Kiến Thức Chung

Lươn làm món gì ngon? 10 cách chế biến lươn ngon mê ly

Trẻ bị ho là vấn đề khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Và một trong những thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm chính là trẻ bị ho có ăn được lươn không? Bởi theo dân gian lươn giống như tôm, cá, cua,… là những loại thực phẩm tanh và sẽ khiến tình trạng ho ở bé nặng hơn. Vậy chính xác quan điểm này có đúng không? Đáp án cho câu hỏi này sẽ được tiết lộ trong nội dung bài viết dưới đây.

Trẻ bị ho có ăn được lươn không? Tại sao?

Ho là phản xạ tự nhiên của con người nhằm mục đích đẩy dị vật, đờm,… ra khỏi đường hô hấp. Việc này sẽ giúp hoạt động thở trở nên bình thường. Trẻ em là đối tượng dễ bị ho khi gặp những tác động từ bên ngoài, hoặc thay đổi thời tiết. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe cho bé khi bị ho là vấn đề rất được các mẹ quan tâm.

Các chuyên gia y tế cho biết, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, Đông y hay mẹo dân gian, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ông cha ta từ xưa đã quan niệm rằng, khi bị ho bố mẹ nên cho bé kiêng các loại thực phẩm tanh như tôm, cua, ốc, mực, ngao, sò,… hoặc đồ chiên xào.

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy dị vật ra bên ngoài đường hô hấp

Và giống như các thực phẩm nêu trên, lươn có vị tanh và được khuyên nên hạn chế ăn khi bị ho. Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng, lươn sẽ làm sinh nhiều đờm khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn. Đồng thời kéo theo tình trạng nóng trong và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của phổi. Vậy quan điểm này có thật sự đúng hay không? Thực tế cho đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh rằng đồ tanh hay lươn sẽ làm cho bệnh ho ở bé trở nên nghiêm trọng. Bởi lẽ ho là do vi khuẩn có hại tấn công, xâm nhập cơ thể và gây nên bệnh ho. Lúc này bố mẹ nên cho bé bổ sung chất dinh dưỡng để giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Và lươn hay các loại hải sản kể trên rất giàu chất đạm, dễ tiêu hóa và sẽ giúp bé tăng cường đề kháng, miễn dịch, có sức khỏe để chống lại vi khuẩn gây ho. Hơn nữa vị tanh của những loại thực phẩm này cũng rất dễ làm biến mất nếu bố mẹ biết cách chế biến.

Cụ thể, theo kết quả của các cuộc nghiên cứu, thịt lươn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con nhỏ. Ví dụ như Ca, Fe, B1,2,6, vitamin D, PP, Mg, Lipid, P, Protid,… Đây là những khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Không những vậy nó còn giúp bé tăng sức đề kháng trong trường hợp bị suy giảm.

Còn theo y học cổ truyền, lươn là loại thức ăn có vị ngọt, tính ôn, có công dụng dưỡng khí, thanh nhiệt, tăng sức mạnh gân cốt, an thần. Các món ăn chế biến từ lươn có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh như: Phong thấp, thận hư, ho hen, kiết lỵ, tiêu khát, đau lưng, liệt thần kinh mặt,… Không những vậy khi biết cách chế biến sạch, các món ăn từ lươn còn giúp xua tan cơn mệt mỏi, căng thẳng, rất tốt với người thiếu máu hoặc mới ốm dậy. Đặc biệt với trẻ bị ho, cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng, các món ăn từ thịt lươn là lựa chọn hoàn hảo. Vậy đáp án cho câu hỏi trẻ bị ho có ăn được lươn không là CÓ. Đây là món ăn đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng giúp bé nhanh chóng khỏi ho. Tuy nhiên bố mẹ nên lưu ý không cho bé ăn lươn nếu ho do hen suyễn hoặc dị ứng đồ tanh.

Xem Thêm :  Bật mí cách làm bánh mì phô mai tan chảy khiến nhiều người mê đắm

Các cách chế biến lươn cho trẻ bị ho

Trẻ bị ho có nên ăn lươn không? Đáp án là CÓ. Vậy chế biến lươn thế nào để đảm bảo chất dinh dưỡng và phù hợp với bé nhất? Có rất nhiều cách chế biến lươn thành món ăn tốt cho bé bị ho. Tuy nhiên để món ăn có hương vị thơm ngon và hỗ trợ điều trị bệnh bố mẹ cần biết cách làm sạch lươn. Việc này sẽ giúp loại bỏ vị tanh của lươn, đảm bảo bé ăn ngon miệng nhất.

