Giáo Dục

Thơ là gì? đặc trưng và phân loại thơ

10 – Ô THƯỚC KIỀU:

Thể thơ liên hoàn như trên, nhưng lấy 2 từ cuối, hoặc nhắc lại 2, 3 từ nào đó ở câu cuối của bài trên để mở đầu cho câu đầu của bài dưới

Ví dụ:

NỢ EM MỘT ĐỜI HẠNH PHÚC

Một giấc mơ nồng đã thoảng mau
Làm cho kẻ vướng nặng ưu sầu
Gieo vào giữa dạ nhiều thương cảm
Để lại bên đời những vết đau
Bởi lẽ hồn si đà vỡ mộng
Vì chưng kiếp mỏng cũng hoen màu
Thề non hẹn biển đành chôn dấu
Dẫu vẹn bao lời ngỏ với nhau.

Giữ vẹn thề trao quyết chẳng vùi
Anh còn nợ bé những niềm vui
Vì câu hẹn lỡ từng mong mỏi
Để khúc sầu lâng vẫn ngậm ngùi
Hãy cứ an bình cho kẻ biệt
Xin rằng hạnh phúc để người lui
Cầu em mãi đẹp duyên tình ấy
Bỏ mặc mình ta nỗi đắng bùi.

Mình ta lạc lõng chốn dương trần
Bỏ lại yêu hờn với ngãi nhân
Bởi lẽ từ duyên nào bén trổ
Thành ra chữ nợ có đâu cần
Tâm còn ước mãi người an phận
Dạ vẫn mong hoài kẻ sáng thân
Hạnh phúc cùng em đành để lỡ
Về bên cõi Phật sống thanh bần.

Tìm vui cõi Phật dứt thương sầu
Hạnh phúc bên nàng hẹn kiếp sau
Chữ thệ từ mong rồi nhạt nét
Lời trao tiếng gửi sẽ phai màu
Do vì nợ đó không tròn vẹn
Cũng tại duyên này lắm khổ đau
Níu giữ làm em càng mệt mỏi
Đành thôi bỏ lại mối yêu đầu.

Sông Lam. 24.04.2016

**********************************

11 – TẬP DANH:

Tập danh cũng có nhiều loại:
– Trong mỗi câu có danh từ gắn với đề tài
– Mỗi câu thơ có 1 từ chỉ bộ phận trong thân thể con người
– Trong mỗi câu có 1 từ chỉ tên của vật nào đó

Ví dụ:

KIẾP PHONG BA
(Ô thước kiều – Tập danh)

Giang hồ bão táp phủ đời trai
Mỏi mắt bờ mi đẫm lệ dài
Gối quỵ tình duyên dường đổ vỡ
Chân chùn lý tưởng ngỡ tàn phai
Trần gian bão lạnh vờn ngang trán
Cõi tục mưa sầu đổ xuống vai
Cũng bởi thân tàn thêm dại trí
Thì tâm phải thẹn với anh tài

Anh tài bốn bể đặng tìm đâu?
Núi đổ làm cho đẫm lệ sầu
Những bởi non mòn đau tiếng giọng
Thêm vì biển cạn nhói vần câu
Thần nhân quỵ ngả chùng dây nối
Lý tưởng mờ hoen gãy nhịp cầu
Nỗi thẹn sông hồ ai thấu tỏ
Chân trời huyễn vọng nhỏ hàng châu!

Hàng châu luống đổ não thêm khờ
Trí khổ đêm tàn vẫn mộng mơ
Gửi nguyện bờ môi người thiếu nữ
Trao nguyền cõi mắt ảnh Nàng Thơ
Tình hư chẳng mãn tâm mòn héo
Nghĩa ảo đâu tròn dạ xác xơ
Cũng tại duyên hờ tim héo ủ
Đau lòng kiếp bạc mãi lầy dơ.

Sông Lam, 23.01.2016

**********************************

12 – TÍNH DANH:

Câu nào cũng có từ chỉ nhân danh hay địa danh Giống như Ðiển Thi, câu nào cũng dẫn 1 điển tích nào đó (thường các điển tích đó lấy từ bên Trung Hoa ngày xưa)

VÍ DỤ: ( Tác giả chưa làm bài nào)

**********************************

13 – SẮC THÁI:

Là bài thơ mà 8 câu, câu nào cũng có từ chỉ màu sắc

Ví dụ: (Tác giả chưa làm bài nào)

**********************************

14 – THỦ VĨ NGÂM:

Là thể thơ trong đó câu đầu và câu cuối giống nhau

Ví dụ:

NHÂN QUẢ

Gieo hạt như nào quả ấy thôi
Ngàn xưa đã thế, tự nhiên rồi
Người vun ác nghiệp sầu không ngớt
Kẻ dạy công lành phước chẳng vơi
Bởi dạ trong – ngầu, đâu tại số
Vì tâm thiện – ác, chẳng do trời
Thi hành bổn phận lòng xin nhớ
Gieo hạt như nào quả ấy thôi.

