Kiến Thức Chung

Tổng hợp bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng là vấn đề luôn nhận nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Dựa vào đó, cha mẹ dễ dàng so sánh chiều cao cũng như cân nặng của bé theo từng tháng. Từ đó, xem xét đứa con bé nhỏ của mình đạt chuẩn chưa? Nếu chưa, bố mẹ tìm kiếm giải pháp can thiệp sao cho sức khỏe con luôn ổn đinh, khỏe mạnh, hay ăn chóng nhớn.

1. Vì sao cần theo dõi chiều cao, cân nặng của bé?

Theo dõi sự phát triển về chiều cao và tăng trưởng về cân nặng sẽ giúp mẹ đánh giá bé đang thiếu cân (suy dinh dưỡng) hay bé thừa cân (béo phì) và có chậm phát triển chiều cao không. Qua đó, mẹ sẽ có những điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp như tăng cường thêm năng lượng hoặc giảm bớt khẩu phần ăn để giúp bé phát triển tối ưu nhất.

Không chỉ vậy, qua các chỉ số này mẹ còn phát hiện các bất thường về sự tăng trưởng của bé. Từ đó, cho bé thăm khám sớm, chẩn đoán sớm các bệnh lý khiến trẻ chậm tăng cân và chiều cao nếu có.

2. Hướng dẫn cách tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh 2021 về chiều cao và cân nặng mà WHO công bố. Hiện nay, là bảng đo tiêu chuẩn nhất, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Khi nhìn và đối chiếu từ bảng này, các mẹ có thể theo dõi tình trạng thể chất của trẻ chi tiết theo từng tháng tuổi.

cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Trong đó:

TB: Trung bình chiều cao hoặc cân nặng của trẻ phát triển ở mức bình thường theo WHO.

Giới hạn dưới -2SD: Suy dinh dưỡng, hụt cân.

Giới hạn trên +2SD: Thừa cân, béo phì hoặc chiều cao quá mức bình thường.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai

Ví dụ:

Đối chiếu theo bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của WHO, ta thấy:

Đối với bé trai (cột màu xanh dương) 1 tháng tuổi, cân nặng trung bình 4,5kg và chiều cao 55cm là đạt chuẩn.

Trong trường hợp này, nếu cân nặng bé trai nhà bạn thấp hơn mức giới hạn dưới (xem cột -2SD), tức nhẹ hơn 3,4kg thì trẻ có thể bị suy dinh dưỡng.

Ngược lại, nếu cân nặng của bé cao hơn mức giới hạn trên (xem cột +2SD), tức nặng hơn 5,8kg rất có thể con bạn bị thừa cân.

Các trường hợp còn lại: Nếu bé trai 1 tháng tuổi trọng lượng rơi vào khoảng từ 3,4kg – 5,8kg thì cân nặng của bé được xem là bình thường.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé gái

Tương tự như vậy, dựa vào bảng bảng cân nặng trẻ sơ sinh, bạn có thể xem cho bé gái (cột màu cam) để theo dõi cân nặng của trẻ.

Cột chiều cao các mẹ cũng xem tương tự như vậy để biết con thấp hay cao hơn so với tiêu chuẩn.

Ngoài việc dựa vào bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, ba mẹ có thể dựa vào một số tiêu chí khác nhau để xác định. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn độ tuổi nhất định, bố mẹ cần lưu ý khi theo dõi thể trạng của bé.

3. Tại sao cân nặng của trẻ sơ sinh lại quan trọng?

Cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng là một trong nhiều biện pháp quan trọng mà bác sĩ có thể sử dụng. Từ đó, để giúp xác định xem con có đang phát triển như mong đợi hay có thể có mối lo ngại tiềm ẩn.

