Kiến Thức Chung

Bệnh hắc lào là gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Hắc lào hay nấm da hắc lào là bệnh ngoài da khiến người bệnh phải đối mặt với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ khiến bệnh nhân tự ti trong giao tiếp. Để chấm dứt những phiền toái do hắc lào mang lại, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau với giải pháp từ dược liệu thiên nhiên.

bệnh hắc lào là gì? 

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da liễu do vi nấm gây nên, phổ biến nhất là nấm microsporum, trychophyton và epidermophyton. Trong dân gian, hắc lào còn được biết đến với tên gọi là bệnh lác đồng tiền. Bệnh có thể bùng phát ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, trong đó phổ biến là hắc lào ở tay, hắc lào ở cổ, hắc lào ở háng… – Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Da Liễu Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết.

Bác sĩ nhận định về bệnh hắc làoBác sĩ nhận định về bệnh hắc lào

Hắc lào có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sớm dễ tiến triển thành hắc lào nặng, tự lây lan ra các vùng da khác trên cơ thể và lây sang người khác. Hắc lào toàn thân và nặng sẽ rất khó điều trị. Ngoài ra, hắc lào gây ra vết thương hở nên dễ bị nhiễm trùng, chàm hóa, trở thành mãn tính tái phát liên tục.

Triệu chứng bệnh hắc làoTriệu chứng bệnh hắc lào

Bên cạnh đó, nguy cơ bội nhiễm tại vùng da tổn thương do hắc lào gây mưng mủ, sưng đau, lâu lành và để lại sẹo xấu. Nhất là các trường hợp bị hắc lào ở mặt, ở cổ có biểu hiện nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Hắc lào gây ám ảnh cho người bệnh, tâm lý căng thẳng, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.

Nhiều trường hợp hắc lào ăn vào máu tức là mầm bệnh hắc lào ẩn dưới da và lây lan vào máu khiến hắc lào tái phát liên tục. Mầm bệnh đi theo máu và gây bệnh hắc lào ngoài da bất cứ vị trí nào có tác nhân là vi nấm xuất hiện. Tình trạng hắc lào nhiễm vào máu thường trở thành bệnh ngoài da mãn tính.

Vì thế, tốt nhất ngay khi có những dấu hiệu hắc lào, người bệnh nên đi thăm khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để tìm cách điều trị dứt điểm.

Bệnh hắc lào có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh hắc lào có khả năng lây lan rất nhanh từ người bệnh sang người thường. Rất nhiều trường hợp nhiều thành viên trong gia đình hoặc tập thể cùng bị hắc lào. Điều này có liên quan đến các tác nhân gây nấm hắc lào là từ vi nấm ký sinh trên da. Vi nấm hắc lào có thể lây lan từ người này sang người khác. Những con đường chủ yếu lây lan bệnh hắc lào như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
  • Dùng chung vật dụng với người bị bệnh
  • Quan hệ tình dục với người bệnh
  • Tiếp xúc với thú cưng, vật nuôi bị bệnh.

Do đó, người bệnh hắc lào nên tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc dùng chung quần áo, đồ dùng với người khác để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần quan tâm tìm hiểu thêm những kiến thức cần thiết để phòng tránh và điều trị bệnh, tránh để lâu dài dễ chuyển biến thành mãn tính sẽ rất dai dẳng.

Để phòng tránh lây nhiễm căn bệnh hắc lào, cần chú ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng chung quần áo với người bệnh hắc lào.

  • Không dùng chung khăn tắm hoặc các đồ dùng cá nhân.

  • Không nên quan hệ tình dục với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm gội, rửa tay bằng xà phòng.

  • Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, giữ không gian nhà thoáng mát, sạch sẽ để hạn chế sự lây lan của các vi khuẩn nấm và kí sinh trùng trên da.

Triệu chứng nấm hắc lào

Triệu chứng của bệnh hắc lào thường giống với các bệnh ngoài da khác nên rất dễ gây nhầm lẫn. Người bệnh cần nắm kỹ các triệu chứng để có thể phân biệt bệnh hắc lào và có phương pháp điều trị kịp thời.

