Thủ Thuật

Các hàm trong excel 2010

Bạn đang xem: Các hàm trong excel 2010 Tại Website saigonmetromall.com.vn
Bạn đang xem: các hàm trong excel 2010 Tại Website saigonmetromall.com.vn

Các hàm trong Excel 2010 bạn phải biết để trở thành một “pro” trong Excel cũng như là một kế toán viên chuyên nghiệp.

Danh Sách Các Hàm Trong Excel 2010

Các hàm trong Excel 2010Các hàm trong Excel 2010

  1. Các hàm trong excel 2010 để xử lý chuỗi
  2. Các hàm dò tìm và tham chiếu
  • Các hàm trong excel 2010 – Luận lý.
  1. Các hàm Excel Thống kê.
  2. Các hàm excel Ngày Tháng và Thời gian.
  3. Các hàm toán học.
  • Các hàm excel quản lý CSDL.
  • Các hàm excel thông tin.

Công thức Cách dùng của các hàm trong excel 2010.

  1. Các hàm excel xử lý chuỗi
  2. Hàm và định nghĩa:

STT
Tên hàm
Định nghĩa

(1)
LEFT
Cắt và trả về số ký tự bên trái của chuỗi.

(2)
RIGHT
Cắt và trả về số ký tự bên phải của chuỗi.

(3)
MID
Cắt và trả về số ký tự ở giữa của chuỗi.

(4)
LEN
Trả về tổng số độ dài của một chuỗi.

(5)
VALUE
Trả về số value từ một số chuỗi.

(6)
TRIM
Cắt bỏ những khoảng trắng thừa trong một chuỗi.

(7)
LOWER
Chuyển một chuỗi viết hoa thành viết thường.

(8)
UPPER
Chuyển một chuỗi viết thường thành viết hoa.

(9)
PROPER
Chuyễn những chữ cái đầu của từ trong một chuỗi thành viết hoa.

(10)                     1
FIND
Trả về vị trí bắt đầu của chuỗi mình cần tìm và  phân biệt chữ hoa và chữ thường.

(11)                     1
SEARCH
Trả về vị trí bắt đầu của chuỗi mình cần tìm và không phân biệt chữ hoa và chữ thường.

(12)                     1
REPLACE
Thay thế một chuỗi bắt đầu bằng số thứ tự ký tự truyền vào.

(13)                     1
SUBSTITUTE
Thay thế một chuỗi cũ thành chuỗi mới.

(14)                     1
TEXT
Chuyển một số thành dạng chuỗi theo định dạng được chỉ định.

1. Cú pháp và Cách sử dụng các hàm trong Excel 2010

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm LEFT
  • Chức năng: Cắt và trả về chuỗi ký tự bên trái của chuỗi.
  • Cú pháp: LEFT(Text,[num_chars])
  • Tham số:
    • Text: chuỗi.
    • Num_chars : Số ký tự muốn cắt từ bên trái.
  • Ví dụ: LEFT(“ABCD”,2) à AB
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm RIGHT
  • Chức năng: Cắt và trả về chuỗi ký tự bên phải của chuỗi.
  • Cú pháp: RIGHT(Text,[num_chars])
  • Tham số:
    • Text: chuỗi.
    • Num_chars : Số ký tự muốn cắt từ bên phải.
  • Ví dụ: RIGHT(“ABCD”,2) à CD
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm MID
  • Chức năng: Cắt và trả về chuỗi ký tự ở giữa của chuỗi.
  • Cú pháp: MID(Text, start_num, num_chars)
  • Tham số:
    • Text: chuỗi.
    • Start_num: Số vị trí bắt đầu cắt.
    • Num_chars: Số ký tự muốn cắt bắt đầu từ start_num.
  • Ví dụ: MID(“ABCD”,2,1) à B
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm LEN
  • Chức năng: Trả về tổng số độ dài của một chuỗi.
  • Cú pháp: LEN(Text)
  • Tham số:
    • Text: chuỗi muốn đếm số ký tự.
  • Ví dụ: LEN(“ABCD”) à 4
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm VALUE
  • Chức năng: Chuyển một số chuỗi thành số value.
  • Cú pháp: VALUE(Text)
  • Tham số:
    • Text: số kiểu chuỗi.
  • Ví dụ: VALUE(“4”) à 4
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TRIM
  • Chức năng: Cắt bỏ những khoảng trắng thừa trong một chuỗi.
  • Cú pháp: TRIM(Text)
  • Tham số:
    • Text: chuỗi.
  • Ví dụ: TRIM(“ A B  C “) à A B C
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm LOWER
  • Chức năng: Chuyển một chuỗi viết hoa thành viết thường.
  • Cú pháp: LOWER(Text)
  • Tham số:
    • Text: chuỗi muốn chuyển.
  • Ví dụ: LOWER(“ABCD”) à abcd
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm UPPER
  • Chức năng: Chuyển một chuỗi viết thường thành viết hoa.
  • Cú pháp: UPPER(Text)
  • Tham số:
    • Text: chuỗi muốn chuyển.
  • Ví dụ: UPPER(“abcd”) à ABCD
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm PROPER
  • Chức năng: Chuyễn những chữ cái đầu của từ trong một chuỗi thành viết hoa.
  • Cú pháp: PROPER(Text)
  • Tham số:
    • Text: chuỗi muốn chuyển.
  • Ví dụ: PROPER(“nguyen van an”) à Nguyen Van An
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm FIND
  • Chức năng: Trả về số vị trí bắt đầu của chuỗi mình cần tìm và  phân biệt chữ hoa và chữ thường.
  • Cú pháp: FIND(Find_text, within_text, [start_num])
  • Tham số:
    • Find_text: chuỗi cần tìm.
    • Within_text: chuỗi.
    • Start_num: Bắt đầu tìm từ vị trí từ bên trái chuỗi trở đi.
  • Ví dụ: FIND(“e”,”MS Excel”,1) à 7
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SEARCH
  • Chức năng: Trả về vị trí bắt đầu của chuỗi mình cần tìm và không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
  • Cú pháp: SEARCH(Find_text, within_text, [start_num])
  • Tham số:
    • Find_text: chuỗi cần tìm.
    • Within_text: chuỗi.
    • Start_num: Bắt đầu tìm từ vị trí từ bên trái chuỗi trở đi.
  • Ví dụ: SEARCH(“e”,”MS Excel”,1) à 4
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm REPLACE
  • Chức năng: Thay thế một chuỗi bắt đầu bằng số thứ tự ký tự truyền vào.
  • Cú pháp: REPLACE(old_text, start_num, num_chars, new_text)
  • Tham số:
    • Old_text: Chuỗi cũ.
    • Start_num: Bắt đầu thay thế từ ký tự thứ mấy.
    • Num_chars: Số ký tự cần thay thế.
    • New_text: Chuỗi mới thay thế.
  • Ví dụ: REPLACE(“2009”,3,2,”10”) à 2010
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SUBSTITUTE
  • Chức năng: Tìm kiếm và thay thế một chuỗi cũ thành chuỗi mới.
  • Cú pháp: SUBSTITUTE(Text, old_text, new_text, [instance_num])
  • Tham số:
    • Text: chuỗi.
    • Old_text: chuỗi cũ.
    • New_text: chuỗi mới thay thế cho chuỗi cũ.
    • Instance_num: Số ký tự thứ bao nhiêu được tìm thấy trong chuỗi.
  • Ví dụ: SUBSTITUTE(“d@vid s@m”,”@”,”a”,2) à d@vid sam
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TEXT
  • Chức năng: Chuyển một số thành dạng chuỗi theo định dạng được chỉ định.
  • Cú pháp: Text(value, format_text)
  • Tham số:
    • Value: Giá trị.
    • Format_text: Kiểu định dạng.
  • Ví dụ: Text(“123000”,”#,## [$VNĐ]”) à 123,000 VNĐ
  1. Các hàm dò tìm và tham chiếu
  2. Hàm và định nghĩa:

