Kiến Thức Chung

Các cuộc phát kiến địa lý trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông – Tây

Nguyễn Tuấn Hùng

Trần Bảo Huy

Trong quá trình hình thành và phát triển dù là của một nền văn minh lớn hay nhỏ; là một quốc gia thì cũng không thể thiếu đi việc phải giao lưu với các thế lực bên ngoài. Các thế lực sẽ không được đánh giá là có ảnh hưởng xấu hay tốt đến nền văn bản địa nhưng trên hết cũng chứng minh một luận điểm rằng mỗi quốc gia, mỗi vùng đất không phải chỉ có việc giữ gìn và phát huy truyền thống của vùng đó mà nó còn à công cuộc vươn ra bên ngoài để học hỏi những điều tốt đẹp hơn. Hay trên một tầm vĩ mô hơn là công cuộc truyền bá  nền văn minh của mình ra bên ngoài, loa tỏa sức ảnh hưởng đến các vùng đất, quốc gia khác nhau.

Nhìn về một thời kỳ lịch sử, không một quốc gia hay vùng đất nào chỉ có thể tồn tại độc lập. Sự ảnh hưởng dù ít dù nhiều cũng đã góp phần vào công cuộc giao lưu, tiếp xúc văn hóa khởi ban. Chính công cuộc lan tỏa các giá trị văn hóa của mình ra bên ngoài, không nói đến việc là sử dụng cách thức hay con đường gì thì nó đã tạo những tiền đề ban đầu cho sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa hay văn mình; hoặc ở đây là sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa Phương Đông và Phương Tây.

Trong đó, vai trò của con đường thám hiểm là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự tiếp xúc Đông Tây được diễn ra một cách mạnh mẽ hơn. Thám hiểm, du hành đã tạo điều kiện cho sự xúc tiến của những con đường khác. Một trong những sự kiện đó là cuộc phát kiến địa lý ở Châu Âu, với công cuộc này giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa phương Đông và phương Tây đã diễn ra một cách liên tục trong tiến trình thời gian.

1. Một số vấn đề chung

1.1. Thuật ngữ giao lưu văn hóa và tiếp xúc văn hóa

Mỗi quốc gia, mỗi tộc người trong lịch sử hình thành và phát triển của mình ở những khoảng thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau, điều kiện địa lý, kinh tế khác nhau đều tạo ra cho mình một nền văn hóa để thích nghi được với trình độ phát triển của nó. Cùng với thời gian chính chúng ta- chủ nhân của nền văn hóa bản địa đó đã tiếp nhận một cách có ý thức hay không có ý thức những nền văn hóa khác, không kể là văn hóa lớn hay nhỏ, giàu hay hèn. Dù muốn hay không thì công cuộc giao lưu văn hóa luôn diễn ra trong suốt tiến trình lịch sử của một dân tộc, đất nước, tộc người.

Giao lưu văn hóa được hiểu như là sự di chuyển, chuyển đổi qua lại giữa những nền văn hóa, có thể giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa tộc người này với tộc người khác, hay giữa châu lục này với châu lục khác. Hay phải chăng giao lưu văn hóa là sự tiếp thu, tiếp nhận những đặc điểm, những nét cơ bản từ một trạng thái văn hóa ngoại sinh, trong khi vẫn giữ lại được những đặc điểm, trạng thái của văn hóa nội sinh với một phương thức, hình dạng, đặc thù phát triển hơn.

Thuật ngữ tiếp xúc văn hóa (cultural contests) được sử dụng để chỉ sự va chạm vào nhau của các nền văn hóa khi được đặt cạnh nhau.

Thuật ngữ giao lưu văn hóa (cultural exchanges) được sử dụng để chỉ sự trao đổi, đan xen, chia sẻ giữa các nền văn hóa sau khi tiếp xúc với nhau.

Thuật ngữ tiếp biến văn hóa là một thuật ngữ kép, được sử dụng để chỉ sự tiếp thu rồi biến đổi những yếu tố văn hóa trong quá trình tiếp xúc, giao lưu của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. “Acculturation” là thuật ngữ được phương Tây sử dụng để mô tả hiện tượng này và nó được hiểu là tiếp biến văn hóa

Giao lưu văn hóa làm cho những cộng đồng, những quốc gia dân tộc đóng kín trở thành những hệ thống mở, đã mở trở nên ngày càng mở hơn. Theo lý thuyết hệ thống, một hệ thống.vật chất nếu đóng kín sẽ nhanh chóng tiến đến hỗn loạn do không thể trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin cần thiết với bên ngoài để duy trì cấu trúc hoặc những hoạt động chức năng bình thường, và vì vậy cũng khó thực hiện những hoạt động ứng phó cần thiết trước những tác động bất lợi từ phía thiên nhiên hoặc từ bên ngoài.

Có nhiều điều kiện góp phần vào công cuộc giao lưu văn hóa có thể diễn ra dễ dàng hơn. Song, có thể nói đến là vị trí địa lý- điều kiện quan trọng tác động sâu sắc đến quá trình giao lưu văn hóa. Khái quát lên, nhận thấy được những sự tiếp xúc đầu tiên đơn thuần chỉ là những sự giao tiếp giữa những tộc người khác nhau nhưng theo thời gian, đây lại là điều kiện, tiền đề quan trọng để tạo ra sự tiếp xúc cũng như giao lưu văn hóa; cùng với đó là công cuộc tiếp biến văn hóa.

1.2. Con đường và đặc điểm của các cuộc phát kiến địa lý trong quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông Tây

Tiến trình của nhân loại đã cho ta thấy nhiều con đường để có thể giao lưu cũng như tiếp xúc văn hóa: chiến tranh, truyền giáo, thương mại,… Nhưng trên hết, các cuộc phát kiến địa lý  cũng đã thúc đẩy quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa trở nên dễ dàng hơn. Con đường này thường được biết đến với cái tên là “con đường thám hiểm, du hành”. Với vai trò này, những con đường khác cũng theo đó mà trở nên dễ dàng hơn. Hay nói một cách ngắn gọn, với con đường du hành, thám hiểm; nó như là một tiền đề để thúc đẩy các cuộc chiến tranh, cuộc tìm kiếm các thuộc địa,… trở nên ngày một nhiều hơn. Đóng vai trò tích cực trong việc giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông Tây.

Kể từ sau đó, 1-2 thế kỷ, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa; đến giai đoạn phát triển cao của nó là giai đoạn đế quốc thì chính những cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV đã đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy các đế quốc đi xâm chiếm và thôn tính thuộc địa; giao lưu văn hóa Đông Tây cũng nhờ thế mà trở nên nhộn nhịp hơn hẳn.

2. Sơ lược về lịch sử các cuộc phát kiến địa lý trong quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông Tây

2.1. Nguyên nhân của công cuộc phát kiến địa lý

Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã phát triển khá nhanh đòi hỏi mở rộng mối quan hệ giao thương với các nước phương Đông. Tuy nhiên, con đường thương mại giữa châu Âu và châu Á đang bị bế tắc do sự chiếm giữ của người Ả Rập, người Thổ Nhĩ Kì và người Hồi giáo.

Người Ả Rập độc chiếm con đường thương mại từ phía nam châu Âu qua Địa Trung Hải sang Ấn Độ hoặc đi qua Ai Cập, Hồng Hải…. Người Ả Rập tạo nên một hàng rào kiểm soát chặt chẽ giữa Ấn Độ và châu Âu khiến cho không một thuyền buôn châu Âu nào neo đậu được trên Hồng Hải. Do đó, hàng hóa từ châu Á sang đã được thương nhân Ả Rập nâng giá lên gấp 8 – 10 lần.