Thịt lươn rất giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể trẻ nhỏ

  • Dùng cật tre để mổ lươn: Theo kinh nghiệm dân gian lâu đời, nếu bạn dùng dao để mổ lươn sẽ có mùi tanh. Thay vào đó nếu dùng cật tre để mổ bụng, sau đó dùng nước muối ấm để rửa lươn sẽ không bị nhớt và tanh nồng.
  • Cho lươn vào tủ lạnh: Lươn sống sau khi mua, bạn buộc kỹ và cho vào túi ni lông bảo quản trong ngăn đá khoảng 2 tiếng. Sau khi hết 2 tiếng, bạn bỏ ra vuốt nhẹ lươn sẽ thấy các chất nhờn trên thân chúng được loại bỏ hoàn toàn chất nhờn một cách dễ dàng.
  • Bóp muối: Bạn cho lươn sống vào túi ni lông, thêm chút muối hạt trắng rồi lắc và chà xát đều thân lươn. Tiếp đó bạn dùng nước chanh để rửa lại sẽ thấy lươn không còn nhớt và khi chế biến cũng bớt tanh hơn.
  • Dùng tro củi tuốt lươn: Bạn lấy tro củi để chà xát lên thân lươn nhằm loại bỏ chất nhờn. Tiếp đó dùng cật tre để mổ bụng lươn và làm sạch lại với nước. Trường hợp không có tro củi bạn có thể thay thế bằng nước vo gạo.

Sau khi làm sạch lươn bạn có thể áp dụng các gợi ý chế biến lươn được nêu ra dưới đây. Đây đều là những món ăn từ lươn dễ làm và giàu dinh dưỡng.

Cách nấu cháo lươn thơm ngon bổ dưỡng cho bé

Trẻ bị ho có được ăn lươn không, đáp án là có, và cháo lươn là món ăn đặc biệt phù hợp với bé. Đây cũng là món ăn đơn giản, dễ làm, đồng thời giữ được toàn bộ dinh dưỡng trong lươn.

Nguyên liệu:

  • Lươn đồng nửa cân (500g)
  • Gạo trắng 200g
  • Gạo nếp một nắm nhỏ
  • Cùng một số gia vị khác như mắm, hạt nêm, dầu ăn,…

Cách làm:

  • Bạn cho lươn sống vào trong một chiếc nồi to, thêm chút muối hạt và giấm, đậy nắp vung lại. Lươn trong nồi sẽ quẫy ra hết nhớt bám trên thân. Hoặc bạn có thể áp dụng một trong các cách làm sạch đã nêu ở trên.
  • Lấy lươn ra khỏi nồi và vuốt hết nhớt, sau đó dùng nước rửa thật sạch.
  • Sau khi rửa sạch lươn bạn cho vào nồi luộc chín (lúc này bạn không nên mổ lươn vì sẽ khiến nó bị mất máu và nhạt thịt).
  • Sau khi luộc chín lươn bạn vớt ra đĩa, đợi nguội và lọc bỏ thịt, xương ra riêng. Phần thịt lươn bạn dằm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Với những trẻ trên 1 tuổi mẹ không cần xé nhỏ vì vốn dĩ thịt lươn đã rất mềm và dễ ăn.
  • Phần xương của lươn bạn chặt thật nhỏ và đem ninh lấy nước dùng. Hoặc bạn có thể xay nhuyễn, lọc bỏ phần bã và lấy nước cốt đem nấu cháo.
  • Gạo trắng đã chuẩn bị bố mẹ đem ngâm khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra và dùng nước xương ninh lươn để nấu cháo. Khi cháo nhuyễn mẹ cho phần thịt lươn vào.
  • Khi cháo đã chín và nguội bớt mẹ bỏ thêm chút dầu ăn vào và cho bé ăn ngay khi còn ấm.
  • Một tuần mẹ có thể cho bé ăn cháo lươn từ 2-3 lần để nhanh chóng cải thiện

    triệu chứng ho khan

    , ho có đờm..

Trẻ ho có ăn được lươn không? Cháo lươn khoai môn cho trẻ bị ho biếng ăn

Khác một chút so với cách chế biến ở trên, cháo lươn thêm khoai môn sẽ giúp bé đổi khẩu vị, tránh nhàm chán, ăn ngon miệng hơn.