STT
Tên Hàm
Định Nghĩa

(1)
VLOOKUP
Dò tìm một hàng (row) chứa giá trị cần tìm ở cột đầu tiên (bên trái) của một bảng dữ liệu, nếu tìm thấy, sẽ tìm tiếp trong hàng này, và sẽ lấy giá trị ở cột đã chỉ định trước.

(2)
HLOOKUP
Dò tìm một cột (column) chứa giá trị cần tìm ở hàng đầu tiên (trên cùng) của một bảng dữ liệu, nếu tìm thấy, sẽ tìm tiếp trong cột. này, và sẽ lấy giá trị ở hàng đã chỉ định trước.

(3)
MATCH
Trả về vị trí của một giá trị dòng (hoăc cột) trong một dãy giá trị.

(4)
INDEX
Trả về giá trị tương ứng với tọa độ dòng và cột.

1. Cú pháp và Cách sử dụng các hàm trong Excel 2010:

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm VLOOKUP
  • Chức năng: Dò tìm một hàng (row) chứa giá trị cần tìm ở cột đầu tiên (bên trái) của một bảng dữ liệu, nếu tìm thấy, sẽ tìm tiếp trong hàng này, và sẽ lấy giá trị ở cột đã chỉ định trước.
  • Cú pháp: VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
  • Tham số:
    • Lookup_value: Giá trị dò.
    • Table_array: Bảng dò (dạng cột).
    • Col_index_num: Cột cần tìm .
    • Range_lookup: Kiểu dò (True-False).
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm HLOOKUP
  • Chức năng: Dò tìm một cột (column) chứa giá trị cần tìm ở hàng đầu tiên (trên cùng) của một bảng dữ liệu, nếu tìm thấy, sẽ tìm tiếp trong cột. này, và sẽ lấy giá trị ở hàng đã chỉ định trước.
  • Cú pháp: HLOOKUP(lookup_value, table_array, row_index_num, [range_lookup])
  • Tham số:
    • Lookup_value: Giá trị dò.
    • Table_array: Bảng dò (dạng cột).
    • Row_index_num: Dòng cần tìm .
    • Range_lookup: Kiểu dò (True-False).
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm MATCH
  • Chức năng: Trả về vị trí của một giá trị dòng (hoăc cột) trong một dãy giá trị.
  • Cú pháp: MATCH(lookup_value, lookup_array, [match_type])
  • Tham số:
    • Lookup_value: Giá trị dò.
    • Lookup_array: Bảng dò.
    • Match_type: Kiểu dò.
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm INDEX
  • Chức năng: Trả về giá trị tương ứng với tọa độ dòng và cột.
  • Cú pháp: INDEX(Array, row_num, [column_num])
  • Tham số:
    • Array: Bảng dò.
    • Row_num: Chỉ số dòng.
    • Column_num: Chỉ số cột.
  • Các hàm excel Luận lý:
  1. Hàm và định nghĩa:

STT
Tên Hàm
Định Nghĩa

(1)
IF
Trả về một giá trị nếu điều kiện có giá trị TRUE, và một giá trị khác nếu điều kiện có giá trị FALSE.

(2)
AND
Trả về giá trị TRUE nếu tất cả các đối số là đúng; trả về giá trị FALSE nếu có một hay nhiều đối số là sai.

(3)
OR
Trả về giá trị TRUE nếu có một hay nhiều đối số là đúng; trả về giá trị FALSE nếu tất cả các đối số là sai.

(4)
NOT
Kết quả TRUE nếu biểu thức logic là FALSE và ngược lại.

(5)
IFERROR
Trả về một giá trị đã xác định nếu công thức có lỗi, hoặc trả về kết quả của công thức nếu công thức đó không có lỗi. Thường dùng IFERROR() để bẫy lỗi trong các công thức.

1. Cú pháp và cách sử dụng các hàm trong Excel

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm IF
  • Chức năng: Trả về một giá trị nếu điều kiện có giá trị TRUE, và một giá trị khác nếu điều kiện có giá trị FALSE.
  • Cú pháp: IF(logical_text, [value_if_true], [value_if_false])
  • Tham số:
    • Logical_text: Biếu thức giá trị hay công thức có thể trả về true hoăc false.
    • Value_if_true: Giá trị trả về nếu biếu thức hay giá trị ở tham số logical_text là true.
    • Value_if_false: Giá trị trả về nếu biếu thức hay giá trị ở tham số logical_text là false.
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm AND
  • Chức năng: Trả về giá trị TRUE nếu tất cả các đối số là đúng; trả về giá trị FALSE nếu có một hay nhiều đối số là sai.
  • Cú pháp: AND(logical1, [logical2], …)
  • Tham số:
    • Logical: có thể có từ 1 đến 255 biểu thức được xét xem đúng (True) hay sai (False).
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm OR
  • Chức năng: Trả về giá trị TRUE nếu có một hay nhiều đối số là đúng; trả về giá trị FALSE nếu tất cả các đối số là sai.
  • Cú pháp: OR(Logical1, [logical2], …)
  • Tham số:
    • Logical: có thể có từ 1 đến 255 biểu thức được xét xem đúng (True) hay sai (False).
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm NOT
  • Chức năng: Kết quả TRUE nếu biểu thức logic là FALSE và ngược lại.
  • Cú pháp: NOT(logical)
  • Tham số:
    • Logical: có thể có từ 1 đến 255 biểu thức được xét xem đúng (True) hay sai (False).
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm IFERROR
  • Chức năng: Trả về một giá trị đã xác định nếu công thức có lỗi, hoặc trả về kết quả của công thức nếu công thức đó không có lỗi. Thường dùng IFERROR() để bẫy lỗi trong các công thức.
  • Cú pháp: IFERROR(value, value_if_error)
  • Tham số:
    • Value: Là một biểu thức hoặc một công thức cần kiểm tra có lỗi hay không.
    • Value_if_error: Giá trị trả về nếuvalue gây ra lỗi, là các loại lỗi sau đây: #N/A, #VALUE!, #REF!, #DIV/0!, #NUM!, #NAME?, hoặc #NULL!.
  1. Các hàm Excel Thống kê.
Xem Thêm :  Công thức tính đường cao trong tam giác đều, cách tính đường cao tam giác đều

