Thủ Thuật

Bài 2: bảng chữ cái tiếng thái dịch sang tiếng việt, bảng chữ cái tiếng thái

Bạn đang xem: Bài 2: bảng chữ cái tiếng thái dịch sang tiếng việt, bảng chữ cái tiếng thái Tại Website saigonmetromall.com.vn

Văn tự Thái bắt nguồn từ hệ chủ Sanscrít (Ấn Độ). Chữ Thái cổ Việt Nam thống nhất cách cấu tạo và đọc, nhưng lại có tám loại ký tự khác nhau, đó là: chữ Thái Đen, chữ Thái Trắng Mường Lay, chữ Thái Trắng Phong Thổ, chữ Thái Trắng Phù Yên, chữ Thái Trắng Mộc Châu, Mai Châu, Đà Bắc, chữ Thái Đen (Tay Thanh), chữ Lai Pao (Tương Dương, Nghệ An), chữ Thái Quỳ Châu (Nghệ An).

Trong giai đoạn 1954 – 1969, chữ Thái khu tự trị Tây Bắc cũ đã được cải tiến, thống nhất và mang tên Chữ Thái Việt Nam thống nhất. Từ tháng 5/2008 chữ Thái cải tiến mới được chính thức được đưa vào sử dụng, được gọi là chữ Thái Việt Nam.
Bộ chữ Thái Việt Nam gồm : 24 cặp phụ âm ( 48 chữ ),19 nguyên âm, 2 dấu thanh ( mai xiêng nưng,mai xiêng xong ) và 5 ký tự đặc biệt.

1. PHỤ ÂM (TÔ)

STTPhụ âm tổ thấpCách đọcPhụ âm tổ caoCách đọcTương đương chữ việt

1ꪚboꪛbŏb

2ꪀcoꪁcŏc,k,q

3ꪊchoꪋchŏch

4ꪤdoꪥdŏd

5ꪒđoꪓđŏđ

6ꪬhoꪭhŏh

7ꪄkhoꪅkhŏkh

8ꪨloꪩlŏl

9ꪢmoꪣmŏm

10ꪘnoꪙnŏn

11ꪐnhoꪑnhŏnh

12ꪈngoꪉngŏng,ngh

13ꪮoꪯŏ_

14ꪜpoꪝpŏp

14ꪠphoꪡphŏph

16ꪎxoꪏxŏx,s

17ꪔtoꪕtŏt

18ꪖthoꪗthŏth

19ꪪvoꪫvov

20ꪂ khhoꪃkhhŏkhh

21ꪞphhoꪟphhŏphh

22ꪌtroꪍtrŏtr

23ꪆgoꪇgŏg

24ꪦ roꪧrŏr

Tại sao lại có cặp phụ âm, chia phụ âm tổ thấp tổ cao để làm gì?
Tiếng Thái (VN) có tám thanh điệu (âm), được chia thành hai tổ, thanh âm tổ thấp và thành âm tổ cao. Các từ mang thanh âm tổ thấp sẽ được bắt đầu bằng phụ âm tổ thấp, từ nào mang thanh âm tổ cao sẽ bắt đầu bằng phụ âm đầu tổ cao. Sẽ rõ hơn ở phần 4. Thanh điệu.
Trong 24 cặp phụ âm thì có 2 cập phụ âm ‘phho’ (ꪞ,ꪟ) và ‘khho’ (ꪂ,ꪃ) là hai cặp phụ âm chữ Thái Trắng; các cặp phụ âm ‘tro’ (ꪌ,ꪍ), ‘go’ (ꪆ,ꪇ) ‘ro’ (ꪦ,ꪧ) trong chữ Thái cũ không có, nay bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu phiên âm các từ ngoại lai.
Cặp phụ âm ‘o’ (ꪮ,ꪯ) dùng để đặt trước các từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong tiếng Việt), khi đọc những từ bắt đầu bằng phụ âm ‘o’ thì sẽ không đọc cả phụ âm ‘o’, sẽ nêu chi tiết hơn ở phần quy tắc.

