Thủ Thuật

Giới thiệu các thành phần của máy tính

Thiết bị lưu trữ chia thành bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong gồm ROM (read-only memory) và RAM (bộ nhớ chỉ đọc ngẫu nhiên). Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, ổ mềm, ổ quang (CD, DVD), ổ quang từ (MO), tape..

Thiết bị ra cơ bản của máy tính là màn hình. Ngoài ra còn có máy in, loa, …

Bộ xử lý trung tâm bao gồm các thành phần tham gia vào quá trình xử lý thông tin như bộ vi xử lý (processor), các bộ điều khiển bộ nhớ (memory controller), điều khiển vào ra (I/O controller)…

Các thiết bị đầu vào cơ bản của máy tính là bàn phím và con chuột. ngoài ra còn các thiết bị khác như máy quét ảnh (scanner), webcam..

-Thiết bị đầu vào, bộ xử lý, thiết bị đầu ra và thiết bị lưu trữ.

Phần mềm là các chương trình chạy trên máy tính, được nạp vào máy tính trong quá trình khởi động. Phần mềm bao gồm hệ điều hành, các chương trình ứng dụng, driver và các tiện ích.

Phần cứng là các linh kiện để lắp ráp thành máy tính, do các nhà cung cấp phần cứng sản xuất theo các chuẩn, các tiêu chuẩn đã đặt ra.

>Các linh kiện cơ bản cấu thành máy tính cá nhân:

+Vỏ máy tính (case)

Vỏ máy tính bao gồm bộ nguồn, khung để lắp các linh kiện của máy tính và các khay để lắp ổ cứng, ổ CD, ổ mềm . Vỏ máy tính còn có công tắc nguồn, công tắc reset, và các đèn led hiển thị. Các bộ nguồn máy tính ngày nay thường là loại ATX.

Xem Thêm :  Ảnh hoa bỉ ngạn buồn ❤️ 1001 hình nền bỉ ngạn tâm trạng

+Mainboard

Mainboard là bộ phận quan trọng nhất trong máy tính quyết định sự ổn định và hiệu năng của hệ thống máy tính. Trên mainboard có các khe cắm cho bộ xử lý, bộ nhớ RAM và các khe mở rộng PCI, AGP, ISA. Trên mainboard có chipset là các chip xử lý đặc biệt tích hợp rất nhiều chức năng quan trọng của máy tính như bộ điều khiển bộ nhớ, bộ điều khiển các cổng vào ra, bộ điều khiển giao tiếp với ổ cứng… Một số chipset còn tích hợp cả các chức năng như bộ điều khiển đồ họa, bộ xử lý âm thanh, bộ điều hợp mạng.v.v.

+Bộ xử lý

Bộ xử lý (processor) có chức năng thực hiện các phép tính toán. Các máy tính cá nhân thông dụng thường sử dụng bộ xử lý của Intel hay AMD. Các bộ xử lý ngày nay có tốc độ xử lý cao từ 2-3 GHz. Tập lệnh phong phú hơn đặc biệt là tập lệnh cho xử lý đồ họa 3 chiều.

+Bộ nhớ trong (RAM)

RAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, dùng để lưu các chương trình đang chạy và dữ liệu của chúng. Trước đây RAM thường có dạng một hàng chân (SIMM, 72 chân), ngày nay thường có dạng hai hàng chân (DIMM, 168 chân). Phổ biến nhất hiện nay là loại DDR SDRAM hoạt động ở tốc độ 200 – 266 MHz.

+Video card

Video card hay bộ điều khiển đồ họa là thiết bị điều khiển hoạt động hiển thị trên màn hình của máy tính. Các bộ điều khiển đồ họa ngày trước thường ở dạng card mở rộng cắm trên khe cắm PCI. Ngày nay các bộ điều khiển đồ họa thường cắm trên khe cắm tốc độ cao AGP. Để giảm chi phí sản xuất máy tính, các bộ điều khiển đồ họa còn được tích hợp vào hệ thống chipset trên mainboard.

+Sound card

Sound card hay bộ điều khiển âm thanh là thiết bị điều khiển máy tính phát ra âm thanh multemedia. Các bộ điều khiển âm thanh thường ở dạng card mở rộng cắm vào khe cắm ISA hoặc PCI. Để giảm chi phí sản xuất máy tính, các bộ điều khiển âm thanh thường được tích hợp sẵn trên mainboard.