Những lo lắng về sức khỏe cho trẻ nhẹ cân

Trẻ sơ sinh có thể khó tăng cân vì nhiều lý do. Bao gồm:

  • Bú sai cách;
  • Không nhận đủ lượng thức ăn hàng ngày hoặc lượng calo;
  • Nôn chớ;
  • Tiếp xúc với nhiễm trùng trước khi sinh;
  • Dị tật bẩm sinh;
  • Bệnh lý bẩm sinh chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh tim bẩm sinh;

Khi em bé không tăng cân bình thường, nó có thể báo hiệu các vấn đề như suy dinh dưỡng hoặc một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Không thể tăng cân là một vấn đề đáng lo ngại vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mốc phát triển của bé. Nó cũng có thể có tác động xấu đến hệ thống miễn dịch của bé.

4. Cách đo chiều cao và cân nặng của trẻ theo từng giai đoạn

1 Đối với bé từ 0-5 tuổi

Đây là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh cũng như phát triển mạnh mẽ nhất. Có 3 chỉ số chính mà bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này là:

Chỉ số cân nặng khi tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của bé < –2SD tức là trẻ chỉ đạt khoảng 80% so với mức chuẩn cân nặng bình thường. Điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.

Chỉ số chiều cao khi tính theo tuổi: Nếu chiều cao đo được của bé < –2SD so với mức trung bình => Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng đo được của bé có kết quả < –2SD so với mức trung bình (phát triển bình thường) thì khả năng cao bé đang mắc suy dinh dưỡng, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho bé.

2 Đối với trẻ từ 5-15 tuổi

Từ 5 đến 15 tuổi là thời điểm vàng để các bé phát triển, đặc biệt là về chiều cao. Lúc này, ngoài bảng đo theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh 2020 ra, đối với trẻ sau 10 tuổi, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến chỉ số BMI. Công thức tính chỉ số BMI khá đơn giản vì chỉ cần dựa vào chiều cao và cân nặng của trẻ. Cụ thể, bạn chỉ cần lấy cân nặng của trẻ chia cho bình phương của chiều cao là ra.

Xem Thêm :  Có nên tưới cây bằng nước tiểu hay không?Cách tưới rau bằng nước tiểu hiệu quả nhất!

Dựa vào chỉ số này, phụ huynh có thể biết con mình có bị suy dinh dưỡng hay đang nằm trong diện béo phì cần phải có biện pháp để giảm cân hay không. Từ đó xác định được phương pháp tối ưu để hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao cho bé.

Đối với trẻ từ 15-18 tuổi

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì và cơ thể dần hoàn thiện để trở thành người trưởng thành, chiều cao cân nặng cũng thường được dựa vào chỉ số BMI để xác định thể trạng. Bố mẹ có thể sử dụng công thức sau

Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao(m) x Chiều cao(m)

Nếu chỉ số BMI tính ra kết quả < –2SD: Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và cần được bồi bổ thêm.

Nếu chỉ số chiều cao theo tuổi tính ra kết quả < – 2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 90% chuẩn mức phát triển bình thường): trẻ đang bị suy dinh dưỡng.

5. Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho các bé

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần biết đo chiều cao đúng cách, tránh những nguyên nhân chủ quan làm sai lệch chiều cao thực tế. Dưới đây là cách đo chiều cao chuẩn cho các bé.

Đối với bé dưới 2 tuổi

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi để đo chiều cao chuẩn, các bậc cha mẹ cần đo nằm bằng thước đo chuyên dụng. Đầu tiên, bạn để trẻ nằm theo tư thế ngửa lên trần nhà, đầu bé chạm gần xuống bên cạnh thước đo, giữ trẻ nằm thẳng.

Chú ý rằng phải giữ 2 gối của trẻ nằm thẳng áp sát với thước đo. Lúc này, mẹ đọc và ghi lại kết quả vừa đo được. Trong giai đoạn bé dưới 2 tuổi, ba mẹ nên đo chiều cao chuẩn của trẻ cách nhau mỗi tháng 1 lần rồi so sánh bảng chiều cao chuẩn để biết bé có phát triển tốt hay không.