2. NGUYÊN ÂM & ÂM KÉP (MAY)

STTNguyên âm và âm
kép (may)Cách đọcTương đương
chữ ViệtGhi chú

1..ꪱ..may caaĐứng sau phụ âm đầu (Đứng sau) [ꪙꪱ/na/ruộng, ꪝꪱꪙ/pan/bàn]

2..ꪮ..may cooĐứng sau [ꪠꪮꪙ/phòn/vôi, ꪙꪮꪙ/non/ngủ]

3..ꪺ..may cuauaĐứng sau [ꪬꪺ/hùa/đầu, ꪩꪺꪉ/luông/rồng]

4…ꪴmay cuuĐứng dưới phụ âm đầu [ꪜꪴ/pù/cua, ꪜꪴꪣ/pùm/bụng]

5..ꪳ..may cưưĐứng trên phụ âm đầu (Đứng trên)

6…ꪷ..may khítoĐứng trên [ꪢꪷ/mò/mo, ꪝꪷ/po/đủ]

7…ꪲ.may kiiĐứng trên [ꪜꪲ/pì/năm, ꪄꪲꪉ/khình/gừng]

8..ꪸ..may kiaia,iêĐứng trên [ꪣꪸ/mia/vợ, ꪝꪸꪉpiêng/bằng]

9…ꪰ..may căngăĐứng trên [ꪋꪰꪉ/chăng/ghét, ꪁꪰꪒ/cặt/chặt, ꪨꪰꪀ/lắc/thông minh]

10….ꪾmay cămămĐứng trên [ꪒꪾ/đằm/đen]

11….ꪽmay cănănĐứng sau [ꪝꪽ/păn/ngàn]

12ꪹ….may cưaưa, ươĐứng trước phụ âm đầu (Đứng trước) [ꪹꪀ/cừa/muối, ꪹꪚꪙ/bườn/tháng]

13ꪵ….may keeĐứng trước [ꪵꪝꪉ/panh/quý-đắt]

14ꪶ….may côôĐứng trước [ꪶꪙ꫁ꪀ/nộc/chim]

15ꪼ….may cayayĐứng trước [ꪼꪡ/phay/lửa]

16ꪻ….may caưaưĐứng trước [ꪻꪊ/chàư/lòng]

17꫄..may cơơ[ꪹꪣꪷꪉ/mơng/mừng]

18꫃..may kêê[ꪹꪜꪸꪒ/pết/vịt]

19ꪹ…ꪱmay cauau[ꪹꪄ꫁ꪱ/khảu/lúa]

Xem Thêm :  Hình ảnh, cách tỉa và trang trí quả bí ngô halloween

Việc đặt ‘may’ trên phụ âm. Các cụ ngày xưa (khi chưa có chữ cải tiến) thường viết ‘may’ ở giữa (trên) hai phụ âm đầu và cuối, từ chỉ có một phụ âm (phụ âm đầu) thì đặt ở trên phụ âm đầu. Cũng có trường hợp đặt ở phụ âm cuối. Tuy nhiên khi gõ chữ trên máy tính (hay thiết bị công nghệ thôn tin nói chung) thì cần phải thống nhất, khoa học. Chữ Thái Lan và Lào đều đặt ‘may’ và ‘mai xiêng’ trên phụ âm đầu (trên máy tính). Xét thấy cách đặt này khoa học, với lại thanh điệu của một từ lại đi với phụ âm đầu.
Khi viết, người học nên vận dụng sao cho hợp lý để đảm bảo thẩm mỹ.
May khít [ ꪷ] được sử dụng như nguyên âm o, khi từ đó chỉ có phụ âm và vần (hay nguyên âm) o mà thôi. Ví dụ: ꪝꪷ [po], ꪩꪷ [Lo]. Sẽ nêu chi tiết hơn ở các phần sau.

3. KÝ TỰ ĐẶC BIỆT

Ký tự đặc biệtCách gọiGhi chú

ꫜꪙꪳ꪿ꪉ [nưng]Viết tắt chữ “một”

ꫛꪶꪁꪙ [côn]Viết tắt chữ “người”

꫞ꪭꪷ ꪹꪭꪷꪥ [Ho hơi]Thường dùng mở đầu bài thơ, bài hát

꫚ꪋꪱꪫ ꪹꪭꪷꪥ [Chao hơi]Thường dùng để kết thúc bài thơ, khắp

꫟ꪩꪱꪥ ꪏꪾ꫁ [Lai xặm]Nhắc lại từ viết trước
ꪶꪖꪚ ꫟ = ꪶꪖꪚ ꪶꪖꪚ

ꫝꪼꪜ ꪼꪜ [pày pày]Tương đương vân vân [v.v..]

