Kiến Thức Chung

Có tim thai sau khi chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai có vấn đề gì không?

Cập nhật vào 11/12

Một trong những dấu mốc quan trọng nhất của sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ là sự xuất hiện của tim thai. Vậy thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi thì có tim thai? Tim thai được nghe bằng cách nào?

Quá trình hình thành tim thai

Ở ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Khi thai kỳ bước sang tuần thứ 5, tức thai nhi được 3 tuần tuổi, phôi thai đã bắt đầu có hình hài và ống thần kinh đã hình thành, chạy dọc theo chiều dài của phôi. Đây chính là phần quan trọng sẽ hình thành nên cột sống và não của thai nhi trong giai đoạn kế tiếp. Cuối tuần thứ 5 cũng là lúc hạt nhỏ ở giữa phôi bắt đầu hình thành để làm tiền đề phát triển thành tim thai về sau.

Tuy nhiên, tim thai chỉ thực sự lớn dần khi thai nhi bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ. Vào đến thời điểm này, nó sẽ bắt đầu phân chia thành hai buồng trái -phải và bắt đầu đập nhẹ để hoàn thiện nhanh chóng khi bước sang tuần thứ 12.

Đến tuần thứ 7, tim thai lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải.

Tim thai bắt đầu đập nhẹ ở tuần thai thứ 11 và và đến khoảng tuần 12 thì gần như đã hoàn thiện.

Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Đến tuần thứ 16 đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.

Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần/phút.

Đọc thêm: Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Thai nhi bao nhiêu tuần thì có tim thai?

Sau khi gặp được tinh trùng, nàng trứng bắt đầu quá trình biến đổi của mình trong khoảng 13 ngày. Sau khi thụ tinh 16 ngày, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim. Mặc dù vẫn chưa thành hình rõ ràng, nhưng tim thai đã bắt đầu co bóp và đập những nhịp đầu tiên, làm đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

Sau khi gặp được tinh trùng, nàng trứng bắt đầu quá trình biến đổi của mình trong khoảng 13 ngày. Sau khi thụ tinh 16 ngày, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim.

Mặc dù vẫn chưa thành hình rõ ràng, nhưng tim thai đã bắt đầu co bóp và đập những nhịp đầu tiên, làm đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Trong giai đoạn phát triển sớm này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và phân chia.

Cuối cùng hình thành trái tim có bốn buồng và van tim (mở và đóng màu để giải phóng máu từ tim đến khắp cơ thể bé). Sau 2 tuần chậm kinh, bạn nên đi siêu âm để biết chắc mình có thai hay không, hoặc thai đã di chuyển về tử cung chưa. Nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định bạn siêu âm 1 lần nữa vào tuần thai thứ 6 để kiểm tra tim thai.

Tim thai cuối tuần thứ 5, đầu tuần thai thứ 6 thường chỉ có âm vang. Tới tuần thai 7-8 của thai kỳ, nhịp đập của thai nhi mới trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, phôi thai cũng đã rõ ràng hơn trong hình ảnh siêu âm. Nếu nghe nhịp đập của tim thai càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn.

Tới thời điểm tuần 5-6 thai kỳ mà không có tim thai, bạn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân không có tim thai để xác định sự sống của thai nhi.

Vào khoảng tuần thai 12, tuần kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng của mình. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày.

Cùng với sự gia tăng về kích thước và cân nặng của thai nhi, tim thai cũng tăng kích thước và khối lượng. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút, nhưng khi em bé trong bụng cựa quậy nhiều, nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút. Nhịp tim thai nhi tùy theo số tuần tuổi sẽ khác nhau.

Khi nào mẹ nghe được nhịp tim thai?

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

Theo kinh nghiệm của một số người, tim của bé gái luôn đập nhanh hơn bé trai. Nếu tim thai dưới 140 nhịp/ phút, bé có khả năng là con trai. Ngược lại, nhịp tim trên 140, khả năng bé là con gái sẽ cao hơn. Chính vì vậy, nhiều mẹ thường dựa vào nhịp tim thai để dự đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về điều này.

Đến thời điểm 24 tuần mang thai, âm thanh của tim thai thường phát ra ở khoảng giữa rốn với xương mu. Sau 24 tuần tim thai thay đổi theo vị trí của thai nhi, có thể ở phía trái bên dưới, hoặc phía phải bên dưới rốn của bà mẹ mang thai. Khi nghe tim thai, cần học cách phân biệt giữa âm thanh của tim thai và âm réo của ruột, âm thanh của động mạch chủ phần bụng của cơ thể mẹ và âm thanh tim đập của người mẹ. Âm thanh của tim thai có quy luật, âm ruột không có quy luật; tim thai đập nhanh còn nhịp tim của cơ thể mẹ đập chậm hơn.