Sông Lam, 29.03.2016
—————–
* Vĩ thủ vĩ ngâm: Là 1 biến dạng của Thể Thủ vĩ ngâm, tức là câu đầu và câu cuối bài thơ chỉ lặp lai 1 cụm từ cuối

Ví dụ:

MẮT NGƯỜI THƯƠNG

Không gì đẹp thể mắt người thương
Sáng rực hồn anh đã hiểu tường
Ngợi biếc soi bừng nơi huyễn cảnh
Ngời xanh thấu tỏ cõi thiên đường
Xin là ngấn lệ chan đầy mãi
Ước được bờ mi tỏa mãn trường
Rửa sạch u sầu, che gió bão
Thêm phần rạng rỡ mắt người thương.

Sông Lam, 28.01.2016

  • Vài kĩ năng Cảm & Bình thơ Đường

15 – TRIỆT HẠ:

Là bài thơ mà từ cuối của mỗi câu thơ để bỏ lửng làm cho câu thơ chưa trọn nghĩa, khiến người đọc phải nghĩ ra

Ví dụ:

PHŨ PHÀNG

Hẹn ước ngày nao bỗng lại là…
Trao thề gửi nguyện cũng đành ra…
Lời ngon bậu nói anh còn ngỡ…
Tiếng ngọt người gieo chị vẫn mà…
Ngây ngất tình kia đà tưởng vậy…
Bùi ngùi nghĩa ấy phải chờ qua…
Xuân về thiệp đỏ ai rằng đã…
Lẻ bóng mình tôi tại bởi nhà…

Sông Lam

**********************************

16 – YẾT HẬU:

Là bài thơ mà các câu trên đủ từ cả, riêng câu cuối cùng chỉ có 1 từ. Thể Yết hậu thường chỉ áp dụng cho Tứ tuyệt, nhằm để chỉ một sự việc mang tính chất trào phúng. Tuy nhiên, có người vẫn phá cách mà áp dụng cho Bát cú.

Ví dụ 1:

NHỘT

Ông này đích thực là quan tốt
Chắc bởi người mang nhiều bạc hốt
Mở miệng sao toàn nói lẽ khôn
Nhột!

Ví dụ 2:

ĐIÊN

Chức trọng, nhà cao… thật đáng tiền
Dân bầu, nước cử… vị ngài yên
Lời xiên, ý xẹo như là thánh
Điên!

Sông Lam. 28.04.2016

Ví dụ 3:

RÁC

Lỡ bước chân vào nơi cõi lạc
Bì xanh túi đỏ thêm bàng bạc
Giăng tràn cuối ngõ với bên đường
Rác!

Sông Lam, 04.02.2016

Ví dụ 4 (áp dụng với Bát cú):

CÓ THẤU?
(Yết hậu)

Xuân về rạng rỡ ánh bình minh
Thảo mấy vần thơ đậm nghĩa tình
Những gửi cho người mang dạ chính
Thêm dành lại kẻ giữ hồn trinh
Cầu mong ở kiếp hoài an thịnh
Nguyện ước trong đời mãi hiển vinh
Khổ nặng anh gìn em đã tính?
Linh!

Sông Lam, 08.01.2016

**********************************

17 – ÁP CÚ

Là bài thơ mà cả 8 câu, từ cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau

Ví dụ:

LỠ NHỊP CON TIM

Thiếu nữ ngồi đây mỏi dạ chờ
Chờ người trong mộng khiến lòng mơ
Mơ về kỷ niệm tâm hoài ngóng
Ngóng lại ngày qua trí mãi thờ
Thờ thẫn nơi này ai lỡ ước
Ước ao chốn đó kẻ đâu ngờ
Ngờ rằng đứa dại si tình ảo
Ảo tưởng môi hường, tặng áng thơ.

Sông Lam, 29.01.2016

18 – CHƠI CHỮ:

Thể này rất đa dạng, nhưng tác giả chưa làm bài nào nên không có ví dụ.

**********************************

19 – KỴ ĐỀ:

Thể thơ trong đó tất cả 8 câu đều không có từ nào chỉ đề tài
mà vẫn thể hiện đầy đủ yêu cầu của đề tài

Ví dụ:

TỨ VÔ LƯỢNG *

Mở rộng lòng thương đến mọi người
Trao dành tất cả những niềm vui
Ra tay cứu dạy ai lầm lỗi
Bỏ sức cưu mang kẻ chán đời
Hỷ xả nhân sinh càng sáng đẹp
Từ bi cuộc sống lại thêm ngời
Dương trần sẽ bớt nhiều đau khổ
Giữ vẹn tâm thiền chúng bạn ơi.

Sông Lam. 30.03.2016

Xem Thêm :  Bảng động từ bất quy tắc lớp 7

* Tứ vô lượng: Từ Bi Hỷ Xả gọi tắt là Từ Bi

**********************************

20 – BÁT ĐIỆP:

Là thể thơ trong đó tất cả 8 câu đều có lồng vào 1 hoặc 2 từ giống nhau.