Ngoài các triệu chứng chung như da bong vảy, có đường viền tổn thương rõ ràng, ngứa, khó chịu, nổi mụn nước và nốt đỏ rải rác… Biểu hiện hắc lào còn phân biệt ở các vị trí khác nhau. Cụ thể:

Hắc lào ở mông

Ngứa ngày vùng mông, 1 vài đám da mông có màu hơi đỏ, có mụn nước li ti và viền vòng cung rõ ràng. Tình trạng ngứa ngáy, đau rát tăng lên khi đổ nhiều mồ hôi hoặc va chạm với quần áo. Hắc lào mông dễ lây lan sang vùng da lân cận, dễ biến chứng bội nhiễm, gây tổn thương, mưng mủ.

Hắc lào ở môngHắc lào ở mông

Hắc lào ở tay, chân

Da tay, chân xuất hiện những đám nổi mẩn đỏ có viền bờ mụn nước rõ ràng. Vùng da hắc lào ban đầu có hình đồng xu tròn và sau đó lan rộng hình vòng cung. Sau đó, vùng da bị bệnh bong tróc, phòng da, cảm giác ngứa, nóng rát vô cùng khó chịu.

Xem Thêm :  Tìm kiếm link Fshare nhanh chóng, chính xác

Hắc lào ở tayHắc lào ở tay

Hắc lào vùng kín

Vùng kín rất nhạy cảm, triệu chứng hắc lào ở vùng kín thường gặp nhất là ngứa, nóng rát. Vùng da bị bệnh có màu hơi đỏ, viền lấm tấm mụn nước và có hình vòng cung. Hắc lào háng là dễ gặp nhất khiến vùng da háng bị đỏ rát, tróc da, sần sùi, thâm đen. Cảm giác ngứa rát cả ngày lẫn đêm.

Hắc lào vùng kínHắc lào vùng kín

Hắc lào ở mặt

Da mặt xuất hiện các đốm da hình tròn khác màu so với vùng da còn lại. Người bệnh thường có cảm giác ngứa, gãi nên dễ tổn thương. Sau đó, da bong tróc, sậm màu gây mất thẩm mỹ. Hắc lào ở mặt khiến người bệnh mất tự tin và dễ để lại sẹo xấu.

Hắc lào ở mặt và cổHắc lào ở mặt và cổ

Hắc lào ở cổ

Vùng cổ ngứa rát trong vài ngày. Sau đó, vùng da có biểu hiện phát ban, đỏ, sưng tấy. phồng rộp có nước bên trong. Vùng da hắc lào dễ lây lan ra khắp cổ gây ngứa, khó chịu, đau rát, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt.

Hắc lào ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, da còn non nớt và nhạy cảm. Biểu hiện hắc lào là da xuất hiện các vùng ban đỏ. Xung quanh ban đỏ có viền ranh giới rõ ràng và nổi mụn nước nhỏ liti. Hắc lào ở trẻ gây ngứa khiến bé có xu hướng gãi nhiều và quấy khóc khi khó chịu.

Hắc lào ở trẻ sơ sinhHắc lào ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng hắc lào kéo dài dai dẳng, gia tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được chữa trị đúng cách vùng tổn thương hắc lào có thể dẫn đến nhiễm trùng, sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào phổ biến nhất

Nguyên nhân gây  hắc lào chủ yếu là do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes. Có 3 loại vi nấm thường gặp nhất trong nhóm này là microsporum, trychophyton và epidermophyton. Những thói quen sinh hoạt không tốt hàng ngày khiến các loại vi nấm này có cơ hội xâm nhập, tấn công da người bệnh. Có thể kể đến 1 số nguyên nhân khiến vi nấm gây hắc lào xâm nhập cơ thể gồm:

  • Hệ thống miễn dịch kém: Khi cơ thể bị suy yếu hệ miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển và hình thành bệnh hắc lào.
  • Vệ sinh thân thể không sạch sẽ: Thói quen mặc quần áo ẩm ướt, lười tắm gội… là hành động tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thành bệnh hắc lào.
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Tại các khu vực hồ nước, bể bơi có nhiều người sử dụng được cho là môi trường dễ dàng lây lan bệnh hắc lào.
  • Dùng chung đồ với người bệnh: Mặc chung quần áo, dùng chung khăn rửa mặt… góp phần tạo điều kiện cho vi nấm được lây lan sang người khoẻ mạnh.
  • Tiếp xúc vật nuôi nhiễm bệnh: Vi nấm gây bệnh hắc lào cũng tồn tại ở cơ thể, lông của vật nuôi. Nên khi ta tiếp xúc, cưng nựng với chúng hoàn toàn có thể bị lây bệnh hắc lào.