Một con đường thương mại khác đến Trung Quốc bằng cách dùng lạc đà chở tơ lụa và các sản phẩm hương liệu, gia vị, trầm hương…của Trung Quốc xuyên qua sa mạc, những hẻm núi của Tây Á đến châu Âu (con đường tơ lụa) cũng bị thương nhân Afghanistan chiếm giữ.

Giữa thế kỉ XV, đế quốc Byzantium bị tiêu diệt, người Thổ Nhĩ Kì chiếm luôn Tiểu Á, Bankals, Constantinople, Crưm và kiểm soát toàn bộ Bắc Hải. Người Thổ Nhĩ Kì cướp đoạt tàn bạo hàng hóa của thương nhân châu Âu. Do đó, con đường này hầu như cũng bị cắt đứt. Trước tình hình đó, thương nhân châu Âu phải mua lại hàng hóa của thương nhân Ả Rập với giá đắt hơn từ 8-10 lần. Vì thế, việc tìm ra một con đường mới sang phương Đông là một nhu cầu cấp bách của thương nhân châu Âu.

Ngoài ra, sự thèm khát của quý tộc và thương nhân châu Âu đối với nguồn hương liệu, gia vị, vàng bạc, tơ lụa của phương Đông cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy những cuộc hành trình vượt biển sang phương Đông. Trong khi các lãnh chúa, quý tộc Tây Âu phải hùng hục nuốt những cục thịt cừu đoản vị thì một chút hồ tiêu, gia vị của phương Đông đã làm cho thịt cừu trở nên thơm ngon hơn và dễ tiêu hóa hơn.

Mặt khác, trong trí tưởng tượng của nhiều người châu Âu, châu Á là xứ sở của vàng bạc, gia vị… Do đó, họ phải tìm một con đường mới sang phương Đông để cướp đoạt những nguồn tài nguyên đó. Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật (đặc biệt là về hàng hải) cũng góp phần quan trọng vào những chuyến đi vượt đại dương của các nhà thám hiểm châu Âu. Người ta biết được Trái Đất hình cầu, biết sử dụng la bàn của người Trung Quốc, bản đồ của người Hy Lạp, tàu biển của người Ả Rập. Đặc biệt, kĩ thuật đóng tàu có nhiều tiến bộ quan trọng. Tư sản châu Âu đã đóng được những thuyền lớn, có cột buồm và hệ thống buồm lợi dụng được các loại gió, có bánh lái và có thể vượt đại dương với tốc độ mỗi giờ 10km như tàu Caravel, tàu Santa Maria… Như vậy, các nhà thám hiểm châu Âu đã có đủ những điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để tiến hành những cuộc thám hiểm vượt đại dương để tìm ra những con đường mới, những vùng đất mới.

2.2. Các cuộc phát kiến địa lý của thực dân Bồ Đào Nha

 

Tên

Năm

Khám phá

Prince Henry

1394–1460

Hoàng tử Henry lên tàu Navigator hỗ trợ tài chính cho nhiều chuyến đi khác nhau. Ông đã tạo ra một trường học cho sự tiến bộ của hàng hải, đặt nền tảng cho Bồ Đào Nha trở thành một nhà lãnh đạo trong Thời đại Khám phá

Bartolomeu Dias

1450-1500

Bartolomeu Dias, người châu Âu đầu tiên đi thuyền quanh Mũi Hảo Vọng, cũng thấy rằng Ấn Độ có thể tiếp cận được bằng cách đi thuyền quanh bờ biển lục địa. Do đó, giao thương với châu Á và Ấn Độ đã được thực hiện dễ dàng hơn đáng kể vì khách du lịch sẽ không còn phải đi qua Trung Đông. Do đó, đã có sự gia tăng ở các quốc gia thương mại Đại Tây Dương và sự suy giảm ở các nước Trung Đông và Địa Trung Hải.

Vasco da Gama

1460–1524

Vasco da Gama là người đầu tiên đi thành công từ châu Âu đến Ấn Độ vào năm 1498. Đây là một bước quan trọng đối với châu Âu vì nó đã tạo ra một tuyến đường biển từ châu Âu cho phép giao thương với Viễn Đông thay vì sử dụng tuyến đường Caravan Silk Road

Pedro Álvares Cabral

1467-1520

Vào 21/04/1500, Pedro Álvares Cabral tình cờ phát hiện ra Brazil khi đang tìm đường đi về phía Tây đến Ấn Độ.

Ferdinand Magellan

1480-1521

Magellan là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đi tàu trong một chuyến thám hiểm Tây Ban Nha, và là người đầu tiên đi tàu trên Thái Bình Dương và quanh Nam Mỹ. Ông đã cố gắng đi vòng quanh thế giới nhưng qua đời ở Philippines, mặc dù phi hành đoàn của ông đã hoàn thành chuyến đi. Một trong những con tàu của ông do Juan Sebastian Elcano dẫn đầu, người đã tiếp quản sau khi Magellan chết, đã đi khắp mọi nơi trên toàn cầu

Francis Xavier

1506 –1552

Francis Xavier là một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha, sinh ra trong lâu đài Xavier, một ngôi làng gần thành phố Pamplona. Ông là một thành viên của giới quý tộc và trong những năm sinh viên ở Paris ông đã kết bạn với Ignacio de Loiola, người cùng ông tìm thấy Dòng Tên và họ đã đi khắp Châu Phi, Ấn Độ, Nam Thái Bình Dương, và thậm chí cả Nhật Bản và Trung Quốc.

Năm 1415 Hoàng tử Henri – người được mệnh danh là Nhà hàng hải đã sáng lập ra trường Hàng hải, Thiên văn và Địa Lí ở Evora. Ông là người có hiểu biết nhiều về địa lí, thiên văn, họa đồ. Hằng năm, ông tổ chức những đoàn thăm dò từng đoạn bờ biển ngắn ở châu Phi. Bằng nhiều chuyến đi, người Bồ Đào Nha dần dần phát hiện một số đảo nhỏ ở Tây Phi và tiến hành khai thác mỏ vàng, mua các sản phẩm địa phương (da thú, ngà voi…) và bán cho người da đen vũ khí, rượu, vải…. Năm 1417, người Bồ Đào Nha đã đến vùng biển ngang xích đạo, năm sau đến Guinea rồi đến cửa sông Congo.

Năm 1486, nhà hàng hải B. Điaxơ (Dias) đi xuống phía Nam nhưng bị bão đánh đi thật xa rồi giạt vào cực Nam châu Phi. Ông đặt tên là mũi Bảo Táp (sóng cao 20 – 24 m, mùa hè ở Hảo Vọng gió đến 120 km/h). Sau đó, ông nhìn thấy bờ biển phía Đông và được một số hoa tiêu Hồi giáo hứa sẽ đưa ông sang Ấn Độ nên ông đổi tên mũi Bảo Táp thành mũi Hảo Vọng. Nhưng vì hết lương thực nên đoàn thuyền phải quay về.

Tháng 7.1497, Vasco da Gama (một chàng thủy thủ 28 tuổi với cá tính quả quyết, dũng cảm và lạnh lùng, tàn nhẫn. Một người rất đam mê với những hoạt động hàng hải và từng học tại trường hàng hải của Hoàng tử Henri) chỉ huy 3 tàu với 160 người (gồm cả chỉ huy, thủy thủ, các loại thợ, giáo sĩ, phiên dịch và 12 tử tù) men theo bờ biển châu Phi đi về hướng Đông. Đoàn thuyền bị đảo đánh dạt sang Braxin (Brazil). Sau đó, họ trở lại mũi Hảo Vọng, được hoa tiêu người Mã Lai dẫn đường đã vượt Ấn Độ Dương đến được Calicut (Tây Nam Ấn Độ).