Đối với bé trên 2 tuổi

Đối với trẻ trên 2 tuổi, thường trong giai đoạn này trẻ sẽ tự đứng được. Do đó, bố mẹ nên đo chiều cao của trẻ bằng thước đo gắn vào tường. Sau đó, so sánh với bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng. Quy trình đo và một số lưu ý trong quá trình đo chiều cao cho trẻ trên 2 tuổi như sau:

– Nên sử dụng thước đo thẳng, gắn trực tiếp vào tường theo phương thẳng đứng, dựng vuông góc với mặt sàn và vạch số 0 ở sát vạch sàn.

– Cho trẻ đứng thẳng, hai tay áp sát vào đùi, mắt trẻ nhìn thẳng vào phía trước.

– Chú ý khi đo trẻ không được mang giày dép hay các vật dụng tăng chiều cao, đứng sát thước đo.

– Người đo sử dụng thước hoặc bảng gõ áp suất vào đỉnh đầu của trẻ sao cho vuông góc với thước đo chiều cao.

– Đọc và ghi lại kết quả vừa đo.

6. Hướng dẫn cách đo cân nặng chuẩn của trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi

Trẻ càng lớn thì càng dễ đo cân nặng, với trẻ có độ tuổi lớn hơn 5 thì chỉ cần cho trẻ bước lên cân, đợi khoảng 1 phút là có kết quả. Sau khi đo, ba mẹ so sánh cân nặng của trẻ với bảng cân nặng chuẩn của WHO. Lưu ý, tránh nhầm lẫn giữa cột bé trai (màu xanh) và cột bé gái (màu cam).

Đối với trẻ sơ sinh thì các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau đây:

– Đặt cân ở vị trí phẳng, thoải mái cho trẻ. Riêng với loại cân đòn treo hay cân treo đồng hồ thì cần có vị trí để thật chắc chắn.

– Trước khi đo cần phải chỉnh cân về vị trí cân bằng hoặc số 0 để kết quả đo được chính xác.

– Thời điểm cân tốt nhất là vào buổi sáng, bởi lúc này bé chưa ăn kết quả đo sẽ chính xác hơn.

– Khi cân nên bỏ các vật dụng không cần thiết như nón, áo khoác, giày dép,…

– Đo và ghi kết quả, bố mẹ sử dụng kết quả đo so sánh với bảng cân nặng của trẻ sơ sinh để biết tình trạng sức khỏe của trẻ

7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của bé

Những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng và chiều cao của bé như:

Yếu tố di truyền

Khi sinh ra, bé nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố mẹ. Theo đó, yếu tố về nhóm máu, cân nặng, lượng mỡ thừa…của bố mẹ sẽ có những tác động lớn đến sự phát triển về thể chất của bé. Tuy nhiên, chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền. Vì vậy, những bố mẹ có chiều cao khiêm tốn vẫn có thể cải thiện được chiều cao của bé nếu có chế độ ăn uống, vận động, chăm sóc phù hợp.

Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là yếu tố quyết định đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé ngay từ trong bụng mẹ và trong tương lai sau này. Vì vậy, khi mang thai mẹ nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để bé phát triển toàn diện. Ngoài ra, bé sinh non (chưa đủ tháng, chưa đủ ngày) cũng sẽ nhẹ cân hơn so với những bé sinh đủ ngày, đủ tháng.

Vấn đề dinh dưỡng

Dinh dưỡng có ảnh hưởng đến 32% trong sự phát triển chiều cao và cân nặng ở trẻ. Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin D, canxi…khiến bé còi xương, chậm phát triển chiều cao. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đạm, nhiều tinh bột và chất béo nhưng thiếu vitamin và khoáng chất cũng là nguyên nhân khiến bé chậm lớn. Do đó, mẹ nên lưu ý xây dựng bữa ăn của bé có đầy đủ và cân đối 4 nhóm dinh dưỡng để bù đắp năng lượng và giúp bé bắt kịp cân nặng, chiều cao chuẩn.

Bệnh lý

Các bệnh lý như viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý mạn tính, khuyết tật từng làm phẫu thuật dễ làm bé biếng ăn kéo dài, dẫn tới suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Một số bệnh lý thông thường, khuyết tật ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ nhỏ. Một số trường hợp các bé từng trải qua cuộc đại phẫu cũng ảnh hưởng không ít đến vấn đề phát triển cơ xương.

