Ẩm Thực

Cách làm mầm đậu nành ? tại nhà siêu dễ & chuẩn 2021

Các sản phẩm mầm đậu nành bày bán trên thị trường đắt gấp 10 lần giá thành nguyên liệu. Bạn có biết thực ra cách làm mầm đậu nành đơn giản lắm luôn không? Hãy cùng Thật Là Ngon học cách tự làm mầm đậu nành nhé!

Những năm gần đây, mầm đậu nành trở thành một trong những thực phẩm dẫn đầu xu hướng dinh dưỡng. Nó được bán chủ yếu ở dạng bột hoặc kẹo mầm đậu nành. Hương vị của nó thì bùi bùi, thơm thơm, ngậy béo cực kì ngon miệng.

Nó được chào đón bởi những công dụng thần kì như làm tăng kích thước vòng 1, trẻ hóa làn da, giúp phụ nữ lấy lại sự hấp dẫn thời con gái,…

Chế phẩm từ mầm đậu nành là một món quà tặng nhắn nhủ sự quan tâm tới sức khỏe của người thân và bạn bè.

Thế mà hóa ra, cách làm mầm đậu nành chẳng có gì khó cả! Tất cả những gì bạn cần là hạt đậu tương (đậu nành), nước sạch và một ít dụng cụ nhà nào cũng có sẵn.

Chúng mình cùng bắt tay vào làm ngay thôi!

cách làm mầm đậu nành

  • Save

In Công Thức

4.5

from

2

votes

Cách Làm Mầm Đậu Nành

Cách làm mầm đậu nành đơn giản với những vật dụng luôn sẵn có trong nhà!

Chuẩn bị

2

giờ

Nấu

2

ngày

Tổng thời gian

2

ngày

2

giờ

Khẩu phần:

500

g

Calories:

122

kcal

Nguyên Liệu

  • 200

    g

    đậu nành (đậu tương)

  • 500

    ml

    nước ấm

Dụng Cụ

  • Rổ, chậu

  • 1 khăn sạch thấm nước tốt, 1 khăn to để che đậy

Hướng dẫn

Bước 1: Ngâm đậu nành

  • Đậu nành rửa sạch, loại bỏ hạt mốc, lép.

  • Ngâm đậu trong nước ấm khoảng 35-37 độ trong 2-3 tiếng tới khi đậu nở gấp đôi.

Bước 2: Ủ đậu nành

  • Rổ kê lên chậu sao cho đáy rổ cách chậu một khoảng thoáng khí.

  • Dàn đậu nành đều lên đáy rổ.

  • Phủ lớp khăn lên mặt đậu.

  • Tưới đẫm nước vào rổ, chú ý đổ nước đọng trong chậu.

  • Phủ nilon hoặc khăn to che đậu, tránh ánh sáng.

Bước 3: Chăm sóc để đậu nảy mầm

  • Một ngày tưới nước 2 lần.

Bước 4: Thu hoạch

  • Thu hoạch sau 2-4 ngày tùy thuộc nhiệt độ ngoài trời.

Nutrition

Khẩu phần:

100

g

|

Calories:

122

kcal

Bạn thử chưa?

Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!

Chi tiết cách làm mầm đậu nành

Đậu nành có tỉ lệ nảy mầm không cao, vì thế chúng mình cần chú ý từ khâu chọn đậu.

Chúng mình nên lựa chọn đậu nành ta, hạt nhỏ, vàng, không mốc lép. Nếu có thể, tốt nhất là sử dụng đậu nành tự nhiên không biến đổi gen.

Bước 1: Ngâm đậu nành

Bạn cho 200 g đậu nành vào chậu nước, rửa sạch, nhặt bỏ hết sạn, đá. Khi rửa bạn đổ nhiều nước xíu thì những hạt mốc, lép sẽ nổi lên trên, chỉ cần vợt bỏ đi.

Sau đó, bạn chuẩn bị một chậu nước ấm bằng nhiệt độ cơ thể (nhiệt độ cơ thể người khoảng 37 độ C). Bạn ngâm đậu nành trong 2-3 tiếng tới khi đậu nở gấp đôi.

cách làm mầm đậu nành

  • Save

Mục đích của việc ngâm đậu là để hạt đậu uống no nước, tạo điều kiện nảy mầm thuận lợi.

Chúng mình không nên ngâm quá lâu hoặc ngâm trong nước quá nóng vì có thể sẽ làm chết hạt.

Bước 2: Ủ Đậu Nành – Cách Làm Mầm Đậu Nành

Có nhiều cách để ủ đậu nành. Ở đây chúng mình xin giới thiệu một cách làm rất đơn giản với các dụng cụ nhà ai cũng có.