Ví dụ 1:

TỘI CỦA ANH

Ta mang cái tội đã yêu người
Tội quá say nàng mãi chẳng nguôi
Tội đó làm ai thè lưỡi cợt
Tội đây khiến kẻ bĩu môi cười
Tội gìn dáng Nhỏ miền tâm dạ
Tội dệt câu thề chốn biển khơi
Nếu ngóng chờ em là có tội
Thì anh tội nặng nhất trên đời.

Sông Lam, 09.03.2016

Ví dụ 2:

CHỮ HIẾU

Cội đức nhân sinh Hiếu dẫn đầu
Trong đời chẳng Hiếu, kẻ về đâu?
Hiếu làm thế tục thêm trìu mến
Hiếu dạy trần ai đỡ tủi sầu
Hiếu chính ông bà luôn kính, bởi…
Hiếu là bác mẹ mãi thờ, âu…
Dương phàm Hiếu đạo mà lơ đễnh
Cõi tạm cuồng quay – Hiếu nhạt màu.

Sông Lam

**********************************

21 – LIÊN NGÂM:

Thể thơ trong đó 2 hoặc nhiều người làm chung một bài thơ lần lượt nhau mỗi người 1 hoặc 2 câu

Ví dụ:
Ở thể này, tác giả xin được mượn bài thơ của các anh Phong Trần, Tin Nguyen, Trungtin Phung làm ví dụ:

TIỂU LÝ PHI ĐAO

Tin Nguyen:
Tiểu lý phi đao nặng nghĩa tình

Trungtin Phung:
Giang hồ lắm gã rợn hồn kinh

Phong Trần:
Danh truyền bốn cõi người e ngại
Tiếng dội mười phương chúng giật mình

Tin Nguyen:
Xuất chưởng nhiều tên thành quỷ dại
Ra đòn vạn kẻ hóa âm binh

Phong Trần:
Lòng riêng một mối sầu cô lẻ
Ngẫm chuyện đời tư hận nỗi mình !

18.11.15 Tin Nguyen Trungtin Phung Lý Tầm Hoan

**********************************

22 – HẠN VẬN:

Người ra đề cho vần nào ta phải dùng vần ấy .
Thể thơ này khác với thể Họa Vận vì không có bài xướng để dựa theo mà họa, hơn thế nữa,ta phải :

* Tả ý thơ theo đầu đề

* Dùng 5 vần hạn định (trong 8 câu)

Ví dụ:

Chủ đề: Xuân thì
Giới hạn 5 vận: tơ, hờ, chờ, thơ, thưa

XUÂN THÌ

Em thời bóng bẩy tựa đường tơ
Yếm đỏ nào ai dạ hững hờ?
Mấy ả dòm vô gìn ngữ đợi
Nhiều anh ngó lại gửi câu chờ
Nhu mì dễ khiến người ươm nhạc
Lộng lẫy toan làm kẻ viết thơ
Đáng mặt tài hoa thì tỏ gẫm
May rằng bậu sẽ có lời thưa!

Sông Lam, 16.01.2016

**********************************

23 – PHÚ ĐẮC:

Là bài thơ giải thích và phát triển ý của một câu ca dao hay một câu thơ bằng một bài thơ, nhưng nội dung phải phù hợp với sự việc đó.

Ví dụ 1:

Sá chi một kiếp phù du nhỉ
Mà chẳng trao nhau trọn chữ tình
(Khuyết danh)

HÃY YÊU THƯƠNG

Một kiếp phù du chớ ngại ngần
Trao dành tất cả những tình thân
Nào sang với kẻ khi người muốn
Hãy đến cùng tôi lúc bạn cần
Bởi lẽ trần ai đầy oán hận
Sẽ làm cõi tạm thiếu lòng nhân
Thành ra cuộc sống không còn đẹp
Gửi trọn yêu thương sáng vẹn phần.

Sông Lam, 05.05.2016

Ví dụ 2:

Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

CẢNH XUÂN

Chân trời rực sáng buổi vào xuân
Cảnh sắc ngời tô rạng cõi trần
Tỉ vật đơm chồi hoa mãi biếc
Muôn loài trỗi giọng tiếng còn ngân
Cành lê nụ trắng đà đơm vãn
Cọng cỏ mầm xanh đã bén gần
Tết vẫy mai vàng bung nở vội
Bao người chực đón Lễ Tình Nhân.

Sông Lam, 13.02.2016

**********************************

24 – VĨ TAM THANH:

Là bài thơ mà câu nào cũng láy cụm 3 từ cuối.

Ví dụ:

THƠ ĐIÊN (8)

Say nàng đến độ hẩm hầm hâm
Khiến cả vành tim bấm bẩm bầm
Bậu cứ lòng đang chành chạnh chảnh
Anh thì ái vẫn cẩm cầm câm
Hay là phận số nan nàn nạn
Đến phải tình duyên lấm lẩm lầm
Bão táp vùi thân kè kẹ kẻ
Em hoài chẳng ngó thẳm thằm thăm.

