Kiến Thức Chung

Hướng dẫn cách làm tiểu luận pháp luật đại cương chi tiết

Đối với các sinh viên khi theo học cao đẳng, đại học bắt buộc sẽ phải làm tiểu luận. Để làm tốt một bài tiểu luận các bạn cần phải nắm được những yêu cầu cơ bản nhất. Bài viết hôm nay Wiki Luận Văn sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm tiểu luận chuẩn nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.

Tiểu luận là gì?

Tiểu luận là gì?Tiểu luận là gì?

Tiểu luận là một bài viết dưới dạng văn bản ngắn gọn giúp trình bày những quan điểm, nghiên cứu hay sự phát hiện về một chủ đề nào đó đã được người viết quan tâm. Đối với một bài tiểu luận được xem là hoàn chỉnh cần phải nêu lên được các vấn đề, phân tích, trình bày về vấn đề cần bàn luận hoặc nêu lên những ý kiến, quan điểm của người viết.

Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Một bài tiểu luận môn học sẽ có độ dài tầm 5 tới 20 trang và phụ thuộc vào quy định của mỗi trường hoặc của các giảng viên giảng dạy, hướng dẫn môn học đó. Còn đối với bài tiểu luận tốt nghiệp thường có độ dài và chiều sâu hơn, khoảng 30 – 50 trang. Đây được xem là một dạng của bài luận văn tốt nghiệp nhưng yêu cầu của nó đơn giản hơn.

Cách làm bài tiểu luận

Cách làm tiểu luận vô cùng đơn giản. Để có được một bài tiểu luận chất lượng, đạt chuẩn và giành được điểm cao các bạn cần thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Lựa chọn đề tài tiểu luận

Trong cách viết bài tiểu luận, lựa chọn đề tài được xem là một bước vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng tới chất lượng và kết quả nghiên cứu sau này.

Đề tài viết tiểu luận vô cùng đa dạng và phong phú về cả mặt lý luận và thực tiễn. Đề tài có thể do giảng viên hướng dẫn đặt ra hoặc có thể do người viết tự tìm hiểu theo sở thích của mình. Tuy nhiên để một bài tiểu luận hay và chất lượng các bạn cần phải đảm bảo nó có sự liên hệ với những nội dung, kiến thức mà mình đã được học. Đồng thời cần phải lựa chọn đề tài mang tính sáng tạo và mới mẻ.

Xem Thêm :  300+ mẫu hình xăm mini độc lạ, ý tưởng tuyệt vời về hình xăm đẹp mini

Bước 2: Tổng hợp thông tin

Sau khi đã xác định được đề tài tiểu luận bạn cần phải tập hợp những thông tin có liên quan tới đề tài đó. Thông tin được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn như:

+ Thông tin từ tài liệu sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học…

+ Kết quả của các quá trình làm thí nghiệm, thực nghiệm, điều tra…

+ Thông tin từ nguồn internet.

Bước 3: Xây dựng đề cương

Một bài tiểu luận chất lượng không thể thiếu đi bước xây dựng và hình thành đề cương. Khi đề cương bạn lập càng chặt chẽ, chi tiết thì việc viết tiểu luận sẽ được dễ dàng hơn. Đồng thời nó cũng giúp bài luận logic và thu hút người đọc.

Nội dung đề cương của bài tiểu luận phần lớn sẽ gồm 3 phần cơ bản như sau:

+ Phần mở đầu

Với cách viết bài tiểu luận đúng chuẩn, ở phần mở đầu, người viết sẽ nêu rõ về nội dung của đề tài nghiên cứu, lý do lựa chọn và mục đích nghiên cứu, phương pháp, đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.

+ Phần nội dung

Phần nội dung bao gồm nhiều chương và mục nhỏ. Giữa các mục và các chương phải có sự liên kết chặt chẽ, logic với nhau.

+ Phần kết luận

Tóm tắt lại quá trình giải quyết vấn đề và kết quả nghiên cứu, nêu ý nghĩa khoa học và thực tiễn của quá trình nghiên cứu. Đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị của bản thân.

Bước 4: Tiến hành nghiên cứu và viết bài tiểu luận

Sau khi đã hoàn thiện đề cương và có đầy đủ tài liệu nghiên cứu cùng với kiến thức, sự am hiểu bản thân bạn sẽ tiến hành nghiên cứu. Đồng thời đưa ra được những lý lẽ, luận điểm xác đáng để giải quyết vấn đề trong đề tài.

Công đoạn cuối cùng trong cách làm tiểu luận đó là đọc lại và hoàn thiện bài tiểu luận. Bước này người viết cần điều chỉnh lại về nội dung và bố cục bài tiểu luận sao cho phù hợp với quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó hãy chú ý sửa lỗi chính tả, câu văn, nội dung và hình thức sao cho dễ hiểu nhất.