Xem Thêm :  Cách làm sữa chua tại nhà đơn giản, thơm ngon, chuẩn công thức

Bạn chuẩn bị rổ và chậu sạch lớn hơn rổ rồi kê rổ lên chậu sao cho bên dưới rổ có khoảng thoáng khí. Chậu sẽ hứng nước rỏ xuống sau khi chúng mình tưới đậu.

Tiếp theo, bạn dàn đậu nành đều vào rổ.

Cách Làm Mầm Đậu Nành - Thật Là Ngon

  • Save

Bạn phủ khăn hoặc giấy ăn nhà bếp lên mặt đậu. Chúng mình phủ khăn chứ không dùng nắp đậy kín để đậu nành được thoáng khí nhé.

Sau đó, bạn tưới đẫm nước vào rổ đậu, đảm bảo ướt hết khăn/giấy. Bạn nhớ đổ nước dư dưới đáy chậu, không để đậu bị ngập nước gây úng nha.

Cuối cùng, bạn trùm một cái bao nilon hoặc khăn to, dày che đậu, tránh ánh sáng.

cách làm mầm đậu nành

  • Save

Bước 3: Chăm sóc để đậu nảy mầm

Một ngày bạn tưới nước 2 lần.

Chúng mình nên tưới bằng cách nhúng cả rổ đậu đẫm trong chậu nước. Đậu nành nhanh bị chua nên cách tưới này rửa sạch nước chua, giúp hạt nảy mầm tốt hơn.

Đậu nành sẽ nhú mầm xinh xinh sau 2-4 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời. Chúng mình thu hoạch khi mầm đậu vừa nhú 1-2 cm thôi nha!

cách làm mầm đậu nành

  • Save

Chúng mình không đợi mầm đậu nành mọc dài 5-6 cm thành giá, vì các dinh dưỡng quý của hạt đậu nành tập trung ở mức cao nhất là khi hạt chỉ vừa nhú mầm.

200 g hạt sẽ cho khoảng 500 g mầm. Mầm đậu nành có thể bảo quản trong tủ lạnh 1 tuần.

Bạn có thế sử dụng mầm đậu nành để nấu canh, xào, rang. Bạn cũng có thể dùng nấu sữa đậu, làm đậu phụ hoặc rang khô, xay thành bột dùng dần rất ngon và bổ dưỡng. Bạn chú ý mầm đậu nành cần được nấu chín trước khi ăn chứ không ăn sống như giá bạn nhé.

Cách làm bột mầm đậu nành

Mầm đậu nành thường được bày bán trên thị trường ở dạng bột, giá thành có thể lên tới hàng trăm ngàn đồng cho 1 hộp 500 g.

Chúng mình có mầm đậu nành tươi rồi, cách làm bột mầm đậu nành chỉ mất thêm ba bước nữa thôi!

  1. Rửa: Bạn cho mầm đậu nành vào một cái chậu nhiều nước, rửa sạch. Bạn có thể đãi bớt vỏ đậu nếu thích nhé.
  2. Làm khô: Bạn có thể rang trên chảo, sấy bằng lò hoặc phơi nắng mầm đậu.
  3. Xay: Bạn chỉ cần cho mầm đậu đã khô vào máy xay thành bột là xong.

Trong bước làm khô, bạn cần phơi 4-7 nắng thì mầm đậu mới khô hoàn toàn. Nếu rang/sấy ở nhiệt độ 150 °C thì nhanh hơn, chỉ mất khoảng 40-60 phút. Chúng mình canh tới khi mầm đậu khô vàng, không để bị khét nha.

cách làm mầm đậu nành

  • Save

Sau khi xay thì bạn sẽ thu được bột thành phẩm tơi mịn, màu ngà vàng, mùi đậu nành thơm nhẹ, ăn thử có vị ngậy béo.

Bột mầm đậu nành bảo quản trong lọ sạch, nắp kín, cất nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao. Khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam thì chúng mình cất tủ lạnh cho an toàn. Trong điều kiện bảo quản tốt, bạn có thể giữ bột mầm đậu nành trong 6 tháng nhé.

Cách Làm Bột Mầm Đậu Nành Tại Nhà Siêu Dễ - Thật Là Ngon

  • Save

Lúc này, mầm đậu đã được rang chín. Khi dùng chúng mình chỉ cần pha bột vào nước nóng, uống như ngũ cốc.

Các bạn tập gym có thể dùng nó như một loại bột bổ sung protein thực vật vào món sinh tố ăn sáng.

Nó còn rất thích hợp với chế độ ăn dưỡng sinh của người lớn tuổi.

Thật Là Ngon xin gợi ý một vài thức uống bổ dưỡng từ mầm đậu nành.