Theo tạp chí y khoa công bố tại Hoa Kỳ, các bé gặp phải tình trạng thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 9 tuổi sẽ có thân hình thấp bé, gầy hơn các trẻ cùng độ tuổi. Đồng thời, trong độ tuổi dậy thì tình trạng sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản bị trì hoãn và rối loạn.

Môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chiều cao và cân nặng của trẻ không thể bỏ qua. Một nghiên cứu từ tạp chí sức khỏe cho biết. Sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ và người xung quanh tác động rất lớn đến sự phát triển về mặt tinh thần, cảm xúc và hành vi của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến dậy thì.

Tập luyện, vận động thân thể

Ngày nay, với xã hội 4.0, việc trẻ nhỏ tiếp xúc với smartphone, ipad, máy tính, tivi quá sớm dẫn đến ít vận động thân thể, thích ngồi một chỗ. Nhiều đứa trẻ hình thành thói quen ngủ muộn từ rất sớm. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần.

Vì thế thay vì cho trẻ xem hoạt hình, chơi game quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, ba mẹ nên luyện tập cùng trẻ các môn thể thao vận động, bài tập tăng chiều cao để phát triển chiều cao, cân nặng như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá,…

Xem Thêm :  101 bài thơ song thất lục bát nổi tiếng mọi thời đại

Một nghiên cứu cho thấy, trong lúc ngủ mật độ xương của trẻ phát triển, thế nên trẻ cần ngủ đúng giờ và đủ giấc để tăng chiều cao tốt nhất với độ tuổi tương xứng.

8. Cách đo chiều cao cân nặng của trẻ chính xác

Mẹo đo chiều cao chính xác

Đối với con nhỏ dưới 2 tuổi, các mẹ thường lúng túng trong việc đo chiều cao. Vì lúc này bé chưa nhận thức và thường quấy khóc khi bị ép đo chiều cao. Lúc này, bạn có thể sử dụng phương pháp đo nằm hoặc vạch các mức đo bằng thước trên sàn nhà. Sau đó, so sánh cân nặng chuẩn của bé Việt Nam xem con mình đã đạt đủ chỉ số trên đây chưa?

Cụ thể việc đo nằm như sau, đặt trẻ nằm trên vạch và giữ phần đầu và chân bé thẳng một cách nhẹ nhàng. Chân bé chạm vạch không và phần đỉnh đầu là đỉnh chính xác chiều cao của bé.

Đối với các bé lớn hơn có thể tự đứng được thì phần việc này diễn ra dễ dàng hơn với việc đo chiều cao bằng thước đứng. Bé chỉ cần đứng sát vách tường, chân chạm đất và vuông góc với sàn nhà. Đỉnh đầu chạm với tường phía trên là điểm đo chiều cao chính xác của bé.

Mẹo đo cân nặng chính xác

Tương tự như đo chiều cao, việc đo cân nặng bé để so sánh với bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam ở từng thời điểm khác nhau cũng khác nhau về phương pháp và loại cân sử dụng. Theo như bảng cân nặng nói trên, chỉ số có độ sai lệch với số lẻ nên bạn được khuyến khích dùng cân điện tử để đo chính xác.

Với trẻ sơ sinh bạn có thể sử dụng cân chuyên dụng và đặt bé nằm yên trên bàn cân. Với bé lớn tuổi hơn thì bố mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc cân riêng.

9. Chiều cao cân nặng không đạt chuẩn phải làm sao?

Nếu cân nặng và chiều cao của bé không đạt chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam, bố mẹ hãy thực hiện các biện pháp sau đây:

Cân đối chế độ dinh dưỡng: Thực đơn dinh dưỡng được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần hình thành một cơ thể khỏe mạnh. Mẹ cần lên thực đơn có đủ 4 nhóm chất:

– Chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm, các loại đậu…

– Chất bột đường: Khoai lang, khoai môn, gạo, bánh mì, bắp…

– Chất béo: Dầu oliu, dầu mè…

– Vitamin và khoáng chất: Vitamin A, B, Canxi, Sắt, Kẽm, Iot… có trong hoa quả, các loại rau xanh đậm, thủy hải sản…

Thay đổi chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt: Nghỉ ngơi và vận động phù hợp với độ tuổi sẽ thúc đẩy các cơ quan bên trong cơ thể nhận được dinh dưỡng, năng lượng để phát triển tối ưu. Mẹ nên tập cho bé ngủ và thức dậy đúng giờ. Không thỏa hiệp khi bé mè nheo hay làm nũng.