Xem Thêm :  Dịch vụ dựng phim ca nhạc trọn gói chuyên nghiệp

+Ổ cứng (HDD)


Ổ cứng là thiết bị cực kỳ quan trọng trong máy tính cá nhân. Ổ cứng lưu trữ hệ điều hành, các chương trình ứng dụng và dữ liệu của người sử dụng máy. Khi bộ nhớ vật lý (RAM) hết dung lượng, hệ điều hành còn sử dụng tệp tin tráo đổi trên ổ cứng như một bộ nhớ ảo. Vì vậy ổ cứng có vai trò quyết định rất lớn đến tốc độ, sự ổn định và an toàn dữ liệu cho người sử dụng.

Các ổ cứng ngày nay thường có dung lượng lưu trữ rất cao. Thường là các loại 20GB, 30GB, 40 GB, 80GB. Các ổ cứng cho máy tính cá nhân cũng có tốc độ quay cao, thường là 5400 rpm hay 7200 rpm. Thông thường các ổ cứng giao tiếp với mainboard bằng giao diện EIDE ATA /100 hay ATA /133.

+Ổ mềm (FDD)

Ổ mềm là thiết bị lưu trữ dung lượng thấp. ổ mềm thuận tiện cho việc di chuyển các tài liệu kích thước nhỏ như các văn bản. Hiện nay do giá thành ổ CD, ổ ghi CD và đĩa CD ngày càng giảm nên vai trò của ổ mềm càng được ít sử dụng. Tuy nhiên, các tài liệu và nhiều chương trình cài đặt vẫn được ghi trên đĩa mềm nên ổ mềm vẫn là thành phần phải có trên máy tính cá nhân. Các ổ mềm sử dụng hiện nay sử dụng cho máy tính cá nhân sử dụng loại đĩa 3,5 inch, dung lượng 1,44MB.

+Ổ CDROM

CDROM là thiết bị lưu trữ ngoài được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì có dung lượng lưu trữ cao với giá thành thấp. CDROM thuận tiện cho việc di chuyển, sao lưu dữ liệu cung như chương trình. Do giá cả của ổ ghi CD, ổ đọc CD và đĩa CD đã giảm rất nhiều nên ổ CDROM được trang bị trên hầu hết máy tính cá nhân hiện nay.

Ổ CDROM thông thường có tốc độ từ 40X – 56X. sử dụng đĩa CD có kích thước 5 inch, dung lượng từ 640 MB – 800 MB. ổ CDROM kết nối với mainboard bằng giao diện EIDE.

+Màn hình


Màn hình LCD Màn hình CRT

Xem Thêm :  Cách sử dụng kính lúp trên điện thoại di động android để phóng to màn hình

Màn hình là thiết bị ra cơ bản nhất của máy tính cá nhân. Màn tính thường có hai dạng là màn hình ống tia âm cực (CRT) và màn hình phẳng tinh thể lỏng (LCD) với kích thước màn hình 14” – 21”. Ngày nay màn hình LCD được sử dụng nhiều để tiết kiệm không gian trên bàn làm việc và tiết kiệm năng lượng. Tuy vậy màn hình CRT vẫn được sử dụng rộng rãi vì giá cả dễ chấp nhận của nó.

Ngoài ra,còn có máy in:



Máy in laser Máy in kim Máy in phun

Máy in là thiết bị đầu ra quan trọng của máy tính. Máy in có 3 loại cơ bản là: máy in laser, máy in phun và máy in kim. Trong môi trường mạng máy tính trong các cơ quan, văn phòng, máy in thường được chia sẻ cho nhiều người dùng để tiết kiệm chi phí.

+Máy in laser:

Máy in laser được dùng phổ biến nhất trong văn phòng vì tốc độ in nhanh, chất lượng in đẹp và giá thành bản in thấp. Tuy nhiên máy in laser có giá cả cao nên trong môi trường mạng thường được chia sẻ cho nhiều người sử dụng.

+Máy in phun:

Máy in phun có giá cả thấp nhất nhưng có giá thành bản in cao và tốc độ in chậm nên ít được sử dụng. Máy in phun thường được sử dụng cho việc in bản in màu hay in các bản in có kích thước lớn.

+Máy in kim:

So với máy in laser và may in phun, giá cả của máy in kim thuộc loại trung bình, giá thành bản in thấp nhất. Máy in kim có tốc độ in chậm, tiếng ồn khi in lớn. Máy in kim thường dùng để in các bản in trên giấy mỏng và in nhiều liên mà các loại máy in laser và in phun không thể sử dụng được.

                                                                       Hết.


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button