm xúc đó có thể là sự đau xót, lo lắng trước cảnh chạy lũ của nhân dân khi con đê bị vỡ; có thể là sự cảm thán trước vẻ đẹp hùng vĩ của núi đồi; và cũng sẽ là cảnh tiếc nuối, ân hận của Dế Mèn khi sự xốc nổi của mình phải trả bằng một cái giá rất đắt. Ngoài ra, cuối các câu này đều có dấu chấm than – một dấu hiệu nổi bật của câu cảm thán. Có một số ít câu cảm thán không kết thúc bằng dấu chấm than. Tuy nhiên, nó có thể có cấu tạo là 01 từ ngữ cảm thán.

Bài tập 2: Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?

a)

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con

(Ca dao)

b)

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

(Chinh phụ ngâm khúc)

c)

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;

Đem chi xuân lại gợi thêm sầu

(Chế Lan Viên, Xuân)

d) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký)

Trả lời:

a) Câu ca dao là lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến.

Đây không phải là một câu cảm thán. Bởi vì đây là một câu nghi vấn, với dấu hiệu nhận biết bao gồm từ nghi vấn “ai”, cuối câu có dấu chấm hỏi.

b) Đây là lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.

Đây cũng không phải là một câu cảm thán. Bởi vì đây là một câu nghi vấn, với dấu hiệu nhận biết bao gồm từ nghi vấn “ai”, cuối câu có dấu chấm hỏi.

c) Tâm trạng bế tắc trước cuộc sống (trước Cách mạng tháng Tám).

Đây không phải là một câu cảm thán. Mặc dù nó nói lên tâm trạng của tác giả nhưng không phải câu cảm thán, vì trong câu không có từ cảm thán, cuối câu không có dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán – dấu chấm than.

d) Sự ân hận của Dế mèn vì gây ra cái chết của Dế Choắt.

Đây không phải là câu cảm thán. Xét trong ngữ cảnh của bài văn, thì câu hỏi “Tôi biết làm sao bây giờ?” thể hiện sự ân hận của chính bản thân mình, chỉ vì sự xốc nổi, ngông cuồng mà gây ra cái chết của Dế Choắt. Mặc dù câu nói bộc lộ sự ân hận đến tột cùng nhưng vẫn không phải là câu cảm thán, bởi vì cũng giống như các ví dụ trên, câu này không có đủ các tính đặc trưng của một câu cảm thán.

Trên đây là một số vấn đề trả lời cho câu hỏi “Câu cảm thán là gì?” Cùng một số bài tập đi kèm. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc các bạn học tập thật tốt. Xin cảm ơn.


Câu cảm thán – Ngữ văn 8 – Cô Phạm Lan Anh (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 8 Câu cảm thán
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về bài Câu cảm thán. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan8, caucamthan
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 8 Cô Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VOVyAP1mkNnbprT5u56lcT
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 8 Cô Giang Ly:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7V9IfdRJFZieNOSym2Tpg3C
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 8 Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VrxEM_uz4qNx4ekYsAsRt9

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem Thêm :  Truyện cổ tích cây bút thần

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button