Làm thế nào để nghe được tim thai?

Từ tuần 18-20 của thai kỳ mẹ có thể nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe tại nhà. Cách nghe tim thai như sau:

  • Đặt ống nghe lên bụng và lắng nghe nhịp tim của bé.
  • Vị í trí đặt ống nghe thường là phần bụng dưới. Nhưng vì thai nhi hay di chuyển và vị trí thai nhi ở mỗi bà bầu là khác nhau nên mẹ có thể di chuyển ống nghe xung quanh bụng để kiểm tra.

Hiện nay có rất nhiều cách để giúp các mẹ có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Một số dụng cụ được sử dụng:

  • Pinard Horn là một thiết bị nghe tim thai thủ công đã có từ rất lâu. Cấu tạo của Pinard Horn gồm một đầu phẳng được dùng để đặt vào tai của người nghe và đầu loa sẽ được đặt và di chuyển trên bụng của thai phụ. Dụng cụ này được sử dụng từ khoảng 18-20 tuần thai nhưng nó không được sử dụng nhiều trong các lần khám thai hiện nay.
  • Fetoscope là sự kết hợp hiện đại của cả hai dụng cụ ống nghe và Pinard Horn. Tuy nhiên, nó được làm bằng kim loại và nhựa thay vì bằng gỗ như dụng cụ truyền thống. Một số bác sĩ thích dùng dụng cụ này để biết mấy tuần có tim thai đối với từng trường hợp cụ thể. Thậm chí họ có dùng nó để nghe tim thai khi thai phụ bước sang tuần thứ 12.
  • Fetal Doppler sử dụng công nghệ siêu âm để đo nhịp tim thai. Với một số thiết bị chuyên dụng sử dụng công nghệ này, bạn có thể nghe tim thai ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ.Tuy nhiên ở tuần 12 tim thai rõ hơn nhiều. Âm thanh của nhịp tim thai được đo bằng máy này thường được khuếch đại lên rất nhiều. Fetal Monitor thường được sử dụng trong việc theo dõi tim thai nhi và phổ biến nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ. Ngoài ra, nó cũng có khả năng để theo dõi các cơn co thắt tử cung của người mẹ. Đây là thiết bị sử dụng công nghệ siêu âm và không đòi hỏi người trực máy khi nó đang hoạt động.

Thiết bị đo tim thai Doppler

Ngoài ra, các ông bố tương lai cần học cách nghe tim thai, cách đơn giản nhất là áp tai trực tiếp lên bụng của bà bầu đế nghe.

Các bố nên học cách nghe tim thai

Thời điểm đi siêu âm tim thai lần đầu

Sau khi thử thai dương tính, bác sĩ có thể khuyên bạn nên lên lịch siêu âm tim thai sớm vào khoảng 6 đến 8 tuần của thai kỳ.

Mẹ có thể đi siêu âm tim thai vào tuần thứ 6-8

Một số thực hành y tế không lên lịch siêu âm đầu tiên cho đến giữa 11 và 14 tuần.

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị quét này sớm nhất là 6 tuần nếu bạn:

  • Có một tình trạng y tế trước.
  • Đã bị sẩy thai.
  • Gặp khó khăn trong việc duy trì thai kỳ trong quá khứ.

Trong cuộc hẹn siêu âm đầu tiên của bạn, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên siêu âm sẽ kiểm tra như sau:

  • Xác nhận mang thai khả thi, và kiểm tra thai không có thai hoặc thai ngoài tử cung.
  • Xác nhận nhịp tim của em bé.
  • Đo chiều dài từ đầu đến chân của bé, có thể giúp xác định tuổi thai.
  • Đánh giá thai kỳ bất thường.

Tim thai yếu có nguy hiểm không?

So với tim thai đập nhanh, mẹ nên lưu ý những trường hợp tim thai yếu, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự phát triển của thai nhi. Nếu nhịp tim thai ở tuần 6-8 của thai kỳ dưới 70 nhịp/phút, bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, nguy cơ sảy thai còn 50%.

Những trường hợp nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, điển hình nhất là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu huyết áp thấp, bất thường nhau thai hoặc do dị tật thai nhi.

Tùy theo nguyên nhân cũng như tuổi thai, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm để kiểm tra tình trạng tim mạch của thai nhi. Những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.

Các mẹ nên quan tâm đến nhịp tim thai của thai nhi để nắm bắt sức khỏe của bé. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, cần gặp ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Có thể bạn quan tâm: Có thai bao lâu thì siêu âm được?

5/5 – (1 bình chọn)



Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem Thêm :  Mua Bán Thỏ Thịt Thỏ Giống, Giá Thịt Thỏ Bao Nhiêu Tiền 1Kg Hôm Nay 2021

Related Articles

Back to top button