Hàm và định nghĩa các hàm Thống kê

STT
HÀM
ĐỊNH NGHĨA

(1)
AVERAGE
Tính trung bình cộng các giá trị trong danh sách

(2)
AVERAGEA
Tính trung bình cộng của các giá trị trong dang sách, bao gồm cả những giá trị logic

(3)
AVERAGEIF
Tính trung bình cộng của các giá trị trong danh sách theo một điều kiện

(4)
AVERAGEIFS
Tính trung bình cộng của các giá trị trong danh sách theo nhiều điều kiện

(5)
COUNT
Đếm số ô có dữ liệu là số trong danh sách

(6)
COUNTA
Đếm số ô có chứa giá trị (không rỗng) trong danh sách

(7)
COUNTBLANK
Đếm các ô rỗng trong danh sách

(8)
COUNTIF
Đếm số ô thỏa một điều kiện cho trước trong danh sách

(9)
COUNTIFS
Đếm số ô thỏa nhiều điều kiện cho trước trong danh sách

(10)
MAX
Trả ra số lớn nhất trong danh sách

(11)
MIN
Trả ra số nhỏ nhất trong danh sách

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm COUNT
  • Công dụng: Đếm số ô trong danh sách
  • Cú pháp: COUNT(value1, value2, …)
  • Các tham số:
  • Value1, value2,…: các giá trị (số, chuỗi, logic,…)
  • Ví dụ: =COUNT(A15:A22) à 3
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm COUNTA
  • Công dụng: Đếm số ô có chứa giá trị (không rỗng) trong danh sách
  • Cú pháp: COUNTA(value1, value2, …)
  • Tham số:
  • Value1, value2,…: các giá trị (số, chuỗi, logic,…)
  • Ví dụ: COUNTA(A15:A22) à 6
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm COUNTBLANK
  • Công dụng: Đếm các ô rỗng trong một vùng
  • Cú pháp: COUNTBLANK(range)
  • Tham số:
  • Range: Vùng cần đếm
  • Ví dụ: COUNTBLANK(A15:A22) à 2
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm Max
  • Công dụng: Trả ra số lớn nhất trong danh sách
  • Cú pháp: MAX (value1, value2, …)
  • Tham số:
  • Value1, value2,…: các giá trị số.
  • Ví dụ: Max(1,5,9,4,9,2,4,5) à 9
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm MIN
  • Công dụng: Trả ra số nhỏ nhất trong danh sách
  • Cú pháp: MIN(value1, value2, …)
  • Tham số:
  • Value1, value2,…: các giá trị số.
  • Ví dụ: Min(1,5,9,4,9,2,4,5) à 1
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm AVERAGE
  • Công dụng: Tính trung bình cộng các giá trị trong danh sách
  • Cú Pháp: AVERAGE(number1, number2, …)
  • Tham số:
  • number1, number2, …: các giá trị số
  • Ví dụ: AVERRAGE(1,2,3,4,5,6,7) à 4
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm AVERAGEA
  • Công dụng: Tính trung bình cộng của các giá trị, bao gồm cả những giá trị logic (TRUE mang giá trị 1 và FALSE là 0).
  • Cú pháp: AVERAGEA (number1, number2, …)
  • Tham số:
  • number1, number2, …: các giá trị số
  • Ví dụ: =AVERAGEA(1,1,TRUE,TRUE,FALSE)à 0,8
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm AVERAGEIF
  • Công dụng: Tính trung bình cộng của các giá trị trong danh sách theo một điều kiện
  • Cú pháp: AVERAGEIF(range, criteria, [avegare_rang]) :
  • Tham số:
  • Range: là vùng xét điều kiện
  • Criteria: là giá trị để so sánh với các giá trị trong vùng điều kiện
  • [avegare_rang] : vùng tính trung bình
  • Ví dụ: Tính trung bình Đơn Giá cùa Tên Hàng là Sắt Phi 6:

=AVERAGEIF(B25:B36,”Sắt Phi 6″,E25:E36) à 15833.33333

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm AVERAGEIFS
  • Công dụng: Tính trung bình cộng của các giá trị trong danh sách theo nhiều điều kiện
  • Cú pháp: AVERAGEIFS(average_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2, …)
  • Tham số:
  • average_range là vùng tính trung bình;
  • criteria_range1: vùng xét điều kiện thứ nhất
  • criteria1: giá trị điều điện thứ nhất
  • criteria_range2: vùng xét điều kiện thứ hai
  • criteria2: giá trị điều điện thứ hai
  • Ví dụ: Tính trung bình Đơn Giá cùa Tên Hàng là Sắt Phi 6 thuộc khu vực TNB

=AVERAGEIFS(E25:E36,B25:B36,”Sắt Phi 6″,C25:C36,”TNB”) à 18500

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SUM
  • Công dụng: Tính tổng các giá trị trong danh sách
  • Cú pháp: SUM (number1, number2, …)
  • Tham số:
  • number1, number2, …: các giá trị số
  • Ví dụ: sum(1,2,3,4,5,6,7,8,9) à 45
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SUMIF
  • Công dụng: Tính tổng của các giá trị trong một mảng theo một điều kiện
  • Cú pháp: SUMIF (range, criteria1)
  • Tham số:
  • Range: là vùng xét điều kiện
  • Criteria: là giá trị để so sánh với các giá trị trong vùng điều kiện
  • [sum_rang] : vùng tính tổng
  • Ví dụ: Tính tổng giá trị thành tiền của Ciment Hà Tiên

