Giáo Dục

✓ tài nguyên biển là gì? vai trò, đặc điểm, thực trạng tài nguyên biển

Vùng biển là gì? Các vùng biển quốc gia và quy chế pháp lý với từng vùng biển? Các vùng biển của quốc gia theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Chế độ pháp lý của các vùng biển tiếp giáp lãnh thổ quốc gia ven biển.

Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng, xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Vậy vùng biển là gì?

1. Vùng biển là gì?

Vùng biển là một phạm vi không gian trên biển, có ranh giới và chế độ pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca vào ngày 10-12-1982. Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Sing-ga-po và Bru-nây. Công ước quy định các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển. UNCLOS 1982 quy định rất rõ quy chế pháp lý của từng vùng biển.

2. Vùng biển tiếng Anh là gì?

Vùng biển trong tiếng Anh được hiểu là Waters.

Trong thời gian gần đây có rất nhiều sự thay đổi về chất đối với phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc một nước ven biển cũng như vùng biển thuộc về đại dương cũng như phần đáy và lòng đất dưới đáy đại dương không thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên, biển vẫn còn tồn tại một nguyên tắc cơ bản của Luật biển là có đất (bờ biển) mới có biển. Có thể thấy các thay đổi và phát triển của Luật biển diễn ra theo một tiến trình ba bước cơ bản sau:

– Từ xa xưa cho đến tận giữa thế kỷ XX, các nước ven biển chỉ có vùng biển hẹp (lãnh hải) thuộc chủ quyền rộng 3 hải lý (mỗi hải lý bằng l.852 m). Phía ngoài ranh giới lãnh hải 3 hải lý đều là biển công, ở đó mọi cá nhân, tổ chức, tàu thuyền của mỗi nước được hưởng quyền tự do biển cả. Hầu như không ai chia biển với ai cả, đường biên giới biển trong lãnh hải giữa các nước thường được hình thành và tôn trọng theo tập quán.

– Từ năm 1958 đến năm 1994, các nước ven biển có lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải rộng không quá 12 hải lý, có vùng thềm lục địa trải dài dưới biển ra không quá độ sâu 200 m nước (theo các công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1958). Các nước láng giềng, kế cận hay đối diện nhau, căn cứ vào luật, tự mình quy định phạm vi hoặc ranh giới vùng biển quốc gia, dẫn đến hậu quả có sự chồng lấn và tranh chấp về biển. Luật biển quốc tế lúc đó quy định các nước có vùng chồng lấn phải cùng nhau giải quyết vạch đường biên giới biển (bao gồm biên giới biển trong lãnh hải, ranh giới biển trong vùng tiếp giáp và thềm lục địa) trong vùng chồng lấn. Nguyên tắc hoạch định biên giới biển lúc đó là qua thương lượng trên cơ sở pháp luật quốc tế và thường áp dụng nguyên tắc đường trung tuyến.

– Từ năm 1994 đến nay, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển mới được các nước ký kết vào năm 1982 (Công ước 1982), phê chuẩn ngày 16/11/1994 và bắt đầu có hiệu lực pháp luật quốc tế. Nước ta phê chuẩn Công ước 1982 vào năm 1994. Theo Công ước này, một nước ven biển có năm vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Với sự ra đời của Công ước 1982, trên thế giới các nước sẽ phải cùng nhau vạch khoảng 412 đường ranh giới mới trên biển.

Xem Thêm :  5 bài mẫu viết thư cho bạn bằng tiếng anh dễ hiểu

Như vậy, theo Công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể, từ vài chục nghìn km2 lên đến gần một triệu km2 với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam không còn thuần tuý có hình dạng hình chữ ”S” nữa mà mở rộng ra hướng biển, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà cả với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan.

3. Các vùng biển của quốc gia theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982

Dựa vào các quy định của công ước, quốc gia ven biển xác định ra đường cơ sở để từ đó làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

*) Nội thủy

Điều 8 của công ước Luật biển năm 1982 quy định nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.

*) Lãnh hải

Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài đường cơ sở. Chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý (điều 3 công ước). Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền ở đây không được tuyệt đối như trong nội thủy vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại.

*) Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa các vi phạm đối với các luật và quy định về hải quân, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; và trừng trị những vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình (điều 33 công ước).

*) Vùng đặc quyền kinh tế

Đó là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý). Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật (điều 62), tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió…

Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.

Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường.

*) Thềm lục địa

Thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Cần lưu ý quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.

Ngoài ra, còn có vùng biển quốc tế (là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển). Ở vùng biển quốc tế, các quốc gia đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, đặt dây cáp và ống ngầm, đánh bắt cá, nghiên cứu khoa học… nhưng phải tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác cũng như phải tuân thủ các quy định có liên quan của công ước Luật biển năm 1982; và đáy biển quốc tế (hay còn gọi là đáy đại dương) là di sản chung của nhân loại và không quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở đó.