Sông Lam, 03.02.2016

**********************************

25 – LƯỠNG ĐẦU XÀ NGHỊCH THIỆT:

Thể thơ có những cụm từ đôi hoặc cụm từ ba được lái thành cụm từ đôi khác ở trong câu.

Ví dụ:

BỂ KHỔ
(Lưỡng đầu xà nghịch thiệt)

Mờ ngôi có kẻ chỉ ngồi mơ
Chợ nổi đời mang nỗi đợi chờ
Bạc khúc nhao tìm bao khúc nhạc
Nhỡ vần thưng lại những vần thơ
Tường nao đậu cũng nào đâu tưởng …
Thề ngỡ yêu nhưng chẳng thể ngờ …
Bổ khế mà suy rằng: bể khổ
Lờ Lam bé vẫn cứ làm lơ.

Sông Lam, 30.01.2016

26 – CÔ NHẠN XUẤT QUẦN:

Thể thơ trong đó vần câu đầu làm khác hẳn, không giống với 4 vần còn lại ở dưới

Ví dụ:

LUẬN MỸ NHÂN THIÊN HẠ

Giai nhân bốn bể cũng không bằng
Lộng Ngọc, Điêu Thuyền vẫn chẳng xinh
Đắc Kỷ trông vào than xót phận
Tây Thi ngóng lại thẹn đau mình
Trời Tây Vệ Nữ nom ngùi dạ
Đất Bắc Chiêu Quân ngẫm tội tình
Mắt biếc làm ngây hồn kẻ sĩ
Thơ này gửi trọn đến Thùy Linh.

Sông Lam, 29.01.2016

**********************************

27 – CÔ NHẠN NHẬP QUẦN:

Trái với trên, thể này là thể thơ trong đó mấy vần trên đi với nhau, chỉ có vần dưới làm khác hẳn đi

Ví dụ:

NGẪM CHUYỆN THI ĐÀN

Ngẫm chuyện thi đàn lắm kẻ hâm
Làm cho độc giả cứ thương nhầm
Đau hờ xót rởm ca hời phận
Trộm ngữ chèn danh chứng tỏ tầm
Nghĩa đó nguyên rằng mang ở dạ
Thơ này ý phải dội từ tâm
Lừa nhau lấy chữ vương lòng ngọc
Chả nhẽ đem tình vụt xuống sông ?

Sông Lam, 29.01.2016

**********************************

28 – TRƯỜNG THIÊN:

Là bài thơ dài (hơn 8 câu), nhưng trừ 2 câu đề và 2 câu kết, các cặp câu còn lại trong bài vẫn có đối như bát cú.

Ví dụ:

DƯỚI NGŨ HÀNH SƠN

Thời gian thấm thoắt đã phai màu
Biển cạn nay rằng hóa bãi dâu
Cũng bởi Hầu Vương giành vị báu
Thành ra Đức Phật giữ non sầu
Mơ về kỷ niệm còn in dấu
Tiếc lại xưa ngày lạc quá mau
Những bận tung hoành chơi sóng lửa
Từng khi loạn đả phá ang dầu
Danh hùng Đại Thánh oai gì nữa
Phận số an bài cớ tại đâu?

Sông Lam. 12.04.2016

**********************************

29 – VẤN NGHI:

Là bài thơ mà câu thơ nào cũng theo thể hỏi, nên sau mỗi câu đều đặt được dấu hỏi cả.

Ví dụ:

TRẦM NGÂM

Hỏi thế gian rằng đã nợ chi?
Tình hư nghĩa ảo vấn vương gì?
Sao mà chẳng ước còn mong hẹn?
Chả nhẽ chưa về lại muốn đi?
Cõi tạm hồn si đà thấu tỏ?
Trần ai dạ ngẩn có kiên trì?
Hay là bỏ mặc rồi xa lánh?
Để tự giam mình với nỗi bi?

Sông Lam, 22.03.2016

**********************************

30 – THUẬN NGỊCH ĐỘC:

Thể thơ khi đọc xuôi là 1 bài thơ, mà đọc ngược cũng là 1 bài thơ. Thể thơ này đòi hỏi công phu ghép từ thật khéo và phải làm theo đúng luật bằng trắc để có thể đọc xuôi, đọc ngược đều có nghĩa, câu thơ chải chuốt không khổ đọc

Ví dụ:

CHỜ MÃI
(Thuận nghịch độc, bát vận)

Thuận:

Tơ tóc kết nguyền mãi đắm say
Nhớ người xưa cũ bóng ai hay
Mơ từ giữa ảo mê tìm vẫy
Lỡ vận bên cuồng mộng lại vây
Ngờ nghĩa vướng yêu thương cũng đấy
Ngỡ tình gieo luyến tiếc rằng đây
Thơ vần dạ kết cho lòng dậy
Chờ ngóng mỗi em đợi tháng ngày.