Nguyên nhân gây bệnh hắc làoNguyên nhân gây bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào có tự khỏi được không? Chữa mất bao lâu?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, hắc lào là căn bệnh ngoài da do vi nấm gây nên. Vì thế căn bệnh này chỉ thực sự hết khi các vi nấm bị tiêu diệt hoàn toàn. Do đó, bệnh hắc lào không thể tự khỏi được mà cần phải điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Hắc lào hiện là một trong những bệnh da liễu có nhiều tác động tiêu cực tới đời sống sinh hoạt. Do vậy, mong muốn tìm ra cách chữa hắc lào nhanh, hiệu quả, tận gốc là mong muốn chung của đa số người bệnh. Bệnh hắc lào lao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ, phạm vi vùng da bị ảnh hưởng. Đồng thời, thời gian khỏi bệnh phụ thuộc lớn vào phương pháp điều trị.

Thông thường người bệnh cần ít nhất 1-2 tháng để loại bỏ hoàn toàn gốc hắc lào ra khỏi cơ thể nếu như có phương pháp hiệu quả. 

Với các căn bệnh viêm nhiễm ngoài da, bệnh nhân không thể nôn nóng khỏi bệnh ngay sau một sớm một chiều. Bởi ngoài việc loại bỏ các yếu tố gây bệnh, chấm dứt triệu chứng, còn cần thời gian để da được bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp tái tạo và phục hồi. Chỉ như vậy mới mang lại hiệu quả điều trị bền lâu.

Do đó bệnh nhân cần kiên trì điều trị theo đúng phác đồ và chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc được quảng cáo mang lại công hiệu tức thì, bởi chúng thường chứa các chất chống viêm rất mạnh, có thể gây bào mòn da và để lại các tác dụng phụ nguy hiểm.

Cách điều trị bệnh hắc lào

Mặc dù không nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng bệnh hắc lào gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Thêm vào đó, bệnh còn có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác. Do đó để phòng tránh lây nhiễm bệnh hắc lào cho người thân và chấm dứt các triệu chứng bệnh, tránh biến chứng, người bệnh nên tiến hành điều trị sớm và kịp thời. Theo thông tin từ bác sĩ Tuyết Lan, hiện nay có 3 cách chữa hắc lào phổ biến nhất gồm:

1. Sử dụng thuốc bôi trị hắc lào

Đối với các bệnh nhân hắc lào ở tình trạng nhẹ có thể được chỉ định sử dụng thuốc bôi kháng nấm như: Terbinafine, Clotrimazole,… Còn đối với bệnh nhân đã ở tình trạng bệnh nặng hơn, có thể được chỉ định dùng thuốc kháng nấm dạng uống như: Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine, Griseofulvin…

Ngoài ra, bệnh nhân bị hắc lào ở đầu còn có thể sử dụng dầu gội kháng nấm để làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Khi sử dụng các loại thuốc này đều có thể gặp một số tác dụng phụ là: đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy…

Ưu điểm của Tây y là sử dụng tiện lợi, đem lại kết quả nhanh chóng sau 1 – 2 tuần. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhược điểm là có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ kể trên. Lời khuyên đối với bệnh nhân hắc lào là không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc Tây để tự ý chữa hắc lào tại nhà, mọi đơn thuốc đều cần có sự tư vấn và chỉ định điều trị của bác sĩ.