Luyện tập thể dục tăng chiều cao: Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có những bài tập riêng để tăng chiều cao và tăng cường sức khỏe. Ví dụ như trẻ sơ sinh thường tập động tác đạp xe, trẻ trên 2 tuổi tập đi lại và thư giãn nhẹ nhàng. Những trẻ lớn hơn có thể tham gia các bài tập yoga, tập gym, đi bộ, bơi lội, đạp xe…

3 dưỡng chất quan trọng không thể bỏ qua: Canxi nano, Vitamin D3 và Vitamin K2 (MK7), đây là các dưỡng chất quan trọng trong việc hình thành hệ xương khớp dẻo dai và đẩy lùi bệnh còi xương ở trẻ.

Canxi nano: Là dạng Canxi có kích thước siêu nhỏ, được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn, nhiều gấp 200 lần so với Canxi thông thường. Nhờ đó, Canxi được hấp thu tối đa từ ruột vào máu, không còn dư thừa trong ruột nên không thể gây táo bón, hay sỏi thận.

Vitamin D3: Là một dạng tiền Vitamin D, có vai trò làm cầu nối đưa Canxi từ thành ruột vào máu.

MK7: Là loại Vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc thiên nhiên, có vai trò đưa toàn bộ Canxi trong máu đến tận mô xương, đồng thời tăng lượng Collagen cho xương chắc khỏe.

Bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, MK7 chính là giải pháp hữu hiệu giúp hệ xương nhận được tối đa Canxi để chắc khỏe và phát triển, phòng ngừa loãng xương, còi xương.

10. Các tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của trẻ

Ngoài hai yếu tố chính là chiều cao và cân nặng theo tiêu chuẩn của WHO thì còn có rất nhiều những tiêu chí khác để đánh giá cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng. Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn khác nhau và ở mỗi bé sẽ có sự phát triển đa dạng và có những đặc điểm riêng.

Phát triển về thể chất

  • Trẻ có thể điều chỉnh tốc độ đi và chạy nhanh hoặc chậm theo hiệu lệnh.
  • Trẻ ngắm mục tiêu và ném trúng đích.
  • Trẻ nhận dạng nét chữ, hình vẽ và vẽ theo mẫu.
  • Phát triển về mặt nhận thức
  • Trẻ có khả năng phân biệt các sự vật xung quanh nhờ vào các đặc điểm cơ bản của chúng.
  • Làm quen với các khái niệm về số lượng, có thể đếm từ 1 đến 10 và phân biệt thứ tự của chúng.
  • Biết tìm hiểu, phán đoán và giải thích về các hiện tượng đơn giản xung quanh.
  • Hiểu cơ bản các khái niệm về thời gian: hôm nay, hôm qua, ngày mai,…
  • Biết chơi đóng vai và phân biệt tính chất các tình huống giữa thật và tưởng tượng, giữa tình huống thật và tình huống chơi.

Khả năng ngôn ngữ

  • Khi nghe kể chuyện, đọc thơ không ngắt lời, biết cách thể hiện cảm xúc trong khi nghe như gật đầu hoặc thể hiện qua nét mặt. Sau một thời gian thì bé có thể nghe đọc và kể lại được câu chuyện.
  • Nhận ra một số ký hiệu quen thuộc, có khả năng vẽ và sáng tạo các hình vẽ đơn giản theo cách của riêng mình.
  • Về quan hệ và tình cảm đối với mọi người xung quanh
  • Thực hiện những công việc được giao.
  • Hiểu được trách nhiệm cần phải tuân thủ theo các nề nếp, quy tắc tại những nơi nhất định trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Biết quan tâm đến những người xung quanh và biết cách biểu đạt cảm xúc