Xem Thêm :   Một số câu nói nịnh hót và nịnh nọt bằng tiếng Trung | Từ vựng tiếng Trung

Xem Thêm :  Ngọt bùi với cách làm bò bía ngọt tại nhà đơn giản

Như vậy, Vasco da Gama đã mở được con đường biển từ châu Âu đi sang châu Á. Sau một thời gian ở Calicut, Gama không được lên thành phố buôn bán nên quay thuyền trở về. Trên đường về, Vasco da Gama cho đánh cướp tất cả thuyền buôn đi lại trên Ấn Độ Dương và mang về Bồ Đào Nha với số lượng hàng hóa trị giá gấp 60 lần số tiền dùng trong cuộc viễn chinh. Ngày 18.9.1499, đoàn thuyền của Vasco da Gama về đến Bồ Đào Nha. Từ đó, người Bồ Đào Nha đã độc chiếm con đường biển này suốt 18 năm trời.

Như vậy, người Bồ Đào Nha đã tìm được con đường sang châu Á từ hướng Đông. Lúc này, người Tây Ban Nha cũng bắt đầu thực hiện những chuyến thám hiểm về hướng Tây.

2.3. Thực dân Tây Ban Nha và những cuộc phát kiến địa lý

Xuất phát từ niềm tin Trái Đất hình cầu nên trong khi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đi sang hướng Đông thì các nhà thám hiểm Tây Ban Nha lại đi sang hướng Tây để tìm con đường mới sang châu Á.

Tên

Năm

Khám phá

Francisco Pizarro

1529-1541

Pizarro là một nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, người đã chiến đấu quân sự và chinh phục người dân và văn hóa Inca, chiếm phần lớn Nam Mỹ cho Tây Ban Nha. Ông đã giành được vàng và sự giàu có cho Tây Ban Nha từ sự thất bại của đế chế Incan

Christopher Columbus

1451-1506

Columbus, một nhà thám hiểm được cho là người Genova (Ý), người sau nhiều nỗ lực không thành công trong việc tìm kiếm sự bảo trợ, đã khám phá khả năng một lối đi về phía tây đến Đông Ấn cho Tây Ban Nha. Do tính toán sai về chu vi của thế giới, Columbus không tính đến khả năng xảy ra một loạt các lục địa khác giữa châu Âu và châu Á, Columbus đã phát hiện ra vùng Caribbean vào năm 1492. Ông giới thiệu thương mại Tây Ban Nha với châu Mỹ cho phép trao đổi văn hóa, bệnh tật và thương mại hàng hóa.

Ferdinand Magellan

1480-1521

Magellan là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, từng phục vụ Quốc vương Tây Ban Nha, và là người đầu tiên đi thuyền trên Thái Bình Dương và quanh Nam Mỹ. Phi hành đoàn của ông đã thành công trong việc hoàn thành chuyến đi dưới sự lãnh đạo của người Tây Ban Nha Juan Sebastian del Cano. Cha mẹ anh đã mất khi anh mười tuổi và anh được gửi đến Lisbon ở Bồ Đào Nha khi anh mười hai tuổi.

Vasco Nuñez de Balboa

1475-1519

Balboa là một người chinh phục Tây Ban Nha, người đã thành lập thuộc địa của Darién ở Panama. Ông là người đầu tiên nhìn thấy Thái Bình Dương từ Mỹ, và ông đã định cư phần lớn ở đảo Hispaniola

Hernando Cortés

1485-1547

Cortés là một người chinh phục Tây Ban Nha, người đã tập hợp một đội quân từ các thuộc địa Tây Ban Nha bao gồm 600 người, 15 kỵ binh và 15 khẩu pháo. Sử dụng sự trợ giúp của một dịch giả, Doña Marina, ông đã tập hợp các liên minh với các bộ lạc bị khuất phục trong đế chế Aztec. Thông qua việc sử dụng quyết định vũ khí ưu việt và sự trợ giúp bản địa, cũng là sự giúp đỡ của căn bệnh châu Âu đã phá hủy dân số bản địa, đã chinh phục thành công người Aztec bắt giữ Montezuma II, hoàng đế hiện tại, thành phố Tenochtitlan và cướp được số lượng lớn vàng Aztec.

Bartolomé de las Casas

1484-1566

Las Casas là một linh mục người Tây Ban Nha, người ủng hộ các quyền dân sự cho người Mỹ bản địa và phản đối mạnh mẽ cách họ bị bắt làm nô lệ và bị đối xử tệ. Ông đã viết một tài khoản ngắn về sự hủy diệt của Ấn Độ và De thesauris ở Peru

Juan Ponce de León

1474-1521

Juan Ponce de León là một người chinh phục Tây Ban Nha đến từ Valladolid, Tây Ban Nha. Ông đã từng làm Thống đốc Puerto Rico khi ông bắt đầu cuộc thám hiểm của riêng mình vào năm 1513, khám phá Florida vào ngày 27/03 cùng năm và đến bờ biển phía đông của nó vào ngày 02/04. Ông gọi vùng đất Florida (tiếng Tây Ban Nha là hoa) thảm thực vật anh nhìn thấy ở đó, hoặc đó là lễ Phục sinh (tiếng Tây Ban Nha: Pascua Florida) thời điểm đó. De Leon sau đó tổ chức các chuyến đi tiếp theo đến Florida; lần cuối cùng xảy ra vào năm 1521 khi ông qua đời.

Ngày 17.4.1492, Christopher Colombus (một người Italia đã sống nhiều năm ở Tây Ban Nha, học tập và nghiên cứu về địa lí, hàng hải. Cuốn Địa lí học của Ptolemy và cuốn Du kí của Marco Polo là những cuốn sách mà Columbus say sưa đọc, tích lũy được nhiều kiến thức. Nhờ đó, Columbus biết rằng Trái Đất hình tròn, khoảng cách giữa phía Đông và phía Tây bị ngăn cách bởi biển cả nhưng rất gần với Ấn Độ đã kí bản cam kết với đại biểu của Quốc vương Tây Ban Nha để nhận được sự bảo trợ của nhà vua cho những chuyến thám hiểm của mình. Ngày 3.8.1492, Columbus với 3 chiếc thuyền lớn cùng 90 thủy thủ rời Tây Ban Nha, vượt Đại Tây Dương đi về hướng Tây. Sau hai tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền của Columbus cũng đến được hòn dảo San Salvador và nhiều hòn đảo khác ở vùng biễn Caribe rồi đặt chân đến Cuba. Tuy nhiên, ông nhầm lẫn đây là vùng đất Tây Ấn Độ nên gọi thổ dân nơi đây là “người Indians”. Sau đó, ông còn tổ chức thêm 3 chuyến thám hiểm nửa (năm 1493, 1498 và 1502) và phát hiện thêm một số đảo và lãnh thổ trên đất liền. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn đáng tiếc nhất của Columbus là ông đã nhầm tưởng đây là Ấn Độ. Cư dân trên những đảo này trồng khoai mì, thuốc lá, bông vải và vài loại cây lương thực khác, nhưng cái làm cho Columbus quan tâm nhất là đồ trang sức lấp lánh mà thổ dân đeo trên người. Năm 1506, ông chết trong sự nghèo khổ, túng quẩn.