Xem Thêm :  Soạn bài bạn đến chơi nhà

Nghịch:

MÃI CHỜ

Ngày tháng đợi em mỗi ngóng chờ
Dậy lòng cho kết dạ vần thơ
Đây rằng tiếc luyến gieo tình ngỡ
Đấy cũng thương yêu vướng nghĩa ngờ
Vây lại mộng cuồng bên vận lỡ
Vẫy tìm mê ảo giữa từ mơ
Hay ai bóng cũ xưa người nhớ
Say đắm mãi nguyền kết tóc tơ.

Sông Lam, 16.02.2016

**********************************

31 – PHÁ CÁCH:

Vì là phá cách nên có nhiều dạng, xin giới thiệu 1 số bài mà tác giả từng làm:

– Thơ làm thất niêm có dụng ý

Ví dụ:

EM CÓ BIẾT

Em ở đô thành em biết không?
Tình anh vẫn thế vẫn luôn nồng
Luôn mãi yêu thương luôn ước vọng
Vẫn hoài ngóng đợi vẫn chờ trông
Đêm ngày vẫn nhớ và luôn mộng
Năm tháng luôn chờ lẫn mãi mong
Mặc kệ ai cười ai chế giễu
Tim vẫn yêu em vẫn thắm hồng.

Sông Lam, 03.03.2016

– Cố tình điệp:

BỎ LẠI

Bỏ lại nơi đây bỏ lại nàng
Để sầu vạn thủa để sầu mang
Người đâu ngóng đợi người đâu biết
Nhỏ chẳng thương yêu nhỏ chẳng màng
Câu phú đau buồn câu phú hẩm
Khúc tình đổ vỡ khúc tình tang
Thôi đành vĩnh biệt thôi đành thế
Phải lỡ duyên kia phải lỡ làng.

Sông Lam, 3h 30p 03.03.2016

– Điệp, 2 vận:

Ví dụ:

CƯỜI VÀ MỘNG

Mộng vỡ mà ta vẫn gắng cười
Đâu còn mộng ước, liệu còn tươi?
Thôi đừng mộng nữa à cơn mộng!
Hãy gắng cười lên hỡi nụ cười!
Cũng bởi cười xong rồi đắm mộng
Nên là giấc mộng có nào tươi
Đành xin bỏ hết trời mơ mộng
Để miệng hoài luôn rạng tiếng cười.
Sông Lam, 26.03.2016

**********************************

32 – TUNG HOÀNH TRỤC KHOÁN:

Là bài thơ mà từ 1 cặp câu đối, viết thành 1 bài thơ có hàng các từ đầu của bài thơ là câu thứ nhất của câu đối, còn câu cuối bài thơ là vế thứ 2 của cặp đối đó.

Ví dụ:

Lệ đổ ngóng nhìn em hạnh phúc
Châu tuồn giã biệt kẻ sang ngang

LỆ DỖI CUNG ĐÀN

Lệ cay khóe mắt dỗi cung đàn
Đổ xuống đôi dòng lặng tiếng than
Ngóng biển hoàng hôn vừa lịm tắt
Nhìn mây bóng tối đã dâng tràn
Em về chốn lạ mừng duyên thắm
Hạnh lỡ miền hoang xót phận tàn
Phúc để cho người xin gửi trọn
Châu tuồn giã biệt kẻ sang ngang.

Sông Lam, 21.01.2016

**********************************

33 – KHOÁN THỦ CHIẾT TỰ:

Là bài thơ mà từ một tên người hay tên địa danh nào đó, chẻ các chữ cái trong danh từ đó thành từ đầu tiên của các câu đầu bài thơ.

Ví dụ 1:

THÙY LINH

T hiếu nữ yêu kiều tỏa rạng không?
H ồn nhiên rạng rỡ tuổi đang nồng
U sầu bấy gã còn mơ mộng
Y ếu nhược bao người đã tưởng mong.
L ảnh lót ca từ ai lỡ mọng
I m lìm ái sự kẻ đành trông
N hìn em tựa thể nàng tiên sống
H ết cả đời tôi cũng chạnh lòng.

Sông Lam, 27.11.2015

Ví dụ 2:

LINH NAPIE

L ời ai lảnh lót cõi non bồng
Í ỏi bao chàng vẫn gọi mong
N hắn nhủ tình thâm dành thục nữ
H àn huyên nghĩa nặng gửi môi hồng
NA o lòng lắm kẻ từ nương rẫy
P hẫn trí nhiều anh bỏ ruộng đồng
Í t bữa xa nàng tôi lụy khổ
E rằng dạ héo bởi chờ trông.

Sông Lam, 29.02.2016

Ví dụ 3:

HỒ THỊ THÙY LINH

H-ằng Nga giáng thế đã bao mùa
Ồ-n ã muôn người đợi dưới mưa
T-ận tụy anh đà buông chữ ngỏ
H-ững hờ bé vẫn chẳng lời thưa
I-m câu hẹn ước, ta rằng: Thiệt!
T-hả ngữ chờ mong, bậu bảo: Lừa!
H-ớt hải ai còn mơ với mộng
Ù- ì kẻ lại cọ rồi cưa
Y-êu thầm tấc dạ sầu sao đủ
L-ỡ tưởng buồng tim mỏi có vừa
I- ỏi đêm ngày đâu nguyện chán
N-gất ngây sơm buổi nỏ xin chừa
H-ương nồng khẽ tỏa nơi tình gọi
Khiến ruột gan mình ngẩn tối trưa.