Nguyên liệu:

  • Gạo trắng 100g
  • Khoai môn 100g
  • Thịt lươn 200g
  • Hành tím 1 củ
  • Hành lá, rau mùi cùng các gia vị như hạt tiêu, dầu ăn, mắm, bột ngọt

Cháo lươn khoai môn đổi khẩu vị cho bé

Cách làm:

  • Mẹ đem gạo trắng đã chuẩn bị đi vo sạch rồi đem nấu cháo.
  • Khi cháo chín cho khoai môn vào ninh cùng cho đến khi chín nhừ.
  • Lươn mẹ làm sạch cho hết nhớt rồi lọc bỏ phần xương, thịt. Thịt lươn mẹ đem thái miếng nhỏ rồi ướp cùng 1 thìa nhỏ cà phê hạt nêm.
  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và thái nhỏ, đem phi thơm cùng dầu ăn. Khi hành đã thơm mẹ cho thịt lươn vào xào cho đến khi săn lại.
  • Mẹ lấy lươn đã xào cho vào nồi cháo và trộn đều. Thêm hạt nêm cùng các gia vị khác cho vừa miệng là được.
  • Khi cháo chín mẹ múc ra bát và cho bé ăn ngay khi còn nóng. Mẹ có thể cho thêm chút hành lá để món ăn thêm hấp dẫn.

Cách nấu cháo lươn cà rốt thơm ngon cho bé

Cháo lươn cà rốt cũng là một gợi ý hấp dẫn cho mẹ khi thấy bé con nhà mình có dấu hiệu ho dai dẳng.

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ 25g
  • Thịt lươn 10g
  • Cà rốt 20g
  • Muối i-ốt 1 thìa cà phê
  • Nước mắm 1 thìa cà phê
  • Dầu ăn 1,5 thìa cà phê

Cách làm:

  • Gạo vo sạch rồi đem nấu cháo đến khi chín mềm.
  • Cà rốt mẹ đem cạo vỏ, sau đó rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Khi cháo chín mẹ cho cà rốt vào ninh mềm.
  • Lươn làm sạch, hấp chín rồi xé nhỏ.
  • Tiếp đó mẹ múc cháo cà rốt ra hòa chung với 100ml nước rồi cho lên bếp đun sôi trở lại.
  • Khi cháo sôi mẹ cho thêm mắm hoặc muối vào và khuấy đều. Tiếp đục đun sôi trong vòng 7 phút thì bỏ lươn vào và khuấy đều, tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát để hơi nguội thì cho 1,5 thìa cà phê dầu ăn vào. Cuối cùng là cho bé ăn ngay khi còn ấm.

Trẻ bị ho có ăn được lươn không? Lươn nướng lá dứa

Ngoài việc chế biến lươn thành cháo, mẹ có thể đổi khẩu vị cho bé với món lươn nướng lá dứa lạ miệng. Đây là món ăn thích hợp với những bé đã có khả năng nhai nuốt tốt.

Món lươn nướng lá dứa thơm ngon, lạ miệng

Nguyên liệu:

  • Thịt lươn 300g
  • Nghệ, ớt, hành, sả, tỏi băm nhỏ
  • Nước me và nước nghệ
  • Dầu hòa và lá dứa
  • Cùng một số gia vị khác

Cách làm:

  • Lươn mẹ làm sạch cho hết nhớt, sau đó lọc riêng phần xương và thịt. Phần thịt lươn cắt thành miếng nhỏ vừa bé ăn và cho vào bát ướp cùng hành, tỏi, nghệ băm, nước nghệ, dầu hào (mỗi thứ 1 thìa canh), hạt nêm 1,5 thìa cà phê, ½ thìa cà phê bột ngọt, tiêu ⅓ thìa cà phê và 1 thìa cà phê dầu ăn. Trộn đều để thịt lươn ngấm đều các gia vị.
  • Tiếp theo mẹ lấy một miếng lá dứa đặt lên trên mặt thớt, lấy một miếng lươn đã ướt gia vị đặt lên trên mắt lá dứa. Dùng phần lá còn thừa 2 bên để cuộn tròn lại, sau đó lấy tăm xuyên qua phần thịt lươn và lá dứa sao cho lươn không bị bung ra là được.
  • Sau khi đã cuộn lươn vào lá dứa mẹ đem nướng trong khoảng 13 phút. Đây là thời gian tốt nhất để lươn không bị cháy mà chín đều thơm ngon.
  • Tiếp đó mẹ cho chảo lên bếp, đổ vào 2 thìa canh dầu ăn. Đun nóng dầu ăn sau đó cho tỏi, hành, sả cùng 1 chút ớt (hoặc không cần ớt) vào phi thơm.
  • Để món ăn thêm hấp dẫn không thể không có nước chấm. Đây sẽ là phần giúp món ăn thêm hấp dẫn, ngon miệng. Theo đó mẹ pha hỗn hợp mắm me với: Nước cốt me 1,5 thìa canh, nước lọc 1 thìa canh, đường 2 thìa canh, nước mắm 1 thìa canh. Khuấy đều rồi đổ vào chảo đun đến khi hỗn hợp sền sệt lại là được.
  • Cuối cùng mẹ cho món ăn ra đĩa và thưởng thức.