Sự nhầm lẫn này của Columbus đã được một người ý là Vespucci Amerigo chứng minh vào năm 1501. Khi đặt chân đến vùng đất Caribe, V. Amerigo nhận thấy không có liên qua gì đến vùng đất châu Á và quả quyết rằng đây là xứ sở chưa từng được biết tới. Trong tập ghi chép năm 1504, Amerigo viết tên miền đất lạ này là Mundus Novus (Tân Thế giới) – là vùng nằm giữa châu Âu và châu Á. Năm 1507, nhà Bản đồ học người Đức đã in tấm bản đồ Tân Thế giới đầu tiên và đặt tên vùng này là America để tỏ lòng tôn kính V. Amerigo. Từ đó, châu Mĩ mang tên là America.

Cuộc hành trình vĩ đại nhất là của Ferdinal Magellen – một quý tộc người Bồ Đào Nha. Ông từng đệ trình lên nhà vua Bồ Đào Nha kế hoạch thám hiểm của mình nhưng bị khước từ. Ông sang Tây Ban Nha và được vua Tây Ban Nha đồng ý với kế hoạch đó. Tháng 9.1519, F. Magellan chỉ huy một đoàn gồm 5 thuyền với với 265 thủy thủ vượt Đại Tây Dương đi về hướng Tây theo con đường của Columbus. Đoàn thuyền đến Brasil rồi vòng xuống cực Nam châu Mĩ. Đang ở Đại Tây Dương sóng to gió lớn, đoàn thuyền đi vòng qua mũi đất hoang tàn vì giông bão của lục địa Nam Mĩ (nay gọi là eo biển Magellan) và đi vào một đại dương mới sóng yên biển lặng nên Magellan đặt tên là Thái Bình Dương. Thủy thủ đoàn chịu đựng 99 ngày trên Thái Bình Dương trong cảnh hết lương thực, nước ngọt. Thậm chí, một số thủy thủ đã nổi loạn và Magellan phải cho treo cổ một số người để làm gương. Hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền hết lương thực, phải bắt chuột để ăn nhưng chuột cũng hết, mọi người phải ngâm dây thắt lưng bằng da để ăn cho đỡ đói. Cuối cùng, ngày 16.3.1521, đoàn thuyền của Magellan cũng đặt chân lên được Philippines. Sau khi được cứu sống và tiếp tế đầy đủ lương thực, nước ngọt, Magellan cho thủy thủ đi cướp bóc của cải của người Philippines. Trong một cuộc đụng độ với nhân dân Philippines, Magellan đã thiệt mạng. Juan Sebastian de Elcano lên thay nắm quyền chỉ huy và cho con thuyền độc nhất còn lại tiếp tục qua eo biển Malacca, vượt Ấn Độ Dương đến Mũi Hảo Vọng rồi về Tây Ban Nha từ hướng Đông (6.9.1522). Như vậy, sau hơn 3 năm thám hiểm, đoàn thuyền của Magellan đã ra đi từ hướng Tây và về từ hướng Đông. Đây là chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

2.4. Các thực dân khác trong công cuộc phát kiến địa lý

Thực dân

Tên

Khám phá

Anh

Francis Drake (1540-1596)

Ông được nhớ đến nhiều nhất khi giúp chỉ huy hạm đội Anh chống lại Armada Tây Ban Nha, ông cũng đã dành nhiều năm ở Caribbean và đi vòng quanh bằng đường biển thành công trên thế giới từ năm 1577-1580.

Pháp

Rene-Robert de La Salle

LaSalle được sinh ra ở Rouen, Pháp. Ban đầu, ông học để trở thành một tu sĩ dòng Tên, nhưng rời trường để tìm kiếm phiêu lưu. Ông đi thuyền đến một thuộc địa của Pháp ở Canada và trở thành một người buôn bán lông thú. Người Ấn Độ nói với ông về hai con sông lớn (Mississippi và Ohio). Ông đã thực hiện một số khám phá về nơi này. Ông qua đời năm 1687.

 

Jacques Marquette

Marquette sinh ra ở Pháp, vào mùa hè năm 1637. Ông gia nhập Dòng Tên ở tuổi mười bảy. Dòng Tên bảo anh hãy đi truyền giáo ở Quebec. Ông thành lập các nhiệm vụ ở khắp mọi nơi. Anh khám phá nhiều dòng sông. Ông qua đời, 38 tuổi

 

Louis Jolliet

Jolliet được sinh ra trong một khu định cư gần Thành phố Quebec. Ông đã trở thành một linh mục Dòng Tên, nhưng ông từ bỏ những kế hoạch này. Ông đã khám phá nhiều dòng sông với Marquette. Nơi và ngày chết của ông không rõ.

 

Jacques Cartier (1491-1551)

Jacques Cartier là một nhà thám hiểm đã tuyên bố Canada cho Pháp. Ông sinh ra ở Saint Malo, Pháp năm 1491. Ông cũng là người châu Âu đầu tiên, không chỉ là người Pháp đầu tiên mô tả và vẽ biểu đồ sông Saint Lawrence và Vịnh Saint Lawrence. Ông đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Ông qua đời tại Saint Malo, năm 1551, hưởng thọ 65 tuổi.

 

Samuel de Champlain (1567-1635)

Samuel de Champlain là “cha đẻ của nước Pháp mới”, ông thành lập Quebec City và ngày nay Hồ Champlain được đặt tên để vinh danh ông.

3. Giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông-Tây qua các cuộc phát kiến địa lý

3.1. Gia tăng sự hiểu biết giữa các châu lục

Sự hiểu biết của con người về thế giới được mở rộng. Người ta tìm ra những vùng đất mới, những châu lục mới (châu Mĩ), những dân tộc mới (người Inca, người Maya, người Aztech…) và đại dương mới (Thái Bình Dương). Sự thành công những cuộc phát kiến địa lý đã chứng minh Trái Đất hình cầu, bác bỏ những quan niệm sai lầm của Giáo hội và là những cống hiến to lớn cho sự phát triển các ngành địa lý, thiên văn, hàng hải. Từ đó, nhiều ngành nghiên cứu mới ra đời như: dân tộc học, nhân học, địa chất học, sinh học….

Tiếp sau những phát kiến địa lý, đã diễn ra những cuộc di chuyển cư dân trên quy mô lớn. Thương nhân vội vàng dành giật thị trường và nguyên liệu ở các địa bàn mới. Quân đội và viên chức được phái đi xâm chiếm thuộc địa và thiết lập chế độ cai trị thực dân. Dân di thực kéo nhau đến những vùng mới chinh phục để khai thác, tìm vàng và lập nghiệp. Người da đen bị đem sang Châu Mỹ biến thành nô lệ trong đồn điền và hầm mỏ. Các nhà truyền giao mang kinh thánh tới mọi nơi để mở rộng phạm vi truyền bá đạo Kito.

Như vậy, sự di chuyển qua lại của thương nhân, các nhà truyền giáo, dân di thực, quân lính, nô lệ,… để tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của các châu lục. Người Châu Âu tiếp nhận giá trị văn minh truyền thống phương Đông; người Châu Á và Châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn người Châu Âu. Ở Châu Mỹ dần hình thành nền văn minh rất đa dạng do sự hòa hợp giữa các yếu tố văn hóa giữa châu Âu, người Phi và người bản địa. Đặc biệt là sự phát hiện ra nền văn minh có từ lâu đời ở châu Mỹ gọi là văn minh “tiền côlông” mà trước đây châu Âu chưa biết đến. Ở đó có 3 tộc người chính là Maya, Aztec và Inca.