Sông Lam, 18.03.2016

Ví dụ 4:

SÔNG LAM

S áo sậu tìm đâu kẻ ẵm bồng
Ô m vào khúc dạ nỗi chờ mong
N gười đi biệt nẻo hờn mi ướt
G ã chạy về nơi… tủi má hồng
L ạnh lẽo canh tàn đau đớn trải
A u sầu khắc lụn bẽ bàng trông
M àn đêm kín phủ buồn vô tận
MỘT KIẾP TÌNH SI NÃO CẢ ĐỒNG

Hoa Hồng Trắng

34 – XA LUÂN NGŨ BỘ:

Là bài thơ dài gồm 5 bài thơ được liên kết nhau bởi 5 vận của bài đầu, 5 vận này được đảo đi đảo lại có trình tự xoay vòng như cái bánh xe luân chuyển vậy.

Ví dụ:

THƠ XUÂN TẶNG NÀNG
(Xa luân ngũ bộ – NDT – 40 điệp)

Xuân về rực rỡ ánh hào Quang
Én lượn vờn Xuân giữa biển Vàng
Hạ rủ đông tàn Xuân đã đến
Xuân hoàn lộc ở phước vừa Sang.
Chào Xuân tết vẫn đong tràn vượng
Đợi phát Xuân còn chở đẫy Khang
Có kẻ Xuân này xin mãi nguyện
Mùa Xuân hạnh phúc gửi trao Nàng.

Nắng tỏa vườn Xuân những giọt Vàng
Xuân vừa gõ cửa tết tìm Sang
Đường Xuân phước trải nhiều an thịnh
Nẻo phúc Xuân giàn đẫy vượng Khang.
Nghĩa lộc đưa đàng Xuân đến kẻ
Tình Xuân dẫn lối hạnh cho Nàng
Vui cười để vẫy mùa Xuân lại
Ngõ hẻm Xuân tràn ánh nhật Quang.

Xuân đà đến cửa lộc nhòm Sang
Những buổi Xuân đầy ngập phước Khang
Cảnh tết kêu thầm Xuân ngại gã
Hồn Xuân khẽ gọi tớ yêu Nàng.
Ngày Xuân gió phả hương nồng dịu
Bữa ngỏ Xuân ngời ánh dạ Quang
Lộng lẫy lòng Xuân càng sáng tỏ
Tình Xuân rạng rỡ trái tim Vàng.

Bản nhạc Xuân đầy ắp nghĩa Khang
Chiều Xuân ước nguyện ở bên Nàng
Tưng bừng tết đỏ tràn Xuân rạng
Rộn rã Xuân hồng khắp cảnh Quang.
Hỏi vượng nhờ Xuân còn sắm lễ
Cùng Xuân cậy phước để mua Vàng
Mơ ngày hạnh phúc Xuân mừng rỡ
Bỗng nắng Xuân bừng vạn nẻo Sang.

Chọn bữa trời Xuân hỏi cưới Nàng
Xuân ngời rực rỡ ánh huyền Quang
Xuân vờn cửa lộc từng tia thắm
Nắng tỏ phòng Xuân những giọt Vàng.
Nghĩa thẳm Xuân nồng đang chạy đến
Xuân lành ái ngọt đã uồm Sang
Lòng ta cũng tựa mùa Xuân đó
Chở nặng Xuân tình đẫy ắp Khang.

Sông Lam, 31.12.2105

**********************************

35 – LỘC LƯ NGŨ BỘ:

Là bài thơ dài gồm 5 bài bát cú được liên kết nhau bằng 1 câu đầu của bài đầu, và nó lần lượt được chuyển sang các bài sau theo thứ tư ở vị trí 2, 4, 6, 8.

Ví dụ:

SAI LẦM
(Bài họa)

“Điều hay lẽ phải chúng không màng”
Não củn tâm hèn ngớ thật sang
Bảy ngữ tào lao ngàn đứa học
Dăm lời tán gẫu vạn thằng ham
Sờ anh lắm lộc lòng nghiêng đổ
Gặp ẻm dài chân trí đã hàng
Lý tưởng tìm đâu cùng lũ bạn
Đành mơ để được tới cung vàng.

Bảy vị ba hàm ngỡ đến sang
“Điều hay lẽ phải chúng không màng”
Từ “sư” đến “sĩ” lòe bao bạn
Với “đại” cùng “cao” lởm những hàng
Một bữa bàn sâu nào kẻ muốn
Ba ngày tiệc lớn tỉ người ham
Vì đâu Tổ quốc nghèo như vậy
Để lũ quèn dân bị mắt vàng.

Chân dài có được ngỡ rằng sang
Phẩm hạnh vùi sâu giữa suối vàng
Tiếng nghĩa câu tình bay chẳng vọng
“Điều hay lẽ phải chúng không màng”
Tâm hồn thánh thiện chê thằng tưởng
Xác thịt tanh rình giễu kẻ ham
Một phút sai lầm đem giũ bỏ
Dù sao các ẻm vẫn khoe hàng.