Bài thuốc từ lươn chữa ho cho bé hiệu quả

Ngoài các cách chế biến trên mẹ có thể làm các bài thuốc từ lươn để chữa ho cho bé hiệu quả.

Mẹ có thể chế biến lươn thành bài thuốc để chữa ho

  • Bài thuốc số 1: 300g thịt lươn, gừng tươi, đương quy, đẳng sâm mỗi loại 15g; 25g hành tây và muối. Lươn mẹ rửa thật sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Đương quy, đẳng sâm mẹ cho vào túi vải và bỏ vào nồi cùng thịt lươn. Tiếp đó mẹ đổ thêm nước để nấu chín chúng trong vòng 1 tiếng. Sau khi hết thời gian mẹ vớt thúi thuốc ra rồi cho thêm hành, muối, gừng tiếp tục nấu trong vòng 1 tiếng nữa. Cuối cùng mẹ múc ra bát cho bé uống nước và ăn thịt lươn.
  • Bài thuốc số 2: 1 con lươn to, 6g kê nội kim cùng muối, gừng, hành, nước tương, bột ngọt, rượu vang. Lươn mẹ đem làm sạch rồi cắt đoạn khoảng 6cm. Kê nội kim rửa sạch bỏ vào bát con sức cùng thịt lươn, thêm các gia vị đã chuẩn bị. Cho bát nguyên liệu trên vào nồi và đem hấp cách thủy. Sau khi chín mẹ cho bé dùng thịt lươn để giảm ho.

Bé bị ho có ăn được lươn không? Lươn không chỉ có nhiều dưỡng chất tốt đối với các bé bị ho nó còn là thực đơn lý tưởng ăn dặm cho bé yêu. Vậy bé mấy tháng tuổi thì ăn được lươn? Theo đó bé từ 4-6 tháng tuổi có thể ăn được lươn. Tuy nhiên khi chế biến bố mẹ cần làm sạch và loại bỏ toàn bộ xương để không khiến trẻ bị ho, ngứa rát cổ họng.

Với những phân tích trên chúng ta có thể thấy lươn là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và an toàn với trẻ bị ho. Do vậy bố mẹ không cần phân vân trẻ bị ho có ăn được lươn không.

Lưu ý khi chế biến món ăn từ lươn cho bé bị ho

Đáp án cho câu hỏi trẻ bị ho có nên ăn lươn không là CÓ. Thế nhưng làm sao để phát huy tối đa công dụng của lươn khi chế biến thành món ăn. Theo đó bố mẹ nên lưu ý một số điều sau khi chế biến lươn:

Mẹ không nên lạm dụng cho bé dùng quá nhiều lươn

  • Bố mẹ nên chọn những con lươn còn sống để cho chế biến thành món ăn cho bé. Điều này đặc biệt quan trọng với sức khỏe của bé. Bởi lẽ lươn là loài động vật sống trong bùn lầy, khi chưa chết chứa rất nhiều chất Histidine tốt cho sức khỏe. Thế nhưng khi không còn sống các chất này sẽ bị chuyển hóa thành Histamine gây hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ, nhất là với những bé đang bị ho. Không những vậy khi ở môi trường bùn lầy lươn sẽ có rất nhiều ký sinh trùng. Do đó cha mẹ cần chế biến lươn ở nhiệt độ cao để tiêu diệt toàn bộ ký sinh trùng có thể gây hại cho bé. Tuyệt đối cha mẹ không được cho bé ăn lươn khi còn tái.
  • Bố mẹ không nên lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều lươn. Mặc dù thịt lươn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu bé ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu, chán ăn. Đặc biệt có thể gây ra chứng khó tiêu, đầy hơi khiến trẻ quấy khóc liên tục.
  • Với những bé có tiền sử dị ứng với lươn hoặc hải sản không nên ăn các món ăn từ loài động vật này.

Chắc hẳn nội dung bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi trẻ bị ho có ăn được lươn không của nhiều bố mẹ quan tâm. Lươn giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên bố mẹ có thể để bé ăn cải thiện triệu chứng bệnh ho. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nếu có bất cứ phản ứng khác lạ nào bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời kết hợp sử dụng thuốc tân dược bác sĩ kê để bệnh mau chóng khỏi.


Cách làm LƯƠN XÀO SẢ ỚT Diệt Sạch Nồi Cơm – Món Ăn Ngon


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem Thêm :  Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ trong word

Related Articles

Back to top button