4. THANH ĐIỆU,DẤU THANH ĐIỆU (MAI XIÊNG)

Chữ Thái cổ không có dấu thanh điệu để phân biệt rạch ròi các từ. Do vậy, người đọc nếu chưa thành thạo và chưa tinh thông các chữ nghĩa của người Thái thì rất dễ đọc sai và hiểu sai. Tất nhiên khi đọc, ta đặt nó vào trong một văn cảnh nhất định và cụ thể thì nghĩa của từ, của ngữ mới có thể chính xác được. Chính do nhược điểm này, bộ chữ để đưa vào biên soạn tài liệu giảng dạy phải đưa một số ký hiệu làm dấu thanh điệu vào để phân biệt rạch ròi, không hiểu sai nghĩa của từ, của ngữ và câu; Cụ thể các dấu sau:

4.1 DẤU THANH ĐIỆU

ꪢꪱꪥ ꪎꪸꪉ ꪙꪳ꪿ꪉ (Dấu thanh điệu một):..꪿.. ꪢꪱꪥ ꪎꪸꪉ ꪎꪮꪉ (Dấu thanh điệu hai):..꫁..
+) Dấu thanh điệu một: Nếu đi theo phụ âm (tô) tổ thấp, thì tương đương với dấu sắc,
nếu đi theo phụ âm (tô) tổ cao gần giống dấu huyền tiếng phổ thông (hay hạ giọng khi
đọc).
+) Dấu thanh điệu hai: Nếu đi theo phụ âm (tô) tổ thấp, thì tương đương với dấu hỏi,
nếu đi theo phụ âm (tô) tổ cao gần giống dấu nặng tiếng phổ thông.

4.2 THANH ĐIỆU, SỬ DỤNG DẤU THANH ĐIỆU

Tiếng Thái (Việt Nam) có tất cả 8 thanh điệu (nhiều hơn 2 thanh điệu só với tiếng Việt) chia thành 2 tổ, tổ thấp và tổ cao. Trong đó có 6 thanh điệu cơ bản và hai thanh âm tắc.
Ví dụ:

(Chú ý: ‘Phụ âm đầu’ trong bảng dưới đây viết tắt là ‘P.’. Mỗi một nút sẽ đọc 3 lần, không click nhiều nút cùng lúc, tránh lẫn âm thanh)
P. TỔ THẤPP. TỔ CAO

Không dấu
ꪢꪱ [mà] con chó
ꪣꪱ [ma] đi, về

Mai 1
ꪢ꪿ꪱ [má] ngâm (gạo)
ꪣ꪿ꪱ [màa] (tên) sông mã

Mai 2
ꪢ꫁ꪱ [mả] lãi, phá triển
ꪣ꫁ꪱ [maạ] con ngựa

Xem Thêm :  Bài tập vẽ biểu đồ đường địa lí có giải chi tiết

Âm tắc [ꪀ]
ꪢꪱꪀ [mák] quả (nuối)
ꪣꪱꪀ [mạk] mẩy, chắc

Mai +[ꪀ]
ꪢ꪿ꪱꪀ [mác]
ꪣ꫁ꪱꪀ [mạc]

(Chú ý: ‘Phụ âm đầu’ trong bảng dưới đây viết tắt là ‘P.’. Mỗi một nútsẽ đọc 3 lần, không click nhiều nút cùng lúc, tránh lẫn âm thanh)

Lưu ý: với các từ kết thúc bằng phụ âm cuối ꪀ, khi phụ âm đầu là tổ thấp thì chỉ có thể đi với mai xiêng nưng, khi phụ âm đầu tổ cao thì chỉ có thể đi với mai xiêng xong.

5. PHỤ ÂM CUỐI

Phụ âm cuối là phụ âm đứng sau nguyên âm (may) ở cuối mỗi từ, phụ âm cuối kết hợp với nguyên âm tạo thành ‘vần’.