11. Những giai đoạn tăng chiều cao cần chú ý ở trẻ

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, tốc độ tăng chiều cao đều khác nhau, tuy nhiên, các mẹ nên chú ý 3 giai đoạn chính mà chiều cao của trẻ tăng trưởng rất mạnh mẽ sau đây:

Giai đoạn bào thai

Nhiều mẹ cho rằng trẻ chỉ bắt đầu tăng chiều cao sau khi được sinh ra, tuy nhiên đây là một quan niệm khá sai lầm bởi nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng ngay khi còn ở trong bụng mẹ, chiều cao của trẻ đã có thể phát triển tốt nếu như mẹ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này!

Giai đoạn trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, nếu như được chăm sóc tốt và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thì trẻ có thể tăng thêm 25cm trong năm đầu tiên và 2 năm tiếp theo, chiều cao của trẻ có thể tăng thêm 10 cm mỗi năm. Vậy nên cha mẹ cần phải chú ý chăm sóc trẻ kỹ lưỡng để hỗ trợ trẻ tăng chiều cao tốt nhất trong giai đoạn này. Ở giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng chủ yếu chính là sữa mẹ.

Giai đoạn trẻ dậy thì

Độ tuổi dậy thì gần như là độ tuổi quyết định đến chiều cao của trẻ sau này bởi trong giai đoạn này, tốc độ tăng chiều cao của trẻ rất nhanh nếu như trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chẳm chỉ vận động kết hợp với ngủ nghỉ, sinh hoạt hợp lý. Vì thế, cố gắng để con bạn đạt đúng theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ viện dinh dưỡng.

Xem Thêm :  Phần mềm xóa chữ trên ảnh online, cách xóa chữ trên ảnh bằng app pixlr #4

Trong giai đoạn này, các mẹ cần nhớ rằng lượng hormone tăng trưởng được sinh ra trong 1 giờ vận động có thể gấp 3 lần so với bình thương. Vì vậy mà các mẹ phải khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, chơi thể thao để có được một chiều cao đạt chuẩn. Sau khi qua giai đoạn dậy thì, tốc độ tăng chiều cao của trẻ sẽ rất chậm, vì vậy mà các mẹ cần phải lưu ý giúp trẻ tăng chiều cao tối đa trong giai đoạn này.

12. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì sơ sinh và trẻ nhỏ

Béo phì nguyên phát

Do mất cân bằng năng lượng: Tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc/và giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.

Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.

Béo phì thứ phát

Béo phì thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,…

Béo phì do suy giáp trạng: Béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.

Béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): Béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, huyết áp cao.

Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt

Béo phì do các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.

Béo phì do dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.

Tiền sử gia đình

Bố hoặc mẹ bị béo phì: 80% trẻ béo phì nặng có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì.

Cân nặng lúc sinh: Trẻ có cân nặng lúc sinh > 4 kg có nguy cơ béo phì cao hơn trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường.

Thực phẩm giàu năng lượng

Thức ăn nhiều chất béo (mỡ, da, phủ tạng, thức ăn chiên xào, quay, thức ăn nhanh), thức ăn thức uống ngọt (chè, bánh kẹo ngọt, nước có đường, trái cây quá ngọt,…).

Thiểu năng trí tuệ

Trẻ bị thiểu năng trí tuệ có bản năng kiểm soát thói quen ăn uống, nhận biết cảm giác no kém nên dễ dẫn đến ăn quá mức và ăn không biết no. Ngoài ra, khả năng giao tiếp xã hội bị hạn chế trẻ ít có cơ hội chơi đùa, vận động nên thường tìm đến ăn để tự tiêu khiển cho bản thân.

Vận động thể lực ít

Trẻ có lối sống tĩnh tại như ít vận động thể lực, dành nhiều thời gian xem tivi, chơi game, đọc sách báo,.. thường có thói quen ăn vặt thường tiêu hao nặng lượng ít trong khi thu nạp năng lượng vượt mức nhu cầu, lâu dài dễ dẫn đến tình trạng béo phì.