Xem Thêm :  Chúc người yêu ngủ ngon hay nhất ❤️ chúc ny hài hước

4. Chế độ pháp lý của các vùng biển tiếp giáp lãnh thổ quốc gia ven biển

*) Vùng nước nội thủy:

Vùng nước nội thủy bao gồm: các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Các vấn đề cần chú ý trong vùng nước nội thủy:

– Quyền được tự do thông thương của tàu thuyền thương mại vào các cảng biển quốc tế và các quy định đối với tàu thuyền nước ngoài;

– Thẩm quyền tài phán dân sự;

– Thẩm quyền tài phán hình sự.

*) Lãnh hải:

Lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải của nước ven biển.

Trong lãnh hải có năm nội dung cần chú ý:

– Bản chất pháp lý của lãnh hải;

– Chiều rộng lãnh hải;

– Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải;

– Quyền đi qua không gây hại;

– Vấn đề phân định lãnh hải.

*) Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở.

Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958, Điều 24 quy định quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng tiếp giáp, nhằm:

– Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế khoán, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;

– Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.

Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, Điều 33 nhắc lại nội dung trên nhưng cần lưu ý, về bản chất pháp lý, vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định bởi Công ước năm 1958 là một phần của biển cả. Còn vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định bởi Công ước năm 1982 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (sẽ xem xét sau), có quy chế của một vùng sui generic (đặc biệt), không phải là một vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và cũng không phải là vùng biển có quy chế tự do biển cả.

Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, Điều 303, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, đã mở rộng quyền của quốc gia ven biển đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ. Mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải mà không được phép của quốc gia ven biển, đều được coi là vi phạm xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó.

*) Các Vịnh:

– Vịnh do bờ biển của một quốc gia bao bọc. Điều 7 của Công ước năm 1958 và Điều 10 của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 định nghĩa vịnh là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển.

– Vịnh do bờ biển của nhiều quốc gia bao bọc: mỗi quốc gia quy định lãnh hải của mình trong vịnh. Các quốc gia có thể, bằng con đường thoả thuận hoặc do toà án, công nhận chế độ đồng sở hữu vịnh.

– Vịnh lịch sử: một vịnh được coi là lịch sử, căn cứ vào tập quán và các phán quyết của toà án và trọng tài quốc tế.

*) Vùng đặc quyền kinh tế.

– Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

Xem Thêm :  Khu du lịch tiếng anh là gì, từ vựng tiếng anh về du lịch 1

– Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:

+ Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;

+ Nghiên cứu khoa học về biển;

+ Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

– Các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

*) Thềm lục địa.

– Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình;

– Những quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa của mình là những đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển này không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa (bao gồm các tài nguyên không sinh vật và các tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư), thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của các quốc gia đó;

– Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào. Các quyền này tồn tại một cách ipso facto and ab initio.

– Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thoả thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc cáp;

– Khi quốc gia ven biển tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải thì phải có một khoản đóng góp theo quy định của Công ước;

– Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước này;

– Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được;

– Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì.

Kết luận: Vùng biển quốc gia tiếp giáp với lãnh thổ của các quốc gia ven biển, liên quan đến khả năng sinh lợi và mục tiêu kinh tế của mỗi quốc gia. Việc phân định và hiểu rõ quy chế pháp lý của vùng biển khiến cho các chủ thể và các quốc gia nắm rõ quyền lợi của mình để có chiến lược khai thác và tận dụng cho phù hợp.


3D Hành Trình Xuống Dưới Sâu Đại Dương Huyền Bí


Bạn đã bao giờ muốn lặn xuống những nơi sâu nhất của đại dương? Chà, hôm nay bạn sẽ có cơ hội đó! Giờ bạn nín thở giỏi đến mức nào? Không tốt lắm sao? Cũng không cần lo lắng. Lên tàu lặn cùng tôi và tham gia vào hành trình xuống đáy sâu nào! Sẵn sàng? Hãy lặn thôi! Chúng ta sẽ thấy nhiều điều thú vị.
Ví dụ như, ở độ sâu 830 m, nếu ta đặt tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa thì từ trên mặt nước, ta sẽ không thấy đỉnh của nó nữa. Ở độ sâu 1.100 m, ta có West Mata một trong những núi lửa đại dương sâu nhất thế giới. Ở độ sâu 2.250 m, ta sẽ nói lời tạm biệt với cá nhà táng đây là điểm sâu nhất mà chúng có thể lặn. Ở độ sâu 4.500 m, những con quái vật trong cơn ác mộng của bạn xuất hiện…
soisáng
Điều thú vị về cá voi sát thủ 0:57
Bệnh giảm áp là gì 1:31
Phần tối của đại dương 1:56
Tại sao cá voi xanh lại tuyệt vời như vậy 2:58 ?
Sinh vật có đôi mắt to bằng đĩa ăn cơm 4:13
Vùng nửa đêm 4:32
\

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button