3.2. Sự di chuyển của các luồn dân cư

Sau những cuộc phát kiến địa lí đã diễn ra những cuộc di dân với quy mô lớn. Thương nhân tranh nhau giành giật những thị trường và nguồn tài nguyên, chính phủ các nước tranh nhau đẩy mạnh quá trình xân chiếm và đặt ách thống trị ở những vùng đất mới. Người da đen từ châu Phi bị bắt đem bán sang châu Mĩ làm nô lệ. Các nhà truyền giáo châu Âu đã mang Kinh Thánh đi đến khắp nơi và “họ đổi kinh thánh để lấy những vùng đất đai trù phú, màu mỡ của người thổ dân châu Mĩ”. Chính những cuộc xâm chiếm, truyền giáo, bóc lột, đặt ách thống trị đó đã tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh với nhau. Người châu Âu tiếp thu nền văn minh truyền thống của phương Đông. Người châu Á, châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của người châu Âu. Do đó, ở châu Âu dần dần hình thành nền văn minh rất đa dạng do sự hòa hợp giữa các yếu tố văn hóa châu Á-châu Phi-bản địa. Đặc biệt, họ còn phát hiện ra nền văn minh tiền Columbus với 3 dân tộc chính là Inca, Maya và Aztech.

Xem Thêm :   Dàn ý thuyết minh về tác giả văn học Nguyễn Trãi

Xem Thêm :  Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp pot

Người Maya và người Aztec là chủ nhân của Mexico ngày nay. Họ có nền văn minh lâu đời (xuất hiện từ thế kỷ I TCN đến thế kỉ X) và đạt trình độ cao. Họ sớm có nhà nước và xây dựng nhiều thành thị, lâu đài bằng đá, nhiều lễ đường nguy nga. Một trong những công trình kiến trúc cổ còn sót lại ở Mexico hiện nay là Thành “Yushe” Chichen. Chichen có nghĩa là “Giếng của người Chichen”. Đây là một cứ điểm quan trọng của người Maya. Thành Yushe có độ dài Bắc Nam khoảng 4000m, trong thành, các công trình kiến trúc như miếu thần, cung điện, đường phố, đàn cầu khấn, quảng trường…đều được xây dựng rất đàng hoàng. Họ có những quảng trường rộng đến 50.000m2, bốn phía được bố trí với khoảng 1000 cột hình tròn cao 23m. Bên cạnh đó, Kim tự tháp Yushe cũng được xây dựng với một kiến trúc rất độc đáo: số bậc thềm và số bậc cầu thang chính là số ngày và số tháng trong một năm, 52 phiến đá có hình điêu khắc tượng trưng cho chu kì 52 năm của người Maya4 .Họ có những Kim tự tháp cao 75m, rộng 350 m2 và ngày 21 tháng 6 vào 12 giờ trưa thì mặt trời chiếu rọi 4 mặt tháp, tức thành đường thẳng. Hiện nay thủ đô Mexico còn lại tờ lịch bằng đá nặng 20 tấn của người Aztec. Chữ viết của họ vừa tượng âm vừa tượng hình, được khắc trên đá. Đến 1960, đã đọc được văn tự Maya. Người dân biết làm ruộng bậc thang với hệ thống tưới nước khá hoàn chỉnh.

Người Inca là chủ nhân của Peru ngày nay. Kinh tế của họ chủ yếu là nông nghiệp, họ đã tổ chức thành những công xã nông thôn. Họ cũng có chữ viết và tôn giáo riêng. Trình độ văn minh rất cao, và có niên đại khoảng 3500 – 4000 năm. Các nhà khoa học tìm thấy những củ khoai tây, gói muối có niên đại 5.000 năm. Phát hiện ra kho chứa khoại tây, lạc (đậu phộng) dài và rộng 450 feet và cao 200 feet. Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ có hình dáng và cấu tạo giống như Kim Tự Tháp Ai Cập được xây dựng như Kim tự tháp El Paraisô được xây bằng 200.000 phiến đá, có phiến nặng tới 200 tấn. Nó mang tính chất lễ nghi tôn gáo.

Cuộc di dân của những người châu Âu, châu Á, châu Phi đến một châu lục mới, được tìm ra bởi nhà hàng hải Christopher Columbus và F.Magellan. Năm 1492, một đoàn thám hiểm do C. Columbus chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu Mỹ nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ, ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Italia là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của C. Columbus không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America hay còn gọi là châu Mỹ (Bắc Mỹ). Từ năm 1519 đến 1522, F. Magellan đã cầm đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha gồm 5 con tàu với 265 người lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới, vượt Đại Tây Dương, tới bờ biển phía đông của châu Mỹ. Họ đi theo một eo biển hẹp gần cực nam của vùng đất mới và sang được đại dương mênh mông ở phía bên kia một cách thuận buồm xuôi gió và không gặp bất cứ một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương và xác lập thêm vùng cực nam của châu Mỹ hay còn gọi là Nam Mỹ. Những người dân châu Âu, châu Á, châu Phi di cư sang châu Mỹ mang theo những thói quen, phong tục, tập quán, tôn giáo,  tín ngưỡng, văn học nghệ thuật… của dân tộc mình và sống đan xen với người của các dân tộc khác bao gồm cả thổ dân Indians. Sự tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa của các cộng đồng châu Mỹ để tạo ra sự đa dạng văn hóa là một điều tất yếu.

3.3. Thị trường thế giới được mở rộng và giao thương giữa các châu lục diễn ra sôi động 

Thị trường thế giới được mở rộng. Vào khoảng năm 1400, người châu Âu chỉ biết được khoảng 10% diện tích trái Đất (50/510 triệu km2 ), năm 1500 họ biết tới 110 triệu km2; năm 1600 họ biết tới 321 triệu km2. Ngoài ra, hàng hoá của nền thương mại thế giới trở nên phong phú hơn, nhiều loại hàng hoá mà châu Âu chưa từng biết đến, nay đã bị lôi cuốn vào sự lưu thông của nó như: cacao (của Mexico) được Tây Ban Nha sử dụng đầu tiên và phổ biến ở Tây Âu; thuốc lá của châu Mĩ phổ biến ở Tây Âu vào năm 1600, và thế kỷ XVIII chiếm một nửa hàng xuất khẩu của các thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ. Từ Constantinop và Cận Đông cà phê vào Tây Âu và thế kỷ XVII được dùng thường xuyên. Trà do người Bồ Đào Nha và Hà Lan đem từ Trung Quốc về. Gạo và đặc biệt là đường, châu Âu vốn ít sử dụng nay trở nên một mặt hàng quan trọng. Hồ tiêu là mặt hàng rất quan trọng của châu Âu đã tăng lên nhanh chóng: Người Vênêxia trước đây chỉ cung cấp khoảng 210 tấn thì giờ đây, người Tây Ban Nha đưa từ Ấn Độ tới khoảng 7.000 tấn.

Sự di chuyển của các đường thương mại ra đại dương, việc buôn bán bằng đường biển ở châu Âu đã được thay thế bằng việc buôn bán trên các đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; hệ thống sông châu Âu như Vixla, Ođe, Enbơ, Rainơ, Xen, Loi và Biển Địa Trung Hải chỉ mang ý nghĩa thương mại địa phương. Cũng vì lẽ đó mà thế kỷ XVI đã có sự di chuyển các trung tâm kinh 4 Nguyễn Văn Huân (2008), Kỳ tích văn minh thế giới, NXB Hải Phòng, tr 225-228. tế châu Âu: các thành thị của Italia bị mất độc quyền buôn bán với Cận Đông, các thành thị Nam Đức cũng trong tình trạng sa sút. Ngược lại, sự hưng khởi và phồn thịnh chưa từng có của các thành thị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Hà Lan. Thành phố Amtesdam là thủ đô thương mại của Hà Lan vào thế kỷ XVII, London vào thế kỷ XVII – XVIII.