Đó là ngoài pha nước bột đậu nành không thì bạn sẽ cho xay nhuyễn cùng với các nguyên liệu bổ dưỡng khác như yến mạch, câu kỷ tử, táo tàu, gạo lứt, hay các loại hạt khô như hạnh nhân, hạt điều,… Bạn thêm đường theo sở thích để dễ uống hơn nhé.

Ngoài ra, bột mầm đậu nành còn là một nguyên liệu làm đẹp tuyệt vời nữa bạn ạ. Kết hợp cùng một số nguyên liệu tự nhiên, chúng mình có thể tự làm mặt nạ dưỡng da tại nhà rất đơn giản và hiệu quả.

Xem Thêm :  Cách làm bánh cuốn bằng bánh tráng

Mặt nạ dưỡng da từ bột mầm đậu nành có tác dụng dưỡng trắng tự nhiên, giúp làn da căng bóng, hồng hào, khỏe mạnh, mờ thâm nám.

  • Da khô: 5 muỗng cà phê bột mầm đậu nành + 5 muỗng cà phê dầu ô liu + 5 muỗng cà phê nước ấm.
  • Da dầu: 5 muỗng cà phê bột mầm đậu nành + 5 ml mật ong + 3 muỗng cà phê sữa tươi (sao cho hỗn hợp sền sệt)
  • Da hỗn hợp: 5 muỗng cà phê bột mầm đậu nành + 30 ml sữa chua không đường.

Mỗi lần sử dụng, bạn thoa hỗn hợp lên da mặt và thư giãn khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh. Bạn chăm chỉ đắp mặt nạ 1 tuần 2-3 lần để thu được hiệu quả tốt nhất nha.

Cách làm sữa mầm đậu nành

Bột mầm đậu nành được ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng và sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng quá trình sấy khô thủ công và thời gian bảo quản dài làm mất đi một phần tương đối dinh dưỡng có trong mầm đậu nành.

Chúng mình có thể lựa chọn ăn mầm đậu nành tươi bằng cách nấu sữa. Sữa mầm đậu nành cũng ngon như sữa đậu nành và còn bổ dưỡng hơn nhiều.

Với 200 g mầm đậu nành có thể làm ra 2-2,5 lít sữa tùy bạn thích sữa đậm tới đâu.

Cách làm cũng đơn giản giống như làm sữa từ hạt đậu nành khô. Chỉ khác là bạn không cần ngâm cho hạt đậu nở mềm nữa.

Bạn cũng xay nhuyễn mầm đậu nành với nước, lọc qua rây, lọc thêm phần bã với nước một lần nữa rồi vắt kiệt. Sau đó bạn đun sữa đậu đến sôi là được.

Thế là chúng mình có món sữa mầm đậu tươi lành vừa ngon vừa bổ!

cách làm mầm đậu nành

  • Save

Nếu không uống hết ngay, sữa để nguội bạn cất vào tủ lạnh, uống trong vòng 3 ngày thôi nha.

Bã đậu thu được đừng vứt đi nhé!

Bã đậu cũng rất giàu dinh dưỡng. Bạn có thể đem bón cây hoặc làm ra rất nhiều món ngon như chả chay, bánh mì sandwich, trứng xúc bã đậu,… Phần bã này nhanh chua, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh trong 3 ngày hoặc để ngăn đá nhé.

Lợi ích sức khỏe của mầm đậu nành

Đậu nành hay đậu tương đã góp mặt trong chế độ ăn của con người từ hàng ngàn năm nay. Giá đậu nành cũng là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nepal.

Ăn mầm đậu nành khi cái chồi bé tí teo mới nhú lại là một phát hiện mới về dinh dưỡng của khoa học hiện đại.

Giàu vitamin và chất xơ

Đậu nành rất giàu các vitamin vitamin B1, B2, vitamin C, E, K,.. Những vitamin này đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe của hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa oxi hóa,…

Mầm đậu nành cũng rất giàu chất xơ. Chất xơ có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.

Thay thế thịt và sữa

Mầm đậu nành là nguồn dinh dưỡng cực kì quý giá. Với cùng một khối lượng, nó nhiều đạm hơn thịt, giàu canxi hơn sữa bò. Nó cung cấp các amino acid mà cơ thể không tự tổng hợp được.

Chất béo trong mầm đậu nành không chứa cholesterol, rất tốt cho hệ tim mạch.

Đối với người ăn thuần chay, người dị ứng đường lactose có trong sữa bò hoặc người phải kiêng thịt đỏ, lòng đỏ trứng, mầm đậu nành là thực phẩm thay thế hoàn hảo.

cách làm mầm đậu nành

  • Save

Cung cấp estrogen thực vật

Thế nhưng, điều thực sự làm cho mầm đậu nành được “săn đón” hơn hạt đậu chưa nảy mầm là ở hàm lượng isoflavones.