STTPhụ âm cuốiTương tự chữ ViệtVí dụ

1ꪚpꪶꪔꪚ [tốp], ꪋꪱꪚ [chạp]

2ꪀc,k,chꪠꪰꪀ [phắc], ꪕꪱꪀ [tạk], ꪵꪄ꪿ꪀ [khách]

3ꪥ(nguyên âm) iꪨꪱꪥ [lài], ꪄ꫁ꪮꪥ [khỏi]

4ꪒtꪔꪱꪒ [tát], ꪫꪸꪒ [việt]

5ꪣmꪎꪱꪣ [xàm], ꪎꪺꪙ [xuần]

6ꪙnꪙꪮꪙ [non], ꪹꪜꪸꪙ [pền]

7ꪉng, nhꪎꪴꪉ [xùng], ꪝꪸꪉ [piêng], ꪵꪖꪉ [thành]

8ꪫ(nguyên âm) u hoặc oꪬ꫁ꪱꪫ [hảo], ꪵꪄ꫁ꪫ [khẻo], ꪜꪸꪫ [piều],

Giải thích:

Giải thích:

+) Phụ âm cuối [ꪀ]: khi có phụ âm cuối này ở mỗi từ sẽ mang âm tắc nếu không có mai xiêng, sẽ mang thanh sắc nếu có mai siêng sắc (phụ âm đầu là tổ thấp), sẽ mang thanh nặng nếu có mai xiêng xong (phụ âm đầu là tổ cao), xem lại các ví dụ ở mục Thanh điệu. Phụ âm cuối [ꪀ] đóng vai trò như phụ âm cuối ch (trong tiếng Việt) khi trước nó là may ke [ꪵ..].
+)  Phụ âm cuối [ꪥ]: đóng vai trò như bán âm cuối i (trong tiếng Việt) nếu như trước nó là một ‘may’ khác may đứng sau phụ âm đầu, nếu nguyên âm đứng trước là 1 may không đứng sau phụ âm đầu (đứng trước, trên, dưới) mà trong từ đó có bán âm  [ꪫ] thì phụ âm cuối  [ꪥ] chỉ đóng vai trò như một phụ âm câm (chức năng này chỉ dùng nhằm xác định bán âm  [ꪫ] không phải là âm cuối mà thôi – khi đọc sẽ không phát âm phụ âm cuối [ꪥ] này) ví dụ: ꪁꪫꪲ꪿ꪥ = quý.
+) Phụ âm cuối [ꪉ]: bình thường đóng vai trò như phụ âm cuối ng, nhưng nếu trước nó là may ki, ke, kê thì đóng vai trò như phụ âm cuối nh, ví dụ: ꪔꪲ꪿ꪉ [tính], ꪵꪀꪉ [cành], ꪹꪭꪸ꪿ꪉ [hênh];
+) Phụ âm cuối [ꪫ]: đóng vai trò là o nếu trước nó là may ke, may ca, đóng vai trò là u nếu trước nó là các may còn lại, xem ví dụ ở bảng phụ âm cuối. Hay đúng hơn là nó đóng vai trò như bán âm cuối o/u trong tiếng Việt.
Lưu ý, khái niệm nguyên âm (may) đứng trước hay đứng sau không có nghĩa chỉ vị trí của nguyên âm, mà là để nói về thứ tự phát âm của các nguyên âm đó, vì trong chữ Thái các nguyên âm có thể đứng trước, trên, sau, dưới phụ âm đầu. Điều này sẽ rõ hơn ở phần sau.

6. BÁN ÂM

Bán âm là các ký tự vừa đóng vai trò là phụ âm, vừa là nguyên âm khi chúng được đặt ở các vị trí khác nhau trong một từ. Chữ Thái có hai bán âm ‘o'[ꪮ], ‘vŏ'[ꪫ].

6.1 BÁN ÂM ‘vŏ’

[ꪫ] đóng vai trò như phụ âm khi nó đứng đầu một từ, đóng vai trò là nguyên âm khi nó đứng nguyên âm (xem phần Phụ âm cuối).
Có một trường hợp đặc biệt. Khi nó đứng sau một phụ âm đầu và đứng trước một nguyên âm, thì nó được đọc như âm u [hay w].
Ví dụ: ꪄꪱ đọc là [khòa] (bên phải)

Xem Thêm :  Văn khấn cầu bình an tại nhà, tại chùa ❤️ bộ bài khấn chuẩn

6.2 BÁN ÂM ‘o’

[ꪮ] và [ꪯ] đóng vai trò như phụ âm khi các từ không có phụ âm đầu (khi phiên âm chữ Việt) để xác định tổ âm, thanh âm của từ. Ví dụ: ꪹꪯꪸꪣ [êm], ꪮꪱ [à], ꪮ꫁ꪱꪥ [ải].
[ꪮ] sẽ đóng vai trò là nguyên âm o khi nó đứng giữa hai phụ âm đầu và cuối. [ꪮ] không bao giờ đứng cuối từ.