Cách viết lời mở đầu tiểu luận

Lời mở đầu tiểu luận được đánh giá rất quan trọng mỗi khi viết tiểu luận. Ở phần này người viết cần phải diễn giải được nội dung chính của cả bài tiểu luận nhằm đưa người đọc chạm được đến luận điểm của bài viết. Nội dung lời mở đầu cũng phải hấp dẫn, lôi cuốn và cung cấp được các thông tin nền tảng. Để viết lời mở đầu tiểu luận các bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Xem Thêm :  Bài cúng khai trương cửa hàng, công ty chi tiết từ a-z

Cách viết lời mở đầu tiểu luậnCách viết lời mở đầu tiểu luận

Bước 1: Xây dựng lời mở đầu hấp dẫn

Người viết có thể bắt đầu bằng một ví dụ và lôi cuốn người đọc bởi cầu đề, cung cấp bối cảnh cho lí lẽ nghiên cứu, xây dựng các luận điểm độc đáo và lôi cuốn nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm câu văn chuyển tiếp vào đoạn văn mở đầu nhằm gói gọn được thông tin cụ thể hơn.

Bước 2: Chuẩn bị trong cách viết lời mở đầu tiểu luận

Suy nghĩ và lựa chọn một ý tưởng chính cho chủ đề, cân nhắc xem bài tiểu luận muốn nhắm tới đối tượng nào và lập dàn ý cho lời mở đầu.

Bước 3: xây dựng cấu trúc cho lời mở đầu

Ở bước này người viết sẽ mở đầu bằng cầu đề. Sau đó sẽ thêm vào các thông tin cơ sở và bắt đầu trình bày luận điểm.

Bước 4: Loại bỏ và tránh một số lỗi thường gặp

Nếu như cần thiết bạn cũng có thể thay đổi phần mở đầu sau khi đã hoàn tất việc viết bài tiểu luận.

Lưu ý cần phải tránh các câu văn thừa thãi, không nói chung chung. Đặc biệt viết lời mở đầu cần duy trì được sự ngắn gọn và đơn giản. Tránh việc thông báo trực tiếp về mục đích của bài tiểu luận.

Lời mở đầu tiểu luận mẫu

Để các bạn có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách dễ dàng, trong bài hướng dẫn cách làm tiểu luận hôm nay, Wiki Luận Văn đã chọn lọc và gửi đến bạn mẫu lời mở đầu tiểu luận để các bạn tham khảo:

Lời mở đầu tiểu luận mẫuLời mở đầu tiểu luận mẫu

Đề tài Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

“Việc hội nhập về kinh tế với khu vực và thế giới là một điều kiện tất yếu cho bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển đầy đủ và giàu có và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Một quốc gia sẽ giảm được nhiều rủi ro khi hội nhập nếu quốc gia đó nhận thức đúng đắn về khả năng và vị thế của mình trong tương quan so sánh với các quốc gia khác.

Là một quốc gia đang phát triển với một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi đang có những điều kiện thuận lợi mà nhiều quốc gia đang phát triển khác không có, hơn nữa, nhận thức rõ được xu thế phát triển của thời đại. Có thể nói khu vực ASEAN là một khu vực rất năng động-theo như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu-với một tốc độ phát triển đáng kinh ngạc khoảng từ 5-6% mỗi năm. Nguồn đầu tư từ bên ngoài vào cũng rất lớn, trong thời gian qua, các nước trong khu vực này đã thu hút được 60% tổng luồng vốn ngắn hạn vào các nước đang phát triển. Việt Nam có lợi ích rất lớn khi cùng nằm trong khu vực này.

Xem Thêm :  Giáo án Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

Việc tham gia các khối liên minh khu vực và thế giới là xu hướng chung của thời đại. Trong những mối liên kết đó, mỗi quốc gia đều có những cơ hội đạt được những lợi ích to lớn và họ chỉ tham gia khi họ thấy được những cơ hội đó. Tuy vậy, bất kỳ một sự lựa chọn nào cũng có hai mặt của nó. Đi đôi với cơ hội luôn là những thách thức đặt ra và phải đương đầu với nó. Một cơ thể vững mạnh chống chịu được những tác động mạnh mẽ, và ngược lại, nếu yếu sẽ thất bại nặng nề. Việc Việt Nam tham gia ASEAN là bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Sự Hội nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực sẽ tạo cho Việt Nam sự thích ứng dần trong tiến trình làm quen với những thay đổi. Sau gần 20 năm tham gia AFTA Việt Nam đã tận dụng được những cơ hội gì, gặp phải những thách thức gì, tác động của AFTA đến nền kinh tế Việt Nam ra sao và những định hướng cho thời gian sắp tới như thế nào khi chúng ta chuẩn bị gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là những vấn đề cần phải nghiên cứu và tìm hiểu.

Trên cơ sở đó chúng em đã chọn đề tài “Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam” để làm tiểu luận cho môn học Kinh Tế Quốc Tế. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này thời gian và nguồn tư liệu không nhiều nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Chúng em rất mong nhận được những góp ý của thầy giáo để bài tiểu luận hoàn thiện hơn!”

Nếu bạn đang khó khăn trong việc lựa chọn đề tài tiểu luận hay không có thời gian làm bài luận thì hãy tham khảo DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN THUÊ để lựa chọn một đơn vị uy tín và tin cậy nhất.

Bài viết trên là một số thông tin về cách làm tiểu luận. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để hoàn thiện được một bài tiểu luận chất lượng. Để tìm hiểu thêm về cách làm bài tiểu luận hãy truy cập ngay vào trang chủ của Wiki Luận Văn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.


HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN – TRÌNH BÀY BÀI TIỂU LUẬN KHOA HỌC | GLORY EDUCATION


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button