Xem Thêm :  Hướng dẫn chi tiết cách vẽ quả táo đơn giản với 6 bước cơ bản

Thịt bẩn rau già lẫn thứ sang
Đồ thiu tẩm thuốc lại ngon hàng
Ân tình xóm xã lừa anh vọng
Ái nghĩa thôn làng gạt kẻ ham
Xế đẹp nhà cao từng kẻ ngưỡng
“Điều hay lẽ phải chúng không màng”
Bao giờ hạnh phúc bừng muôn cõi
Để lũ mình ca khúc nhạc vàng.

Vui tình cõi ảo đến là ham
Nóng bỏng vài em đã lộ hàng
Xứ thẳm bao người say bỗng lại
Bên nhà mấy kẻ gạ vừa sang
Nào ai muốn được về tiên tổ
Lắm gã đành thôi ở mộng vàng
Lạc lõng lầm than tìm bến ngỏ
“Điều hay lẽ phải chúng không màng”

Sông Lam, 16.01.2015

**********************************

36 – BÁT CÚ PHÂN MINH:

Là bài thơ bát cú mà 8 câu, mỗi câu đều có phụ âm (nguyên âm) đầu giống nhau. Chú ý ở thể này, các chữ T-TR-TH, hoặc C-CH,… phân biệt nhau.

Ví dụ:

BỆNH TƯƠNG TƯ
(Bát cú phân minh, độc nữu)

Tại tình tồi tệ tựa tàn tơ
Tán tỉnh tương tư tám tỉ tờ
Thổn thức thuê thùa than thấy thánh
Thầm thì thệ thốt thở thành thơ.
Trong trời trắc trở trăm trần trụi
Trên trán tràn trề triệu trống trơ
Tức tưởi tim tôi tiều tụy tái
Thì thôi thủng thẳng thử theo thờ.

Sông Lam, 25.11.2015

**********************************

37 – NGŨ ĐỘ THANH:

Là bài thơ phải là chính luật, trong mỗi câu phải có đủ 5 thanh dấu, các thanh trắc phải khác nhau và các thanh bằng giống nhau phải đặt ở vị trí không gần nhau. Các vận cuối cũng thanh dấu cũng khác nhau.

Ví dụ:

KHÓ

Tán tỉnh Thùy Linh ngẫm phạc phờ
Nhưng nàng mãi vậy cứ làm ngơ
Nhiều đêm ngóng đợi tâm mòng mỏi
Lắm buổi chờ mong dạ thẫn thờ
Thổn thức tàn canh mà vẫn mộng
Âu sầu hết bữa lại còn mơ
Gầy hao thể xác vì si hận
Cũng chẳng tròn duyên rạng bến bờ!

Sông Lam. 31.03.2016

38 – THƠ VẦN TRẮC

Trong thơ vần trắc cũng có 2 loại: luật trắc vần trắc và luật bằng vần trắc

– Ví dụ về luật trắc vần trắc:

VĨNH BIỆT NÀNG THƠ

Vĩnh biệt nhân tình nơi chốn ảo
Từ nay bỏ lại miền huyên náo
Từng hôm hẹn biển cũng xin từ
Những buổi thề non đành biệt cáo
Bậu ở tìm vui với thị thành
Anh về sống ngụ bên điền thảo
Xa nàng bẻ bút gãy vần thơ
Chót dại yêu rồi em hãy bảo!

Sông Lam, 02.03.2016

– Ví dụ về thơ luật bằng vần trắc:

HUỆ NHẪN

Am tường đạo lý chừng ba cõi
Cố gắng trau dồi không mệt mỏi
Chửa biết ngay thì mở sách xem
Chưa rành lập tức sang thầy hỏi
Về sau sự hiểu tất đâu lùi
Trọn kiếp điều hay rồi cũng giỏi
Khó nhọc gian truân nguyện chẳng nề
Tâm hồn hỷ lạc cho dù đói.

Huệ Nhẫn Sông Lam, 31.03.2016

* Huệ Nhẫn:
– Huệ: trí huệ, trí tuệ, tuệ minh, chiếu thấy (bát – nhã)
– Nhẫn: kiên trì, cố gắng không mệt mỏi

**********************************

39 – THỦ VĨ THOÁI HOÀN XA LUÂN:

Là thể thơ mà trong mỗi câu, từ đầu câu và từ cuối câu giống nhau, và câu cuối lại lặp lại câu 1 như thủ vĩ ngâm.

Ví dụ:

OAN

Oang cả làng face tiếng chửi oang
Oan mà bọn nó bảo không oan!
Ọa ui phía đó ran lời ọa
À úi đàng kia rộn tiếng à!
Á hự ai người vang ngữ á
Oa hừ mấy kẻ vọng từ oa?
Oán mà chẳng thể than rằng oán
Oang cả làng face tiếng chửi oang!