Mở rộng phạm vi buôn bán thế giới từ đó phát triển nhanh thương nghiệp và công nghiệp, tìm nhiều đường sang phương đông vốn trước kia phải theo trung gian là người Arập. Phạm vi tăng 5 lần. Từ đó tư bản châu Au có lĩnh vực địa bàn rộng lớn. Số lượng hàng hoá trao đổi buôn bán phong phú: thuốc lá, Ca cao, cà phê, chè, lá, đường cát và nhiều hàng hoá khác. Các thành phố của Italia sa sút dần, trái lại thành thị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đặc biệt là Hà Lan trở nên phồn vinh chưa từng thấy.

Do hoạt động trên, dần dần hình thành các tuyến đường thương mại nối liền Châu Âu – Phi – Á, tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa Âu- Phi – Mỹ. Nếu trước đây, hoạt động thương mại chỉ thu hẹp trong toàn quốc gia hay từng khu vực thì nay đã mở rộng thành thị trên thế giới. Những hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực được đẩy mạnh. Nhiều công ty thương mại lớn được thành lập (Đông Ấn, Tây Ấn của Hà Lan, Anh, Pháp…), Chẳng những được hưởng độc quyền buôn bán mà con được cử quân đội và viên chức để tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương. Nhiều thành phố và trung tâm thương mại đã xuất hiện.

Năm 1543, ba thương nhân Bồ Đào Nha vô tình trở thành những người phương Tây đầu tiên cập cảng và giao dịch với Nhật Bản. Theo Fernão Mendes Pinto, người tự nhận là tham gia cuộc hành trình đó, họ đã đến Tanegashima, nơi dân địa phương bị ấn tượng bởi công nghệ súng của họ sau này sẽ được người Nhật chế tạo trên quy mô lớn. một tuyến đường xuyên Thái Bình Dương đã được thiết lập, giữa Mexico và Philippines. Trong một thời gian dài, các tuyến đường này đã được sử dụng bởi các thuyền galleon Manila, tạo ra một mạng lưới thương mại nối liền Trung Quốc, Châu Mỹ và Châu Âu thông qua các tuyến xuyên Thái Bình Dương và xuyên Đại Tây Dương.

Vàng bạc được tung ra để mua bán hàng hóa, làm cho các giá cả tăng nhanh, đem lại nhiều lợi nhuận cho thương nhân và người sản xuất, kích thích quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản. Nhờ đó, thủ công nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp phát triển rất nhanh tạo điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Sau những cuộc phát kiến địa lí đã làm bùng lên Cuộc cách mạng giá cả do kim loại quý như vàng, bạc đổ vào châu Âu nhiều chưa từng có: người Tây Ban Nha từ 1493 – 1600 đã chở về nước mình 276.000kg vàng và trữ lượng vàng châu Âu tăng từ 550.000 kg lên 1.192.000 kg và bạc tăng từ 7 triệu kg lên 21 triệu kg. Vàng bac được tung ra để mua hàng, nên giá cả tăng lên vùn vụt: ở Anh, Pháp, Đức trung bình giá tăng từ 2 – 2,5 lần vào thế kỷ XVI, Tây Ban Nha tăng từ 4 – 5 lần. Đặc biệt, hàng xa xỉ tăng cao: len tăng 38% (1500 – 1586). Nó là điều kiện cho thương nhân và các nhà sản xuất hàng hóa. Kích thích tích lũy ngoại tệ và thúc đẩy sản xuất.

Kể từ cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI, cùng với những thành quả lớn lao của các cuộc phát kiến địa lý đem lại, đã mở ra một thời kỳ mới cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu cũng như trên bình diện thế giới. Cũng kể từ đây, các quốc gia đi tiên phong như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh… đã không ngừng tranh đua nhau để xác lập quyền lực trên biển và chú tâm vào các hoạt động mậu dịch hàng hải nhằm dẫn đầu dòng chảy của lịch sử và tiến mạnh về phía trước.

Những cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI đã mang lại kết quả vô cùng to lớn, giúp tìm ra lục địa mới, vùng biển mới và các con đường biển mới đi đến khắp các châu lục. Những thành quả này đến đúng vào lúc nền kinh tế hàng hóa ở Tây Âu bắt đầu phát triển mạnh mẽ, đặt ra sức ép ngày càng lớn về thị trường tiêu thụ, về nguồn cung ứng nguyên liệu, nhân công… Chính vì vậy, ngay sau khi tìm thấy những vùng đất mới, các cường quốc Tây Âu đã nhanh chóng tìm cách chiếm giữ và từng bước xác lập nên hệ thống thuộc địa của mình. Trong gần bốn thế kỷ, kể từ mốc khởi đầu của quá trình xâm chiếm thuộc địa (năm 1511) đến cuối thế kỷ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.

Sự phát hiện ra những Châu lục mới đã thúc đẩy nhanh quá trình xâm chiếm thuộc địa của các nước đế quốc. Từ thế kỉ XV-XVI, người Bồ Đào Nha bắt đầu lập các thương điếm của mình ven châu Phi đề trao đổi, buôn bán và bắt nô lệ để đem bán sang châu Mĩ. Sau khi tìm ra con đường đến Ấn Độ, người Bồ Đào Nha đẩy mạnh hơn nửa việc xâm chiếm ở châu Á: năm 1517, họ đến Trung Quốc và năm 1542, họ đến Nhật Bản. Ở Ấn Độ, Bồ Đào Nha chiếm lấy Goa (1510), chiếm Malacca, Java (1511).

Sau các cuộc phát kiến địa lý, các cuộc cách mạng công nghiệp, các cuộc cách mạng tư sản, một số nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan nổi lên như các đế quốc siêu cường, những kẻ chinh phục mạnh nhất và có ảnh hưởng lớn nhất. Trong một loạt các cuộc chiến diễn ra vào thế kỷ XVII và XVIII, Anh quốc nổi lên là siêu cường đầu tiên và mạnh nhất của thế giới. Nó là một đế quốc trải rộng khắp quả đất, có lúc đã kiểm soát gần một phần tư bề mặt lục địa thế giới, trên đó “mặt trời không bao giờ lặn”. Ngay sau khi xâm chiếm châu Mỹ, người châu Âu đã dùng phường thức truyền giáo, đồng thời sử dụng các tiến bộ kỹ thuật để chinh phục các dân tộc ở châu Á, châu Phi. Đầu thế kỷ XIX, người Anh chiếm quyền kiểm soát tiểu lục địa Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia, Australia, New Zealand và Nam Phi; người Pháp chiếm Đông Dương; người Hà Lan chiếm Đông Ấn.