=SUMIF(B25:B36,”Ciment Hà Tiên”,F25:F36) là 2169540000

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SUMIFS
  • Công dụng: Tính tổng của các giá trị trong một mảng theo nhiều điều kiện
  • Cú pháp: SUMIFS (sum_range, criteria_range1, criteria1, criteria_range2, criteria2, …)
  • Tham số
  • sum_range là vùng tính tổng;
  • criteria_range1: vùng xét điều kiện thứ nhất
  • criteria1: giá trị điều điện thứ nhất
  • criteria_range2: vùng xét điều kiện thứ hai
  • criteria2: giá trị điều điện thứ hai
  • Ví dụ:Tính tổng giá trị thành tiền của Ciment Hà Tiên bán ở khu vực Miền Trung

=SUMIFS(F25:F36,B25:B36,”Ciment Hà Tiên”,C25:C36,”M.TRUNG”) à  510240000

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm COUNTIF
  • Công dụng: Đếm số ô thỏa một điều kiện cho trước bên trong một dãy
  • Cú pháp: COUNTIF(range, criteria)
  • Tham số:
  • range: vùng xét điều kiện
  • criteria: giá trị điều kiện
  • Ví dụ: Đếm các đơn hàng có Số Lượng >2000

=COUNTIF(D25:D36,”>2000″) à 10

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm COUNTIFS
  • Công dụng: Đếm số ô thỏa nhiều điều kiện cho trước
  • Cú pháp: COUNTIFS(range1, criteria1, range2, criteria2, …) :
  • Tham số:
  • Range1: vùng xét điều kiện thứ nhất
  • Criteria1: giá trị điều kiện thứ nhất
  • Range2: vùng xét điều kiện thứ hai
  • Criteria2: giá trị điều kiện thứ hai
  • Ví dụ: Đếm các đơn hàng có Số Lượng >2000 và thuộc khu vực HCM

=COUNTIFS(D25:D36,”>2000″,C25:C36,”HCM”) à 2

  1. Các hàm excel Ngày Tháng và Thời gian.

Hàm và định nghĩa các hàm thời gian

STT
HÀM
ĐỊNH NGHĨA

(1)
TODAY
trả về ngày hiện tại trong máy tính

(2)
NOW
trả về ngày và giờ hiện tại trong máy tính

(3)
DATE
nhập vào ngày tháng năm theo đúng định dạng của máy tính

(4)
DAY
trả về ngày trong tháng (1-31)

(5)
MONTH
trả về tháng trong năm (1-12)

(6)
YEAR
trả về năm

(7)
DATEVALUE
chuyển ngày thành số

(8)
EDAY
trả về ngày tháng năm sau khi đã cộng thêm hoặc trừ đi số tháng

(9)
EOMONTH
trả về ngày tháng năm của ngày cuối tháng sau khi đã cộng thêm hoặc trừ đi số tháng

(10)
TIME
nhập vào giờ phút giây theo đúng định dạng của máy tính

(11)
HOUR
trả về giờ (0 – 23)

(12)
MINUTE
trả về số phút (0- 59)

(13)
SECOND
trả về số giây (0- 59)

(14)
TIMEVALUE
chuyển giờ thành số (0 – 0.999988426)

(15)
WEEKDAY
trả về 1 con số đại diện cho 1 ngày trong tuần (1-7)

(16)
WEEKNUM
trả về số tuần trong năm

(17)
WORKDAY
trả về ngày tháng năm sau khi đã cộng trừ số ngày làm việc trong tuần (không tính thứ 7 và cn) vào ngày bắt đầu

(18)
WORKDAY.INTL
Tương tự hàm Worday nhưng có thể tùy chọn ngày nghỉ trong truần

(19)
NEXTWORKDAY
trả ra số ngày làm việc (không tính thứ 7 và cn)

(20)
NEXTWORKDAY.INTL
Tương tự hàm NextWorday nhưng có thể tùy chọn ngày nghỉ trong truần

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TODAY
  • Công dụng: trả về ngày hiện tại trong máy tính
  • Cú pháp: Today ()
  • Tham số: không có tham số.
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm NOW
  • Công dụng: trả về ngày và giờ hiện tại trong máy tính
  • Cú pháp: NOW()
  • Tham số: không có tham số
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DATE
  • Công dụng: nhập vào ngày tháng năm theo đúng định dạng của máy tính
  • Cú pháp: DATE(year, month, day)
  • Tham số:
  • Year: nhập vào số năm
  • Month: nhập vào số tháng
  • Day: nhập vào số ngày
  • Ví dụ: DATE(2016,9,10) à 10/9/2016
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DAY
  • Công dụng: trả về ngày trong tháng (1-31)
  • Cú pháp: DAY(serial_number)
  • Tham số:
  • serial_number: giá trị là ngày tháng năm
  • Ví dụ: DAY(DATE(2016,9,10) à 10; DAY(42623) à 10
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm MONTH
  • Công dụng: trả về tháng trong năm (1-12)
  • Cú pháp: MONTH(serial_number)
  • Tham số:
  • serial_number: giá trị là ngày tháng năm
  • Ví dụ: MONTH(DATE(2016,9,10) à 9; MONTH(42623) à 9
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm YEAR
  • Công dụng: trả về năm
  • Cú pháp: DAY(serial_number)

Tham số:

  • serial_number: giá trị là ngày tháng năm
  • Ví dụ: YEAR(DATE(2016,9,10) à 2016; YEAR(42623) à 2016
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DATEVALUE
  • Công dụng: chuyển ngày thành số
  • Cú pháp: DATEVALUE(day_text)
  • Tham số:
  • day_text: Chuỗi ngày tháng năm
  • Ví dụ: =DATEVALUE(“10/9/2016”) à 42623
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm EDATE
  • Công dụng: trả về ngày tháng năm sau khi đã cộng thêm hoặc trừ đi số tháng
  • Cú pháp: EDATE(start_day, months)
  • Tham số:
  • start_day: ngày bắt đẩu
  • months: số tháng cộng vào thêm
  • Ví dụ: =EDATE(DATE(2016,8,10),3) à 10/11/2016

=EDATE(DATE(2016,8,10),-3) à 10/5/2016

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm EOMONTH
  • Công dụng: trả về ngày tháng năm của ngày cuối tháng sau khi đã cộng thêm hoặc trừ đi số tháng
  • Cú pháp: EOMONTH(start_day, months)
  • Tham số:
  • start_day: ngày bắt đẩu
  • months: số tháng cộng vào thêm
  • Ví dụ: =EOMONTH(DATE(2016,8,10),3) à 31/11/2016