Phương pháp chữa trị béo phì

Nếu con bạn vượt chỉ số trong bảng cân nặng trẻ sơ sinh VNVC, đồng nghĩa bé đang gặp tình trạng béo phì. Tuy nhiên, tùy thuộc nguyên nhân, độ tuổi và mức độ béo phì của trẻ để xác định mục tiêu điều trị.

Xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh

Nguyên tắc cơ bản là điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường vận động thể lực. Hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt,…; Khuyến khích tăng cường vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày: qua trò chơi và thể dục thể thao: nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,…ưu tiên môn thể thao phù hợp với sở thích của trẻ.

Tiết chế ăn uống- vận động

Xây dựng thực đơn chặt chẽ và y lệnh về vận động trong trường hợp béo phì nặng cần xác định mục tiêu giảm cân

Can thiệp tích cực đa chuyên ngành

Cần có sự tham gia phối hợp của nhiều chuyên gia bao gồm bác sĩ, tiết chế viên, chuyên viên tư vấn tâm lý, chuyên viên tư vấn vận động để kết hợp nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, hành vi bên cạnh các giải pháp tiết chế ăn uống- vận động.

Làm sao để trẻ đạt và duy trì được cân nặng khoẻ mạnh?

Ba mẹ cần giúp trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh và hoạt động năng động hơn. Để thực hiện những thay đổi lối sống này có thể rất khó khăn ngay từ lúc bắt đầu. Sau đây là một số lời khuyên giúp phòng ngừa béo phì ở trẻ em:

Cho trẻ ăn 5 phần trái cây hoặc rau quả mỗi ngày, hạn chế những loại trái cây ngọt nhiều năng lượng như chuối, sầu riêng, xoài… Nếu trẻ không thích rau hoặc trái cây, hãy bắt đầu từ từ. Ba mẹ làm gương cho trẻ bằng cách ăn những thực phẩm này để khuyến khích trẻ thử và làm theo.

Không cho trẻ uống bất kỳ đồ uống/ thức ăn có đường. Đồ uống có đường bao gồm soda, đồ uống thể thao và tất cả các loại nước ép. Thức ăn có đường: bánh, kẹo.

Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo đặc biệt là các loại chất béo no, chất béo trong các thức ăn nhanh, thức ăn chiên rán…

Giới hạn “thời gian màn hình”, bao gồm xem TV, điện thoại, máy tính bảng, chơi trò chơi điện tử hoặc sử dụng máy tính hoặc thiết bị điện tử khác. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ nhỏ (từ 2 đến 5 tuổi) không quá 1 giờ mỗi ngày trên màn hình. Trẻ lớn hơn cũng nên giới hạn thời gian màn hình không quá 2 giờ mỗi ngày.

Cho trẻ hoạt động thể chất từ ​​1 giờ trở lên mỗi ngày. Điều này có thể bao gồm thực hiện một môn thể thao, nhảy múa hoặc chơi ngoài trời.

Ban đầu, có thể không thực hiện được tất cả các mục tiêu này, nhưng điều đó không sao cả. Chọn 1 hoặc 2 mục tiêu để thử đầu tiên. Sau đó, có thể cố gắng đạt được tất cả các mục tiêu.

Lời kết:

Sự phát triển toàn diện của trẻ cả về cân nặng lẫn chiều cao là điều mong muốn của tất cả người làm cha, làm mẹ. Vì thế, hãy luôn chú ý đến bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng. Dựa vào đó, bậc phụ huynh có thêm kiến thức, đồng thời theo dõi quá trình phát triển của con, xem đã đạt chỉ số của viện dinh dưỡng hay chưa? Nếu chưa hoặc béo phì, tìm ngay giải pháp khắc phục, nhằm duy trì sức khỏe ổn định cho bé.

Rate this post


Chiều cao, cân nặng của trẻ 0 đến 12 tháng theo chuẩn Nhật Bản mới nhất. Sự phát triển của trẻ.


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button