Vào cuối thế kỷ XIX, những vùng cuối cùng ở châu Phi còn chưa bị xâm chiếm được các nước châu Âu đem ra chia chác với nhau. Sau khoảng một thế kỷ bị thôn tính, các nước thuộc địa tuy đã bị khai thác kiệt quệ về tài nguyên và nhân lực nhưng lịch sử ghi nhận rằng, hầu hết các nước này đã có sự thay đổi lớn về diện mạo kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cuộc tiếp xúc văn minh phương Tây thời kỳ cận đại đã làm thay đổi về chất nền văn hóa của nhiều nước. Lúc này, các nước thuộc địa bị cưỡng chế tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa với người phương Tây. Họ phải trực tiếp xử lý mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh với các yếu tố ngoại sinh, kết quả có thể diễn ra theo hai trạng thái: một là, yếu tố ngoại sinh lấn át triệt tiêu yếu tố nội sinh và hai là, yếu tố ngoại sinh.

Xem Thêm :   Tổng hợp tranh tô màu chủ đề nghề nghiệp đa dạng, nhiều chủ đề cho bé

Xem Thêm :  Cảm nghĩ của em về câu ca dao nói về tình cảm gia đình

Mạng lưới liên hệ xuyên đại dương của châu Âu đã dẫn đến Thời đại của chủ nghĩa đế quốc, khi mà các cường quốc thực dân châu Âu kiểm soát hầu hết địa cầu. Thương mại, hàng hóa, đế quốc và nô lệ ảnh hưởng lớn đến nhiều khu vực khác trên thế giới. Tây Ban Nha tiêu diệt các đế quốc bản địa ở châu Mỹ, bắt người dân cải đạo và xóa bỏ tín ngưỡng của họ khỏi lịch sử. Mô hình xâm lược kiểu này được áp dụng lại bởi các đế quốc châu Âu khác, nổi bật là Hà Lan, Nga, Pháp và Anh. Kitô giáo thay thế các tôn giáo “ngoại đạo” cũ, cũng như ngôn ngữ, văn hóa chính trị và văn hóa tình dục, và ở một số khu vực như Bắc Mỹ, Úc, New Zealand và Argentina, người dân bản địa đã bị lạm dụng và bị đánh đuổi khỏi các vùng đất tổ tiên của họ, trở thành những dân tộc thiểu số lẻ tẻ. Tương tự, ở vùng duyên hải châu Phi, các quốc gia bản địa cung cấp nô lệ cho châu Âu, thay đổi xã hội của các đát nước châu Phi ven biển và bản chất của chế độ nô lệ châu Phi, tác động đến xã hội và nền kinh tế sâu trong đất liền.

Sự hình thành thị trường trên quy mô thế giới đã tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia, trước hết là các nước hai bên bờ Đại Tây Dương, dẫn đến phong trào cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi đầu trong công cuộc phát kiến địa lý, đã có một thời thịnh vượng nhờ mối giao lưu thương mại với phương Đông, chiếm đất khai phá thuộc địa và buôn bán nô ệ ở Trung Nam Mỹ, Châu Mỹ và Châu Phi. Nhưng sau vài thế kỷ, cả hai nước đều dần lùi về sau sự phát triển nhanh chóng chỉa Hà Lan, Anh và nhiều nước Âu Mỹ khác.

Thương nhân Hà Lan với những mặt hàng cổ truyền là len dạ và các sản phâm chăn nuôi cùng đoàn thương thuyền hùng mạnh đã chiếm được ưu thế trên mặt biển. Nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại đã thúc đẩy tầng lớp thị dân tiến hành cuộc đấu tranh chống ách thống trị của nền quân chủ Tây Ban Nha. 

Việc di dân sang Bắc Mỹ cùng với cuộc chinh phục Ấn Độ và sự phát hiện ra Châu Úc đã mở ra cho nước Anh một địa bàn hoạt động rộng lớn, tạo nên một tiềm năng kinh tế mạnh mẽ, dần dần vượt qua các đối thủ cạnh tranh để vươn lên vị trí hàng đầu. Làn sóng nhập cư của người Anh và nhiều người Châu Âu khác vào Bắc Mỹ đã biến vùng lãnh thổ ven bờ Đại Tây Dương thành 13 xứ thuộc địa của nước Anh. Qúa trình khai khẩn vùng đất mới của 3 cộng đồng cư dân đến từ châu Âu, châu Phi và thổ dân (thường được gọi là người Indian) trong gần 2 tk XVII-XVIII đã dần tạo thành một dân tộc có lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh tế, văn hóa và tâm lý chung, muốn tách khỏi hệ thóng cai trị của chính phủ London. Cuộc đấu tranh giải phóng khỏi chế độ thực dân Anh giữa tk XVIII do Washington lãnh đạo đã đem lại thắng lợi cho nhân dân Bắc Mỹ.

3.4. Trao đổi và buôn bán nô lệ da đen

Công cuộc thám hiểm các vùng đất mới cũng làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo. Người Châu Phi trở thành món hàng bị đem bán ở Châu Mỹ và là nguồn sức lao động quan trọng trong các đồn điền, hầm mỏ tại Châu Mỹ. Nô lệ được mua bán trong lục địa này được coi là dấu hiệu của sự giàu có. Họ có thể là người hầu khế ước, nông nô, nhưng tuyệt đối không phải là hàng hóa. Còn đối với các thương gia châu Âu, nô lệ bị coi như những món hàng vô tri và được vận chuyển qua Địa Trung Hải và đến châu Mỹ.

Đại đa số những người bị bắt làm nô lệ và vận chuyển trong buôn bán nô lệ Đại Tây Dương là những người đến từ Trung Phi và Tây Phi, mà đã bị những người Tây Phi khác bán cho những người buôn bán nô lệ Tây Âu (với một số lượng nhỏ bị những người buôn bán nô lệ trực tiếp đột kích và bắt đi ở ven biển), và sau đó bị đưa đến châu Mỹ. Các nền kinh tế Nam Đại Tây Dương và ở quần đảo Caribbe đặc biệt phụ thuộc vào lao động để sản xuất mía và các mặt hàng khác. Việc này được các quốc gia Tây Âu coi là rất quan trọng, và vào cuối thế kỷ 17 và 18, các quốc gia này đã ganh đua với nhau để tạo ra các đế quốc ở nước ngoài. Các quốc gia buôn bán nô lệ lớn ở Đại Tây Dương, được sắp xếp theo khối lượng thương mại, là người Bồ Đào NhaAnhPhápTây Ban NhaĐế chế Hà Lan và Đan Mạch, cùng với Na Uy, tuy hiếm hơn. Một số quốc gia đã thiết lập các tiền đồn trên bờ biển châu Phi, tại đó họ mua nô lệ từ các nhà lãnh đạo châu Phi địa phương.

Các chủ tàu coi nô lệ là hàng hóa cần được vận chuyển đến châu Mỹ nhanh nhất và rẻ nhất có thể, và sau đó được bán để làm việc trên các đồn điền cà phê, thuốc lá, ca cao, đường và bông, mỏ vàng và bạc, ruộng lúa, công nghiệp xây dựng, khai thác gỗ đóng tàu, tham gia trong lĩnh vực lao động lành nghề, và làm người giúp việc trong nhà. Trong khi những người châu Phi đầu tiên bị bắt cóc đến các thuộc địa của Anh được phân loại là những người hầu trả nợ, với một vị thế pháp lý tương tự như những người lao động dựa trên hợp đồng đến từ Anh và Ireland, vào giữa thế kỷ 17, chế độ nô lệ đã cố định lại như một đẳng cấp chủng tộc, với nô lệ châu Phi và con cái tương lai của họ là tài sản hợp pháp của chủ sở hữu của họ, vì những đứa trẻ sinh ra từ những người mẹ nô lệ sẽ cũng là nô lệ (partus sequitur ventrem). Là tài sản, nô lệ được coi là hàng hóa hoặc đơn vị lao động, và được bán tại các chợ cùng với các hàng hóa và dịch vụ khác.