Xem Thêm :  Ra dịch nhầy màu nâu đen giữa trước & sau kỳ kinh khác nhau ra sao

Thuốc bôi chữa hắc làoThuốc bôi chữa hắc lào

2. Chữa hắc lào bằng mẹo dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y trong điều trị hắc lào, nhiều bệnh nhân thường có xu hướng tin dùng các bài chữa mẹo đến từ dân gian. Một số bài mẹo chữa hắc lào được lan truyền rộng rãi và cũng được ứng dụng phổ biến hiện nay không thể không kể đến như:

  • Chữa hắc lào bằng kem đánh răng: Lấy 1 lượng kem đánh răng trộn đều với 2-3 muỗng giấm trắng hoặc giấm táo. Vệ sinh vùng da bị hắc lào thật sạch, dùng bông tăm bôi hỗn hợp kem đánh răng và giấm lên da. Để hỗn hợp trên da khoảng 20-30 thì rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ giúp giảm ngứa, hạ nhiệt, hút ẩm và loại bỏ vi khuẩn, vi nấm.
  • Chữa hắc lào bằng muối: Pha 1 muỗng cà phê muối sạch với 100ml nước. Dùng bông y tế nhúng vào nước muối và đắp lên vùng da bị hắc lào trong 15 phút. Sau đó bạn nhẹ nhàng rửa lại vùng da đó. Thực hiện 3-4 lần mỗi ngày để giảm ngứa.
  • Cách chữa hắc lào bằng chuối xanh: Cắt chuối xanh thành lát mỏng rồi chà xát nhẹ nhàng vào vùng da bị hắc lào. Giữ miếng chuối xanh một lúc cho nhựa chuối thấm vào da rồi để khô tự nhiên.
  • Chữa hắc lào bằng tỏi: Dùng 2 – 3 nhánh tỏi đem giã nát rồi đắp lên vùng da bị hắc lào. Lấy băng gạc quấn cố định tỏi lại rồi giữ trong khoảng vài tiếng thì rửa lại với nước sạch.
  • Trị hắc lào bằng cồn iot: Sử dụng loại cồn có nồng độ iot dưới 5%. Rửa sạch vùng da bị hắc lào rồi dùng tăm bông thấm cồn iot bôi lên và để khô tự nhiên. Áp dụng ngày 3 lần trong 2 đến 3 tuần hoặc liên tục trong 1 tháng.

Ưu điểm của phương pháp chữa mẹo từ dân gian là nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng còn tồn tại một hạn chế là chỉ loại bỏ được triệu chứng hắc lào trong một thời gian ngắn, chữa hắc lào từ ngọn mà bỏ quên phần gốc. Vì vậy, sau khi ngừng sử dụng, bệnh nhân hắc lào vẫn có khả năng bị tái phát và tiến triển nặng hơn.

Cũng cần lưu ý thêm rằng mỗi vùng da sẽ phù hợp với cách chữa trị khác nhau. Đối với hắc lào ở tay, chân, cổ… dễ điều trị hơn có thể sử dụng nhiều cách. Tuy nhiên cách chữa hắc lào ở háng, vùng kín, mông, bẹn, bìu, bộ phận sinh dục khó khăn hơn, bệnh dễ lây lan, tái phát nhiều lần.

Một số trường hợp do tùy tiện áp dụng mẹo chữa hắc lào sai cách, không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm. Do đó, người bệnh nên thận trọng khi điều trị tại nhà để tránh gây ra những tổn thương da nghiêm trọng.

Các phương pháp chữa trị hắc lào Các phương pháp chữa trị hắc lào

3. Điều trị hắc lào bằng thuốc Đông y

Khắc phục các nhược điểm của hai phương pháp kể trên, phương pháp đến từ Đông y hiện được cho là phương pháp an toàn và đem đến hiệu quả tối ưu nhất.

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, hắc lào xuất hiện là khi tình trạng cơ thể bị phong tà xâm kích, khí đới ứ trệ, khí huyết hư tổn và gan thận âm hư dẫn tới. Kết hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, tình trạng vệ sinh không sạch sẽ hoặc hệ miễn dịch suy yếu làm cho bệnh càng dễ phát sinh hơn.