=EOMONTH(DATE(2016,8,10),-3) à 31/5/2016

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TIME
  • Công dụng: nhập vào giờ phút giây theo đúng định dạng của máy tính
  • Cú pháp: Time(hour, minute, second)
  • Tham số:
  • Hour: nhập vào giờ
  • Minute: nhập vào phút
  • Second: nhập vào giây
  • Ví dụ: =TIME(6,15,15) à 6:15:15 AM
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm HOUR
  • Công dụng: trả về giờ (0 – 23)
  • Cú pháp: HOUR(serial_number)
  • Tham số:
  • serial_number: giá trị là giờ phút giây
  • Ví dụ: =HOUR(TIME(6,15,15)) à 6; =HOUR(0.25) à 6
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm MINUTE
  • Công dụng: trả về số phút (0- 59)
  • Cú pháp: MINUTE(serial_number)
  • Tham số:
  • serial_number: giá trị là giờ phút giây
  • Ví dụ: =MINUTE(TIME(6,15,15)) à 15; =MINUTE(0.3) à 12
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SECOND
  • Công dụng: trả về số giây (0- 59)
  • Cú pháp SECOND(serial_number)
  • Tham số:
  • serial_number: giá trị là giờ phút giây
  • Ví dụ: =MINUTE(TIME(6,15,15)) à 15 ; =SECOND(0.305) à 12
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TIMEVALUE
  • Công dụng: chuyển giờ thành số (0 – 0.999988426)
  • Cú pháp: TIMEVALUE(time_text)
  • Tham số:
  • time_text: chuỗi giờ phút giây
  • Ví dụ: =TIMEVALUE(“12:7:12”) à505
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm WEEKDAY
  • Công dụng: trả về 1 con số đại diện cho 1 ngày trong tuần (1-7) theo định dạng
  • Cú pháp: WEEKDAY(serial_number, [return_type])
  • Tham số:
  • serial_number: giá trị ngày tháng năm
  • [return_type]: định dạng quy định của thứ
  • Ví dụ: =WEEKDAY(DATE(2016,9,10),1) à 7
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm WEEKNUM
  • Công dụng: trả về số tuần trong năm
  • Cú pháp: WEEKNUM(serial_number, [return_type])
  • Tham số:
  • serial_number: giá trị ngày tháng năm
  • [return_type]: định dạng quy định ngày đầu tuần là thứ mấy
  • Ví dụ: =WEEKNUM(DATE(2016,9,10),1) à 37
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm WORKDAY
  • Công dụng: trả về ngày tháng năm sau khi đã cộng trừ số ngày làm việc trong tuần (không tính thứ 7 và cn) vào ngày bắt đầu
  • Cú pháp: WORKDAY(start_day, days,[holiday])
  • Tham số
  • start_day: ngày bắt đầu
  • days: số ngày hoàn thành
  • [holiday]: ngày lễ
  • Ví dụ: =WORKDAY(B17,B18,B19:B20) à 22/05/2015
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm WORKDAY.INTL
  • Công dụng: trả về ngày tháng năm sau khi đã cộng trừ số ngày làm việc trong tuần vào ngày bắt đầu nhưng có thể tùy chọn ngày nghỉ trong truần
  • Cú pháp: WORKDAY.INTL(start_day, days, [weekend], [holiday])
  • Tham số:
  • start_day: ngày bắt đầu
  • days: số ngày hoàn thành
  • [weekend]: định dạng quy định ngày nghỉ là ngày nào trong tuần
  • [holiday]: ngày lễ
  • Ví dụ: Trong tuần chỉ nghỉ ngày chủ nhật ( [weekend] = 11)
Xem Thêm :  Top 10 bộ phim ma cà rồng hay hồi hộp đáng xem nhất hiện nay

=WORKDAY.INTL(B17,B18,11,B19:B20) à 12/05/2015

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm NEXTWORKDAY
  • Công dụng: trả ra số ngày làm việc (không tính thứ 7 và cn)
  • Cú pháp: NEXTWORKDAY(start_day,end_day, [holiday])
  • Tham số:
  • start_day: ngày bắt đầu
  • end_day: ngày kết thúc
  • [holiday]: ngày lễ
  • Ví dụ: =NETWORKDAYS(B27,B28,B29:B30) à 51
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm NEXTWORKDAY.INTL
  • Công dụng: trả ra số ngày làm việc nhưng có thể tùy chọn ngày nghỉ trong truần
  • Cú pháp: NEXTWORKDAY.INTL(start_day, end_day, [weekend],[holiday])
  • start_day: ngày bắt đầu
  • end_day: ngày kết thúc
  • [weekend]: định dạng quy định ngày nghỉ là ngày nào trong tuần
  • [holiday]: ngày lễ
  • Ví dụ: Trong tuần chỉ nghỉ ngày chủ nhật ( [weekend] = 11)

=NETWORKDAYS.INTL(B27,B28,11,B29:B30) à 62

  1. Các hàm toán học.

Hàm và định nghĩa các hàm toán học

STT
HÀM
ĐỊNH NGHĨA

(1)
ABS
trả về giá trị tuyệt đối của số đó

(2)
ACOS
trả về arccos của 1 số (-1 đến 1), góc trả về được tính bằng radian trong phạm vi từ -pi/2 đến pi/2

(3)
ASIN
trả về arcsin của 1 số (-1 đến 1), góc trả về được tính bằng radian trong phạm vi từ -pi/2 đến pi/2

(4)
ATAN
trả về arcsin của 1 số, góc trả về được tính bằng radian trong phạm vi từ -pi/2 đến pi/2

(5)
ATAN2
Trả về một giá trị radian nằm trong khoảng (nhưng không bao gồm) từ -Pi đến Pi, là arctang, hay nghịch đảo tang của một điểm có tọa độ x và y

(6)
TANH
Trả về một giá trị radian, là tang-hyperbol của một số

(7)
ATANH
Trả về một giá trị radian, là nghịch đảo tang-hyperbol của một số nằm trong khoảng từ -1 đến 1

(8)
PI
Hàm trả về giá trị của số PI (3.1415…)

(9)
RADIANS
Chuyển đổi số đo của một góc từ độ sang radian

(10)
DEGREES
Chuyển đổi số đo của một góc từ radian  sang độ

(11)
SQRT
Tính căn bậc hai của 1 số

(12)
POWER
Tính hàm lũy thừa (x mũ y, với x là tham số đầu tiên còn y là tham số thứ hai)

(13)
ROUND
Làm tròn 1 số thập phân đến n chữ số sau dấu phẩy ( n là tham số thứ 2 trong hàm)