Khi người châu Âu đến châu Phi, họ đã tấn công những người dân vô tội để bắt họ trở thành nô lệ. Ngoài ra, người da trắng đã mua lại nô lệ từ các thương nhân châu Phi ở Vương quốc Congo. Kể từ đó, các thương nhân ở lục địa đen đã bắt đầu tấn công các khu vực lân cận để có thêm nhiều nô lệ rồi bán cho người châu Âu. Các nô lệ từ khắp châu Phi được tập hợp lại tại thành phố cảng để vận chuyển qua Đại Tây Dương. Sau khi bị cạo trọc và đóng dấu, các nô lệ sẽ bị xích lại với nhau. Dây xích trên cơ thể nô lệ ăn sâu vào da thịt họ gây ra các vết lở loét, nhiễm trùng. Cuối cùng, tất cả nô lệ bị rao bán như những món hàng. Họ sẽ trở thành lao động chính trên các đồn điền Nam Mỹ hoặc bị vắt kiệt ở vùng biển Caribbean. Trong giai đoạn từ năm 1500 đến năm 1875, khoảng 4.8 triệu nô lệ châu Phi được mang sang Caribbean, so với khoảng 389,000 người được bán sang Hoa Kỳ. Có lẽ một triệu người khác đã chết trong các chuyến hải trình.

Người Bồ Đào Nha sang châu Phi lùng bắt người da đen mang đến châu Mỹ bán như một món hàng và lịch sử gọi là buôn bán nô lệ da đen. Chuyến hàng đầu tiên cập bến Haiti, châu Mỹ vào năm 1502. Tại đây, những người da đen bị ném vào các hầm mỏ, trang trại làm việc không công và bị bọn chủ đánh đập dã man nếu phản kháng. Nhận thấy, việc buôn bán nô lệ kiếm lời nhanh chóng nên thực dân châu Âu đã tổ chức các đội quân sang châu Phi săn lùng người da đen bán sang châu Mỹ làm nô lệ. Theo đánh giá của các nhà sử học, trong vòng 300 năm, từ thế kỷ thứ XVI-XIX, thực dân châu Âu đã bắt hơn 15 triệu người châu Phi mang sang châu Mỹ bán làm nô lệ. Bình quân cứ 5 nô lệ da đen được chở đến châu Mỹ thì có 4 người khác phải bỏ mạng vì bị săn đuổi, bắn giết và bị đánh đập đến chết trên đường đi. Nếu tính cả số lượng nô lệ da đen bị mang đến châu Âu, châu Úc và các hòn đảo ở Thái Bình Dương thì châu Phi tổn thất hơn 100 triệu người. Việc bắt và buôn bán nô lệ đã mang đến sự giàu có kinh khủng cho thực dân châu Âu nhưng lại khiến nhân dân châu Phi gặp tai họa khủng khiếp và kéo dài hàng trăm năm: “Di dân cưỡng bức diễn tra trong nhiều thế kỷ, những con tàu chở nô lệ từ châu Phi sang Caribbean, nơi họ bị ép buộc phải lao động trong các đồn điền cà phê và mía. Lao động của họ đã biến đổi hệ sinh thái các hòn đảo cũng như nền kinh tế thế giới, tạo ra khối tài sản khổng lồ cho các chủ đồn điền châu Âu.”

Ngay từ đầu, chế độ nô lệ là cơ sở của Đế quốc Anh tại Tây Ấn. Cho đến khi bãi bỏ việc buôn bán nô lệ vào năm 1807, nước Anh chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển 3,5 triệu nô lệ người châu Phi đến châu Mỹ, chiếm 1/3 toàn bộ nô lệ vận chuyển qua Đại Tây Dương. Để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch này, nhiều pháo đài đã được thiết lập trên bờ biển Tây Phi, chẳng hạn như đảo JamesAccra và đảo Bunce. Tại Caribe thuộc Anh, tỷ lệ của dân số gốc Phi tăng từ 25% năm 1650 lên khoảng 80% vào năm 1780 và tại 13 thuộc địa là từ 10% đến 40% trong cùng kỳ (phần lớn tại các thuộc địa miền Nam). Đối với các thương nhân nô lệ, giao dịch này cực kỳ sinh lợi và trở thành một trụ cột kinh tế chính cho các thành phố phía tây Anh như Bristol và Liverpool, hình thành góc thứ ba của cái gọi là mậu dịch tam giác với châu Phi và châu Mỹ. Các điều kiện khắc nghiệt và mất vệ sinh trên tàu chở nô lệ và chế độ ăn uống nghèo nàn dẫn đến tỷ lệ tử vong trong vận chuyển Phi-Mỹ trung bình là một phần bảy.

KẾT LUẬN

Những phát kiến địa lý diễn ra cuối thế kỷ XV-XVI đã tìm ra một lục địa mới là Châu Mỹ, một đại dương mà người Châu Âu chưa biết, được đặt là Thái Bình Dương, mở ra những con đường biển đến các châu lục, thúc đẩy công cuộc thám hiểm và tìm kiếm những vùng đất mới. Nó đem lại những khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới. Đó là thành tựu của ý chí con người và những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Nhìn chung, các nhà thám hiểm đường biển thế kỷ XV-XVI đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền văn minh nhân loại, mở rộng sự giao lưu kinh tế văn hóa trên phạm vi thế giới, tạo tiền đề cho những biến đổi sâu sắc trong nền  kinh tế và xã hội, đẩy mạnh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, sự tiếp xúc giữa những nền văn minh của loài người, là những thành tựu vĩ đại của trí sáng tạo và tinh thần quả cảm; nhưng cũng thấm đầy máu và nước mắt. Nó thúc đẩy lịch sử có những bước tiến dài, trước đó không tưởng tượng được; song cũng để lại không ít hậu quả đau khổ cho một phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau vẫn không ngừng khắc phục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Buôn bán nô lệ Đại Tây Dương, https://vi.wikipedia.org/wiki/Bu%C3%B4n_b%C3%A1n_n%C3%B4_l%E1%BB%87_%C4%90%E1%BA%A1i_T%C3%A2y_D%C6%B0%C6%A1ng

  2. Các cuộc phát kiến địa lý và sự ra đời chủ nghĩa thực dân, http://hocluatviet.blogspot.com/2011/12/cac-cuoc-phat-kien-ia-li-va-su-ra-oi.html

  3. Đế quốc Anh, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_Anh

  4. European History, https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/38/European_History.pdf

  5. Lê Tùng Lâm (2012), “Phát kiến địa lý và sự tiếp xúc văn minh cận đại”, https://lamtungle.blogspot.com/2012/05/su-tiep-xuc-van-minh-thoi-can-ai.html

  6. Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (2010), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giaó dục

  7. Phong (2016), “Buôn bán nô lệ”, Báo Bình Phước, https://baobinhphuoc.com.vn/Content/buon-ban-no-le-69723

  8. Portuguese Empire, https://en.wikipedia.org/wiki/Portuguese_Empire

  9. Spanish Empire, https://en.wikipedia.org/wiki/Spanish_Empire

  10. Thời đại khám phá, https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di_%C4%91%E1%BA%A1i_Kh%C3%A1m_ph%C3%A1

  11. Cao Hồng Chiến (2020), “Bí ẩn đời sống nô lệ Châu Phi ở Châu Mỹ”, Tia sáng, https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Bi-an-doi-song-cua-no-le-chau-Phi-o-chau-My-22922

Chia sẻ:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button