Do đó, muốn loại bỏ bệnh hắc lào cần đi sâu vào căn nguyên của bệnh, loại bỏ các yếu tố từ bên trong cơ thể mới đem lại hiệu quả tối ưu và lâu dài. Đồng thời, việc sử dụng các thành phần nguyên liệu từ thiên nhiên cũng cho kết quả an toàn, lành tính, phù hợp với đa dạng đối tượng, thậm chí với cả các đối tượng nhạy cảm như trẻ em và phụ nữ cho con bú mà không gây tác dụng phụ.

Thảo mộc Đông y của Trung tâm Thuốc dân tộc – “khắc tinh” của bệnh hắc lào

Hiện nay, thảo mộc Đông y trị hắc lào của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đang là bài thuốc gây được tiếng vang lớn. Đồng thời, bài thuốc được đông đảo các chuyên gia Da liễu đánh giá cao.

trị hắc lào tại Thuốc dân tộctrị hắc lào tại Thuốc dân tộc

Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của 3 chế phẩm: thảo mộc bôi ngoài da (dạng nước), giải độc hoàn (dạng cao tinh chất uống liền), bình can hoàn (dạng cao tinh chất uống liền). Khi 3 chế phẩm này được sử dụng đồng thời sẽ tạo nên cơ chế “tác động kép”, giúp cơ thể được thải loại độc tố hoàn toàn từ bên trong, đồng thời những tổn thương ngoài da cũng nhanh chóng lành lại, làn da được tái tạo khoẻ mạnh và mịn màng.

Thảo mộc bôi ngoài da: Gồm đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh… Đem tới công dụng sát trùng, loại trừ các vi khuẩn, nấm, giúp tiêu viêm, giảm ngứa, chống nhiễm trùng. Ngăn ngừa vi khuẩn lây sang vùng da xung quanh, đồng thời tái tạo da và liền sẹo.

Giải độc hoàn: Có sự góp mặt của Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tang bạch bì… Có tác dụng như một kháng sinh đông y, giúp mát gan, giải độc, thanh nhiệt, điều hoà nội tiết ngăn ngừa bệnh.

Bình can hoàn: Gồm phòng phong, cúc tần, xuyên khung, diệp hạ châu, bách bộ, ngải cứu, hồng hoa, xích đồng… Tăng cường chức năng gan, thận giúp giảm rõ rệt các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do hắc lào gây ra.

Với công thức đặc biệt, thảo mộc Đông y đặc trị hắc lào của Trung tâm Thuốc dân tộc đem lại hiệu quả cao. Nguyên tắc và lộ trình khỏi bệnh sẽ diễn ra theo các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn thải độc (7-15 ngày): Bài thuốc đi sâu tăng cường chức năng gan, thận thải độc cơ thể qua da và đồng thời thải độc da. Tinh chất bôi ngoài giúp khoanh vùng tổn thương,  giảm các triệu chứng ngoài da, loại bỏ vi nấm.
  • Giai đoạn điều trị triệu chứng (15-30 ngày tiếp theo): Khi căn nguyên gây hắc lào được đẩy lùi, bài thuốc tập trung loại bỏ triệu chứng ngoài da như ngứa, bong tróc. Đồng thời, bài thuốc giúp liền da, loại bỏ sẹo do hắc lào, giúp da đều màu trở lại.
  • Giai đoạn điều trị tái phát (1-2 tháng): Khi các triệu chứng được kiểm soát, bài thuốc phát huy công dụng ngăn tái phát hắc lào, tăng cường bảo vệ da chống lại các tác nhân gây bệnh.
Xem Thêm :  Internship là gì? những điều cần lưu ý khi đi thực tập

Theo chia sẻ từ bác sĩ Tuyết Lan, kết quả của công trình nghiên cứu hiệu quả điều trị của bài thuốc Đông y trị bệnh hắc lào tại Trung tâm Thuốc dân tộc được ghi nhận như sau:

“Có 83,6% số bệnh nhân khỏi bệnh sau 2-4 tháng sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 11,6% số bệnh nhân khỏi các triệu chứng ngứa ngáy, rát sau 4 tháng điều trị. 8% số bệnh nhân chỉ giảm ngứa, rát và không lây lan sau 4 tháng điều trị do môi trường làm việc đặc biệt, ẩm thấp và không đảm bảo vệ sinh.”