7. CẤU TẠO TỪ NGỮ, NGUYÊN TẮC GHÉP TỪ & ĐÁNH VẦN

Một từ trong chữ, tiếng Thái đầy đủ có tất cả 4 thành phần (không tính mai xiêng):
[Phụ âm đầu] + [Bán âm ꪫ] + [nguyên âm] + [Phụ âm cuối] = [TỪ].
Một từ tối thiểu phải có ít nhất hai thành phần là [Phụ âm đầu] + [nguyên âm]. Như vậy một từ có thể có [Bán âm ꪫ] hoặc không, một từ có thể có [Phụ âm cuối] hoặc không.

7.1 Từ đầy đủ các thành phần

ꪀꪫꪱꪙ = [quàn].
Đánh vần: coàn-vo-no-cò lỏ quàn.
ꪁꪫꪱꪥ = [quai].
Đánh vần : coai-vo-no-cò lỏ quai.
Ví dụ khác: ꪭꪫꪸ꫁ꪙ [huyện], ꪀꪫꪸꪒ [quyết], ꪀꪫꪱꪒ [quát], ꪄꪫꪸꪒ [khuyết]

7.2 Từ có bán âm vo, không có phụ âm cuối

ꪄꪫꪱ
Đánh vần : còa-vo-khò lỏ khòa.
(*)Từ có bán âm vo, có phụ âm cuối [ꪥ] nhưng [ꪥ] bị câm khi phát âm. Ví dụ: ꪹꪭꪸ꫁ꪫꪥ [huệ], ꪅꪫꪸꪥ [khuya]

7.3 Từ không có bán âm vo, có phụ âm cuối

ꪚꪱꪙ = [bàn]. Đánh vần : càn no bò lỏ bàn.
Ví dụ khác: ꪄꪸꪙ [khiền], ꪹꪜꪸꪙ [pền], ꪎꪱꪫ [xào], ꪑ꫁ꪱꪥ [nhại].

7.4 Từ tối thiểu, không có bán âm vo, không có phụ âm cuối

ꪄꪺ = [khùa]. Đánh vần : cùa khò lỏ khùa.
ꪶꪔ = [tồ].
(*)Từ chỉ có phụ âm đầu o và nguyên âm. Ví dụ: ꪹꪮꪸ꪿ [ế], ꪯꪱ [a]
(*)Từ chỉ có phụ âm và âm o [Phụ âm đầu] + [May khít]. Ví dụ: ꪩꪷ [lo], ꪘꪷ [nò], ꪝꪷ [po]. Viết các từ này mà dùng may o [ꪮ] là sai. Xem lại phần Bán âm ‘o’.

Trong quá trình thực hiện có thể có nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý vị.
Mọi đóng góp xin gửi về hộp thư: lichsuvanhoathai@gmail.com, qtv@lichsuvanhoathai.com

Lịch sử văn hóa dân tộc Thái – Chữ Thái Việt Nam


viết bảng CHỮ CÁI TIẾNG THÁI – học tiếng Thái cơ bản


Đăng kí theo dõi kênh : http://bit.ly/GemiePloy

Website: http://www.gemietips.com

Xin chào tất cả các bạn! Nếu các bạn quan tâm đến đến tiếng Thái có thể tham khảo theo các link theo chủ đề bên dưới này nhé!
Từ vựng tiếng Thái theo chủ đề: https://bit.ly/2uano6W
Đọc tiếng Thái: https://bit.ly/2u8roVx
Tiếng Thái giao tiếp: https://bit.ly/2ScrsvM
Kinh nghiệm niềng răng: https://bit.ly/31aCohk
Gemie Vlog: https://bit.ly/36KkBin
Thông tin cá nhân:
FB: https://web.facebook.com/ngoc.tyt007
IG: https://www.instagram.com/gemie.ploy/
Và nhớ bình luận đóng góp ý kiến của bạn ở dưới video này nhé!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button