Isoflavones là một hợp chất có công thức hóa học gần giống với estrogen – hoóc môn nữ tiết ra ở buồng trứng, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các cơ quan sinh dục nữ và điều hòa nhiều hoạt động nội tiết trong cơ thể.

Estrogen là bí mật đằng sau làn da tươi trẻ, mái tóc óng ả của các thiếu nữ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương khớp, tim mạch và não bộ. Isoflavones có tác dụng kích thích cơ thể tự tổng hợp estrogen.

Xem Thêm :  Top 7 cách làm chè khoai dẻo thơm ngon, hấp dẫn nhất

Estrogen thực vật còn nằm trong nhóm chất chống ung thư. Có những nghiên cứu cho thấy ở những nồng độ nhất định, nó choán chỗ không cho estrogen thường bám vào thụ thể estrogen trên các tế bào gây ra ung thư vú, ung thư tử cung, ức chế sự hoạt động của các tế bào này.

Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu estrogen thực vật nhất trong tự nhiên. Khi đậu nành nảy mầm là thời điểm hàm lượng isoflavones trong hạt dồi dào nhất.

Đa số khách hàng tìm đến các sản phẩm bột mầm đậu nành với kì vọng nó sẽ làm tăng nội tiết tố nữ, kích thích sự phát triển của vòng một, trẻ hóa làn da, xoa dịu các triệu chứng của thời kì mãn kinh.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo hàm lượng isoflavones trong bột mầm đậu nành chưa đủ để mang lại những tác dụng thần kì như quảng cáo.

Và các bạn cũng đừng nhầm lẫn là nam giới hấp thụ quá nhiều các chất này sẽ làm giảm nam tính nhé!

Chúng mình hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của mầm đậu nành để có thể chuẩn bị những bữa ăn ngon lành và bổ dưỡng nhất có thể, chứ coi nó như thần dược hồi xuân thì hẳn là không nên nhỉ.

Những lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành

  • Save

Những lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành

Ai nên dùng mầm đậu nành?

Phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh, cơ thể thiếu hụt một lượng lớn estrogen gây ra những triệu chứng khó chịu. Tiêu thụ các thực phẩm giàu estrogen thực vật như đậu nành, đậu gà, lạc (đậu phộng), hạt dẻ cười,… là cách để phần nào bổ sung lượng tiết tố nữ thiếu hụt.

Ngoài ra, bất kẻ trẻ nhỏ, người già và nam giới đều có thể ăn mầm đậu nành để nạp thêm đạm, canxi, lecithin, sắt, vitamin C, E, K, B1, B2,… tăng cường sức khỏe tim mạch, phòng chống ung thư.

Ai không nên dùng mầm đậu nành?

Người bị dị ứng đậu tương cũng sẽ dị ứng mầm đậu nành.

Nhiều người tin rằng ăn nhiều đậu nành làm giảm chức năng tình dục của nam giới. Tuy nhiên, thực nghiệm khoa học chưa tìm thấy bằng chứng cho điều này. Nạp isoflavones không có nghĩa là sẽ làm sụt giảm hoóc môn testosterone của nam giới.

Thậm chí, một số nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn bổ sung đậu nành giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Bên cạnh đó, các bệnh u vú, u tử cung ở phụ nữ cần estrogen làm nguồn nuôi dưỡng sự phát triển của tế bào ung thư. Một số người lo ngại rằng mầm đậu nành rất giàu isoflavones, do đó có thể làm tăng lượng estrogen và kích thích khối u phát triển ở người đã mắc bệnh.

Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh hàm lượng đậu nạp vào cơ thể qua đường ăn uống bình thường đủ để gây ra tình trạng trên.

Tuy nhiên, nếu phát hiện ra bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có ăn mầm đậu nành hay không nhé!

cách làm mầm đậu nành

  • Save

Nên dùng mầm đậu nành trong bao lâu?

Như Thật Là Ngon vừa chia sẻ, mầm đậu nành không phải thuốc, nó chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có nguồn gốc từ đậu tương.

Khoa học chưa có nghiên cứu ăn bao nhiêu mầm đậu là tốt, ăn bao nhiêu là xấu. Tạm thời thì chúng mình bảo nhau cái gì nhiều quá cũng không hay!

Chúng mình chỉ nên ăn mầm đậu nành như một món trong thực đơn hàng ngày, sẽ thay đổi thường xuyên. Có hôm ăn đậu phụ, có hôm uống sữa mầm, rồi chúng mình lại xoay vòng các thực phẩm khác.

Bạn hãy thử cách làm mầm đậu nành để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bản thân và gia đình một món ăn đúng chuẩn ngon-bổ-rẻ nhé!

*Ảnh: Nguồn Internet

0

Shares

  • Facebook

    0

  • More


Cách làm mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe của chị em!


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Ẩm Thực

Related Articles

Back to top button