(14)
EXP
Trả về lũy thừa của số e với một số mũ nào đó

(15)
QUOTIENT
Trả về phần nguyên của phép chia 2 số

(16)
MOD
Trả về phần dư của phép chia 2 số

(17)
LOG
Trả về lô-ga-rit của một số tới một cơ số do bạn chỉ định

(18)
LOG10
Tính logarit cơ số 10 của 1 số

(19)
LN
Trả về lô-ga-rit tự nhiên của một số. Lô-ga-rít tự nhiên dựa vào hằng số e (2,71828182845904)

(20)
LCM
Trả về bội số chung nhỏ nhất của các số nguyên

(21)
FACT
Tính giai thừa của 1 số

(22)
INT
Làm tròn xuống đến giá trị số nguyên gần nhất

(23)
EVEN
Làm tròn lên đến giá trị số nguyên chẵn gần nhất

(24)
ODD
Làm tròn một số đến số nguyên lẻ gần nhất

(25)
RAND
Trả về một số ngẫu nhiên giữa 0 và 1

(26)
RANDBETWEEN
Trả về một số ngẫu nhiên giữa một khoảng tùy chọn

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ABS
  • Công dụng: trả về giá trị tuyệt đối của số đó
  • Cú pháp: ABS(number)
  • Tham số:
  • Number: số cần tính
  • Ví dụ: ABS(-33) à 33 ; ABS(33) à 33
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ACOS
  • Công dụng: trả về arccos của 1 số (-1 đến 1), góc trả về được tính bằng radian trong phạm vi từ -pi/2 đến pi/2
  • Cú pháp: ACOS(number)
  • Tham số:
  • Number: số cần tính
  • Ví dụ: =DEGREES(ACOS(0.5)) à 600
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ASIN
  • Công dụng: trả về arcsin của 1 số (-1 đến 1), góc trả về được tính bằng radian trong phạm vi từ -pi/2 đến pi/2
  • Cú pháp: ASIN(number)
  • Tham số:
  • Number: số cần tính
  • Ví dụ: =DEGREES(ASIN(0.5)) à 300
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ATAN
  • Công dụng: trả về arctang của 1 số, góc trả về được tính bằng radian trong phạm vi từ -pi/2 đến pi/2
  • Cú pháp: ATAN(number)
  • Tham số:
  • Number: số cần tính
  • Ví dụ: =DEGREES(ATAN(1)) à 450
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ATAN2
  • Công dụng: Trả về một giá trị radian nằm trong khoảng (nhưng không bao gồm) từ -Pi đến Pi, là arctang, hay nghịch đảo tang của một điểm có tọa độ x và y
  • Cú pháp: ATAN2(x_num, y_num)
  • Tham số:
  • x_num : Là tọa độ x của điểm
  • y_num : Là tọa độ y của điểm
  • Kết quả là dương nếu góc ngược chiều kim đồng hồ tính từ trục x, và kết quả là âm nếu góc thuận chiều kim đồng hồ tính từ trục x
  • Ví dụ: =DEGREES(ATAN2(1,1)) à 450

=DEGREES(ATAN2(-1,1-)) à -1350

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm TANH
  • Công dụng: Trả về tang hyperbolic của một số
  • Cú pháp: TANH(number)
  • Tham số:
  • Number: số cần tính
  • Ví dụ: =TANH(12) à 1
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ATANH
  • Công dụng: Trả về một giá trị radian, là nghịch đảo tang-hyperbol của một số nằm trong khoảng từ -1 đến 1
  • Cú pháp: ATANH(number)
  • Tham số
  • Number: số cần tính (từ -1 đến 1)
  • Ví dụ: =ATANH(0.5) à549306
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm PI
  • Công dụng: Hàm trả về giá trị của số PI (3.1415…)
  • Cú pháp của hàm : PI()
  • Tham số: không có tham số
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm RADIANS
  • Công dụng: Chuyển đổi số đo của một góc từ độ sang radian
  • Cú pháp: RADIANS(angel)
  • Tham số:
  • Angel: góc cần đổi (đơn vị độ)
  • Ví dụ: =RADIANS(180) à141593
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DEGREES
  • Công dụng: Chuyển đổi số đo của một góc từ radian sang độ
  • Cú pháp: DEGREES(angel)
  • Tham số
  • Angel: góc cần đổi (đơn vị radian)
  • Ví dụ: =DEGREES(PI()) à 180
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm SQRT
  • Công dụng: Tính căn bậc hai của 1 số
  • Cú pháp: SQRT(number)
  • Tham số:
  • Number: số cần tính
  • Ví dụ: =SQRT(25) à 5
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm POWER
  • Công dụng: Tính lũy thừa
  • Cú pháp: POWER(number,power)
    Tham số:
  • Number: là số cơ sở (số thực)
  • Power: là số mũ
  • Ví dụ: =POWER(2,3) à 8
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ROUND
  • Công dụng: Làm tròn 1 số thập phân đến n chữ số sau dấu phẩy
  • Cú pháp: ROUND(number, num_digits)
  • Tham số:
  • Number: số cần làm tròn
  • num_digits: số chữ số thập phân muốn làm tròn
  • Ví dụ: làm tròn không lấy chữ số thập phân nào =ROUND(123.456,0) à 123

Làm tròn lấy 1 chữ số thập phân =ROUND(123.456,1) à 123.5

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm EXP
  • Công dụng: Trả về lũy thừa của số e với một số mũ nào đó
  • Cú pháp: EXP(number)
  • Tham số:
  • Number: số mũ áp dụng cho cơ số e.
  • Ví dụ: =EXP(2) à389056
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm QUOTIENT
  • Công dụng: Trả về phần nguyên của phép chia 2 số
  • Cú pháp: QUOTIENT(numerator,denominator)
  • Tham số:
  • Numerator: số bị chia
  • Denominator: số chia.
  • Ví dụ: =QUOTIENT(20,3) à 6
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm MOD
  • Công dụng: Trả về phần dư của phép chia 2 số
  • Cú pháp: MOD(number,divisor)
  • Tham số:
  • Number: số bị chia
  • Divisor: số chia
  • Ví dụ: =MOD(20,3) à 2
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm LOG
  • Công dụng: Trả về lô-ga-rit của một số tới một cơ số
  • Cú pháp: LOG(number, [base])
  • Tham số:
  • Number: là số thực dương muốn tính lô-ga-rít
  • Base: là Cơ số của lô-ga-rit (Nếu cơ số được bỏ qua, thì nó được hiểu là 10)
  • Ví dụ: =log(8,2) à 3 ; =log(100) à 2
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm LOG10
  • Công dụng: Tính logarit cơ số 10 của 1 số
  • Cú pháp: LOG10(number)
  • Tham số:
  • Number: là số thực dương muốn tính lô-ga-rít theo cơ số 10
  • Ví dụ: =log10(100) à 2; =log(1024) à 10
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm LN
  • Công dụng: Trả về lô-ga-rit của một số theo cơ số e (2,71828182845904)
  • Cú pháp: LN(number)
  • Tham số:
  • Number: số thực dương muốn tính lô-ga-rít tự nhiên
  • Ví dụ: =LN(2.71828182845904) à1
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm LCM
  • Công dụng: Trả về bội số chung nhỏ nhất của các số nguyên
  • Cú pháp: LCM(number1, [number2], …)
  • Tham số:
  • Number1, Number2,…: các giá trị muốn tìm bội số chung nhỏ nhất của chúng. Nếu giá trị không phải là số nguyên thì sẽ bị cắt đi chỉ lấy phần nguyên
  • Ví dụ: =LCM(2,3,24) à 24
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm FACT
  • Công dụng: Tính giai thừa của 1 số
  • Cú pháp: FACT(number)
  • Tham số:
  • Number: số cần tính giai thừa
  • Ví dụ: =FACT(6) à 720
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm INT
  • Công dụng: lấy phần nguyên của 1 số thực
  • Cú pháp: INT(number)
  • Tham số:
Xem Thêm :  Tải game doki doki literature club việt hóa bản mới nhất, doki doki literature club việt hóa