5.4.15————-Phong Trần

**********************************

40 – VẤN – ĐÁP:

Là bài thơ mà có 2 nhân vật, một người hỏi và 1 người trả lời.

Ví dụ:

TRỜI HỎI – TÁO TRÌNH

Ngọc Đế:

Gọi Táo vào đi trẫm hỏi này
Dương trần chuyện cũ tấu trình ngay
Năm rồi thắng lợi sao thì bẩm
Tháng đã tồn hư đặng tỏ bày!

Táo trình:

Thiên Hoàng đã gọi Táo trình ngay
Chuyện cũ vừa qua khổ chất đầy
Vận nước Tàu Trung còn để bẫy
Lòng dân Cẩu Tặc vẫn chia bầy
Ngày vui vỏn vẹn như chừng ấy
Buổi nhọc dồi dư ngỡ thế này
Ngẫm thật tình kia mà phải xót
Trên trời Ngọc Đế cũng nào hay ?

Ngọc Đế:

Lão Táo khanh đà hỏi đặng hay
Ta mời bậu tỏ những lời ngay
Xin đừng úp mở đau lòng trẫm
Cụ thể như nào nói rõ đây !

Táo thưa:

Kính bẩm trời cao trọn nỗi này
Năm rồi xã hội lắm phiền thay
Ngoài khơi lũ Khựa luôn dòm ngó
Giữa nước dân mình lại trả vay
Tế sự lừa nhau còn bỏ ngõ (1)
Môi trường nhiễm bẩn lại tàn cây (2)
Nên là nóng, lạnh rồi mưa bão (3)
Chỉ mệt anh nghèo mãi trắng tay.
Chỉ mệt anh nghèo mãi trắng tay
Ngài gieo giá lạnh khổ thân gầy
Gian tà thịt bẩn tuồn như bão
Ác quỷ hoa Tàu vãi tựa mây (4)
Nước ngọt ruồi bâu vùi kẻ lẫn (5)
Duyên tình chó gặm bủa thằng ngây (6)
Còn bao chuyện nữa trình sao hết
Kính bẩm trời cao trọn nỗi này !

Ngọc Đế:

Bao điều Táo ngỏ trẫm đà hay
Đón Khỉ chào Dê chạnh nỗi này
Chuyện cũ qua rồi xin dứt bỏ
Mong rằng buổi mới vạn niềm may !

Sông Lam, 01.02.2016 (23 tháng Chạp, Ất Mùi)
Chú thích:
(1) Kinh tế dậm chân
(2) Chặt phá cây
(3) Năm rồi là năm nóng nhất trong nhiều năm, nhưng cũng có đợt rét kỷ lục vừa qua
(4) Hoa quả Trung Quốc
(5) Chai nước Number One có ruồi dẫn đến người bị 7 năm bóc lịch
(6) Vì chuyện tình yêu không thành dẫn đến vụ chém chết 6 mạng người ở Bình Phước.

**********************************

41. NGŨ NGÔN BÁT CÚ

Thể này cũng giống như Thất ngôn bát cú, nhưng thay vì mỗi câu có 7 chữ mà giảm còn 5 chữ. Với 1 bài Thất ngôn bát cú chính thể, ta chỉ cần bớt 2 chữ đầu của mỗi câu là thành 1 bài Ngũ ngôn. Ngoài thể này ra còn có ngũ ngôn tứ tuyệt, bát ngôn tứ tuyệt.

Ví dụ (ngũ ngôn bát cú):

CHÚC MỪNG SINH NHẬT
(Tặng em trai Lĩnh)

Hai bốn tuổi xuân tươi
Bao mơ ước sáng ngời
Công danh rồi sẽ mãn
Hạnh phúc lại không vơi.
Sức khỏe luôn tràn ngập
Tình yêu mãi ắp bồi
Tương lai đang bước tới
Thêm ấm áp lòng người.

Sông Lam, 28.10.2015

Nghệ An, ngày 13 tháng 05 năm 2016

Tác giả: Sông Lam


Cách xác định thể thơ chính xác 100%| Học Văn Thầy Lượng


HọcVănThầyLượng
Cách xác định thể thơ chính xác 100%| Học Văn Thầy Lượng
===========O=O=O============
Học Văn Thầy Lượng cung cấp rất nhiều những video bài giảng, tài liệu phục vụ học tập và luyện thi, đặc biệt là thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn. Ngoài ra, còn rất nhiều các video giải trí thú vị và hấp dẫn khác.
Hãy đăng ký kênh để nhận được thông báo khi tôi xuất bản video mới nha các bạn!
===========O=O=O============
Kết nối với Học Văn Thầy Lượng theo các cách sau đây:
Hotline: (Cập nhật)
Website: (Cập nhật)
Fanpage facebook: https://www.facebook.com/H%E1%BB%8DcV%C4%83nOnline104119498022691
Instagram: https://www.instagram.com/thaytienluongvlog1989/
Messenger: https://www.messenger.com/t/1564573033640121/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCHGWSWwthYmMdMsFyYDGz4g?sub_confirmation=1

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button