Bên cạnh đó, bài thuốc được tin dùng vì bào chế bởi đơn vị uy tín hàng đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng Đông y. Đội ngũ y bác sĩ tham gia trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm là những bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực YHCT. Chẳng hạn như: Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CK II Lê Hữu Tuấn: Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện YHCT TW; Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: Nguyên Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT TW; Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh: Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT TW…

Với thành phần nguyên liệu từ 100% thảo dược sạch, có nguồn gốc từ các khu vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, thảo dược Đông y trị hắc lào đảm bảo cao về độ an toàn, lành tính, không tác dụng phụ với người bệnh. Bài thuốc có thể sử dụng với các đối tượng nhạy cảm như trẻ em và phụ nữ đang cho con bú.

Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã và đang là đơn vị chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng Đông y số 1 Việt Nam. Bên cạnh việc phát triển thành công thảo dược Đông y trị hắc lào, Trung tâm còn sưu hơn 100 bài thuốc bí phương cổ truyền và có nhiều đóng góp tích cực trong công tác gìn giữ và phát huy nền YHCT dân tộc.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Trung tâm Thuốc dân tộc đã vinh dự nhận về các giải thưởng danh giá như:

  • Top 20 Thương hiệu vàng Việt Nam 2019 (Xem tại đây)
  • Tham gia Sản phẩm của Y dược cổ truyền Toàn quốc Lần thứ I (Xem tại đây)
  • Chứng nhận Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Xem tại đây)

>> Gửi bạn đọc: Video tư vấn cách điều trị hắc lào hiệu quả

Hắc lào kiêng gì để phòng và cải thiện triệu chứng?

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phù hợp, bác sĩ Tuyết Lan đưa lời khuyên tới các bệnh nhân là cần áp dụng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát. Theo đó, bác sĩ Tuyết Lan cho biết người bệnh hắc lào nên giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có yếu tố gây bệnh và kiêng những thói quen trong sinh hoạt sau:

  • Kiêng mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm khi bị hắc lào để phòng tránh nguy cơ lây lan
  • Kiêng sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm gây kích ứng da
  • Không nên mặc quần áo bó sát, thay quần áo mới hoặc giặt tẩy quần áo để diệt vi nấm gây hắc lào bằng nước nóng hoặc thuốc tẩy chuyên biệt.
  • Không nên tắm tại các hồ bơi công cộng không tốt cho da và tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh.
  • Không nên quan hệ tình dục khi bị hắc lào ở vùng kín, nên kiêng cho đến khi điều trị hoàn toàn.

Bên cạnh chế độ sinh hoạt phù hợp, người bệnh cũng cần lưu ý tới những loại thực phẩm mà bệnh hắc lào nên kiêng. Đó là nhóm thực phẩm có tính kích ứng cao, dễ khiến tình trạng ngứa ngáy phát triển mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn như: hải sản, thịt gà, bia rượu, chất kích thích, trứng, sữa…

Ngoài ra, người bệnh nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm sau để giúp cơ thể ức chế vi khuẩn gây bệnh, giảm thiểu các tổn thương do hắc lào gây ra, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, dưa hấu, ớt chuông, rau bina…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, xoài, dứa…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: dầu oliu, cá hồi, bơ, các loại hạt…

người bị hắc lào nên ăn gì kiêng gìngười bị hắc lào nên ăn gì kiêng gì

Trong trường hợp cần tư vấn điều trị bệnh hắc lào, các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm Thuốc dân tộc để được giải đáp miễn phí.

Thông tin hữu ích cho bạn


Nguyên Nhân và Cách Chấm Dứt Vĩnh Viễn Hắc Lào Tại Nhà – Hắc Lào


Hắc lào, bệnh ngoài da theo cơ chế ngứa lan tái phát, gây cho người bị không it sự khó chịu vì cứ tái đi tái lại. Hôm nay trong video này xuan mai chia sẻ cho các bạn nguyên nhân và cách dứt điểm vĩnh viễn bệnh hắc lào tại nhà đơn giản và hiệu quả.https://youtu.be/K4n5HrQ23MM

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button