Number: số thực muốn lấy phần nguyên

  • Ví dụ: =INT(123.456) à 123
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm EVEN
  • Công dụng: Làm tròn lên đến giá trị số nguyên chẵn gần nhất
  • Cú pháp: EVEN(number)
  • Tham số:

Number: là giá trị cần làm tròn.

  • Ví dụ: =EVEN(123) à 124 ; =EVEN(124) à124
  • Các hàm trong Excel 2010 – ODD
  • Công dụng: Làm tròn lên đến giá trị số nguyên lẻ gần nhất
  • Cú pháp: ODD(number)
  • Tham số:
  • Number: là giá trị cần làm tròn.
  • Ví dụ: =ODD(122) à 123 ; =ODD(123) à 123
  • Các hàm trong Excel 2010 – RAND
  • Công dụng: Trả về một số ngẫu nhiên giữa 0 và 1
  • Cú pháp: RAND()
  • Tham số: không có tham số
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm RANDBETWEEN
  • Công dụng: Trả về một số ngẫu nhiên giữa một khoảng tùy chọn
  • Cú pháp: RANDBETWEEN(bottom,top)
  • Tham số:
  • Bottom: giá trị nhỏ nhất
  • Top: giá trị lớn nhất
  • Ví dụ: = RANDBETWEEN(1,100) à ngẫu nhiên 1 số từ 1 đến 100
  • Các hàm excel quản lý CSDL.
  1. Hàm và định nghĩa các hàm quản lý CSDL.

STT
HÀM
ĐỊNH NGHĨA

(1)
DMAX
Trả về một giá trị lớn nhất từ dữ liệu với điều kiện xác định

(2)
DMIN
Trả về một giá trị nhỏ nhất từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định

(3)
DSUM
Trả về tổng của một tập giá trị từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định

(4)
DAVERAGE
Trả về giá trị trung bình của một tập giá trị từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định

(5)
DCOUNT
Trả về số ô (có kiểu dữ liệu số) của một trường (cột) từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định

(6)
DCOUNTA
Trả về số ô của một trường (cột) từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định

(7)
DPRODUCT
Trả về tích của một tập giá trị từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định

  1. Cú pháp và Cách sử dụng các hàm quản lý CSDL.

Hình ảnh minh họa các hàm Cơ sở dữ liệu

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DMAX
  • Công dụng: Trả về một giá trị lớn nhất từ dữ liệu với điều kiện xác định.
  • Cú Pháp: DMAX(database,field,criteria)
  • Các tham số:

Database: Danh sách chứa dữ liệu liên quan. (Bao gồm cả tiêu đề)

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện

  • Ví dụ:

B16 = DMAX(A1:E12,B1,B14:B15) à 7100

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DMIN
  • Công dụng: Trả về một giá trị nhỏ nhất từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định.
  • Cú Pháp: DMIN(database,field,criteria)
  • Các tham số:

Database: Danh sách chứa dữ liệu liên quan. (Bao gồm cả tiêu đề)

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện.

  • Ví dụ:

B17=DMIN(A1:E12,B1,B14:B15) à 2450

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DSUM
  • Công dụng: Trả về tổng của một tập giá trị từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định
  • Cú Pháp: DSUM(database,field,criteria)
  • Các tham số:

Database: Danh sách chứa dữ liệu liên quan. (Bao gồm cả tiêu đề)

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện

  • Ví dụ: B18=DSUM(A1:E12,B1,B14:B15) à 13850
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DAVERAGE
  • Công dụng: Trả về giá trị trung bình của một tập giá trị từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định.
  • Cú Pháp: DAVERAGE (database,field,criteria)
  • Các tham số:

Database: Danh sách chứa dữ liệu liên quan. (Bao gồm cả tiêu đề)

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện

  • Ví dụ: B19=DAVERAGE (A1:E12,B1,B14:B15) à 4617
  • Hàm DCOUNT
  • Công dụng: Trả về số ô (có kiểu dữ liệu số) của một trường (cột) từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định.
  • Cú Pháp: DCOUNT (database,field,criteria)
  • Các tham số: Database: Danh sách chứa dữ liệu liên quan. (Bao gồm cả tiêu đề)

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện.

  • Ví dụ:

B20=DCOUNT(A1:E12,B1,B14:B15) à3

C20=DCOUNT(A1:E12,A1,B14:B15) à0

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DCOUNTA
  • Công dụng: Trả về số ô của một trường (cột) từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định.
  • Cú Pháp: DCOUNTA (database,field,criteria)
  • Các tham số:

Database: Danh sách chứa dữ liệu liên quan. (Bao gồm cả tiêu đề)

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện

  • Ví dụ:

B21=DCOUNTA(A1:E12,B1,B14:B15) à3

C21 =DCOUNTA(A1:E12,A1,B14:B15) à3

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm DPRODUCT
  • Công dụng: Trả về tích của một tập giá trị từ bảng dữ liệu với điều kiện xác định.
  • Cú Pháp: DPRODUCT (database,field,criteria)
  • Các tham số:

Database: Danh sách chứa dữ liệu liên quan. (Bao gồm cả tiêu đề)

Field: Cột được thống kê. Nhập tên cột hoặc số thứ tự cột trong danh sách dữ liệu đã chọn.

Criteria: Vùng điều kiện

  • Ví dụ: B22=DPRODUCT(A1:E12,B1,B14:B15) à 74798500000
  • Các hàm excel thông tin.
  1. Hàm và định nghĩa các hàm thông tin

STT
Hàm
Định Nghĩa

(1)
NA
Trả về lỗi #N/A

(2)
ISERR
Kiểm tra giá trị có lỗi hay không (trừ lỗi #N/A)

(3)
ISERROR
Kiểm tra giá trị có lỗi hay không.

(4)
ISEVEN
Kiểm tra số chẵn hay không

(5)
ISODD
Kiểm tra số lẻ hay không

(6)
ISNUMBER
Kiểm tra giá trị là kiểu số hay không

(7)
ISTEXT
Kiểm tra giá trị kiểm chuỗi hay không

(8)
ISNA
Kiểm tra giá trị có phải lỗi #N/A hay không

(9)
ISBLANK
Kiểm tra giá trị là trống (rỗng) hay không.

  1. Cú pháp và Cách sử dụng các hàm thông tin

Hình ảnh minh họa các hàm thông tin

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm NA
  • Công dụng: Trả về giá trị lỗi #N/A dùng trong những trường hợp không lường trước được.
  • Cú Pháp: NA()
  • Các tham số: không có tham số nào.
  • Ví dụ: B3 = NA() à #N/A
  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ISERR
  • Công dụng: Kiểm tra giá trị có lỗi hay không (các lỗi : #VALUE!, #REF!, #NUM!, #DIV/0, #NULL!, #NAME? ; trừ lỗi #N/A). Nếu giá trị lỗi thì kết quả trả về TRUE, ngược lại trả về FALSE
  • Cú Pháp: ISERR(Value)
  • Các tham số: Value: giá trị kiểm tra lỗi.
  • Ví dụ: B1 = 123abc , B2 = #REF!, B3 = #N/A

B4 = ISERR(B1) à FALSE

C4 = ISERR(B2) à TRUE

D4 = ISERR(B3) àFALSE

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ISERROR
  • Công dụng: Kiểm tra giá trị có lỗi hay không (các lỗi : #VALUE!, #REF!, #NUM!, #DIV/0, #NULL!, #NAME?, #N/A ). Nếu giá trị lỗi thì kết quả trả về TRUE, ngược lại trả về FALSE.
  • Cú Pháp: ISERROR(Value)
  • Các tham số: Value: giá trị kiểm tra lỗi
  • Ví dụ: B1 = 123abc , B2 = #REF!, B3 = #N/A

B5 = ISERROR(B1) à FALSE

C5 = ISERROR(B2) à TRUE

D5 = ISERROR(B3) àTRUE

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ISEVEN
  • Công dụng: Kiểm tra số chẵn hay không. Nếu là số chẵn trả về TRUE, ngược lại trả về FALSE. Nếu là số thập phân thì bỏ qua phần thập phân chỉ xét phần nguyên.
  • Cú Pháp: ISEVEN(number)
  • Các tham số: number : số sẽ kiểm tra.
  • Ví dụ: C1 = 123, D1 = 122

B6 = ISEVEN(C1) à FALSE

C6 = ISEVEN(D1) àTRUE

  • Hàm ISODD
  • Công dụng: Kiểm tra số lẻ hay không. Nếu là số lẻ trả về giá trị TRUE, ngược lại trả về FALSE. Nếu là số thập phân thì bỏ qua phần thập phân chỉ xét phần nguyên.
  • Cú Pháp: ISODD(number)
  • Các tham số: number : số sẽ kiểm tra.
  • Ví dụ: C1 = 123, D1 = 122

B7 = ISEVEN(C1) à TRUE

C7 = ISEVEN(D1) à FALSE

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ISNUMBER
  • Công dụng: Kiểm tra giá trị là kiểu số hay không. Nếu giá trị là số trả về TRUE, ngược lại trả về FALSE.
  • Cú Pháp: ISNUMBER(value)
  • Các tham số: value: giá trị kiểm tra.
  • Ví dụ: B1= 123abc, C1 = 123

B8 = ISNUMBER(B1) à FALSE

C8 = ISNUMBER(C1) à TRUE

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ISTEXT
  • Công dụng: Kiểm tra giá trị kiểm chuỗi hay không. Nếu giá trị là chuỗi trả về TRUE, ngược lại trả về FALSE.
  • Cú Pháp: ISTEXT(value)
  • Các tham số: value: giá trị kiểm tra.
  • Ví dụ: B1= 123abc, C1 = 123

B9 = ISTEXT(B1) à TRUE

C9 = ISTEXT (C1) à FALSE

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ISNA
  • Công dụng: Kiểm tra giá trị có phải lỗi #N/A hay không. Nếu giá trị là lỗi #N/A trả về TRUE, ngược lại trả về FALSE.
  • Cú Pháp: ISNA(value)
  • Các tham số:
  • Ví dụ: B1 = 123abc , B2 = #REF!, B3 = #N/A

B10 = ISNA(B1) à FALSE

C10 = ISNA(B2) à FALSE

D10 = ISNA(B3) à TRUE

  • Các hàm trong Excel 2010 – Hàm ISBLANK
  • Công dụng: Kiểm tra giá trị trong ô là trống (rỗng) hay không. Trả về TRUE nếu là ô trống, ngược trả về FALSE.
  • Cú Pháp: ISBLANK(Value)
  • Các tham số:

Value: giá trị cần kiểm tra

  • Ví dụ: B1 = 123abc , B3 = NA() à(B3 = #N/A)

=ISBLANK(B1) à FALSE

=ISBLANK(B3) à TRUE

Các bạn có thể tham khảo các hàm cơ bản của Excel 2007 tại đây


Học excel cấp tốc: Làm chủ các hàm cơ bản trong trong Excel (full 60p)


Học Excel online mọi lúc, mọi nơi!\r
Excel online hoàn toàn miễn phí!\r
Các bạn đừng quên nhấn Like và Đăng ký tại:\r
https://www.youtube.com/channel/UCfXKzYFfMpafmTs7wWEZWGw?view_as=subscriber\r
để đón xem những video mới nhất nhé
Đối với các bạn mới làm quen với Excel thì việc xác định được lộ trình học là một nội dung rất quan trọng. Bài Excel cấp tốc này mình sẽ giới thiệu cho các bạn tổng hợp các hàm cơ bản nhất mà bất kỳ ai làm việc với excel đều phải nắm.
Link bài tập thực hành https://drive.google.com/file/d/13urHbe91QFsu0LcNac9ekcRWPt6dJQT/view?usp=sharing
Donate MoMo: 0988996775
Vietinbank 100006152899

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button