Thủ Thuật

Agency là gì? làm gì và quy trình làm việc của agency

Bạn đang xem: agency là gì? làm gì và quy trình làm việc của agency Tại Website saigonmetromall.com.vn

Agency là gì? Agency làm gì? Agency họ là ai, quyền lực của Agency mạnh đến đâu, học gì để làm Agency. Đó là những câu hỏi mà không chỉ các bạn sinh viên ngành Marketing mà tất cả mọi người từng làm việc đến truyền thông, Pr và marketing thường hay hỏi về Agency. Vậy Agency là gì?. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn

Agency là các công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo cung cấp dịch vụ tiếp thị quảng cáo cho các công ty khác. Hay làm dịch vụ marketing cho các client hay gọi là công ty đối tác một cách chuyên nghiệp.

Có thể hiểu agency một cách đơn giản là một đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp thị, quảng cáo cho những công ty khác một cách chuyên nghiệp. Trong 4P của Marketing ( Product – Price – Place – Promotion) thì các công ty sản xuất thường sẽ tập trung vào 3P đầu là Sản phẩm – Giá cả – Phân phối) và chữ P cuối (Chiêu thị) sẽ thuê những công ty agency làm.

Tại sao ta cần thuê các công cty Agency?

Đó chính là nhằm chuyên biệt hóa bởi các công ty sản xuất chỉ hiểu rõ nhất về sản phẩm sản xuất của họ và đương nhiên sẽ chịu trách nhiệm là những vấn đề liên quan đến sản phẩm. Và họ thuê những công ty agency với kỳ vọng sẽ làm ra những chiến lược, chiến dịch truyền thông thu hút nhiều người biết đến sản phẩm của họ hơn.

Lúc này lại phát sinh ra một câu hỏi: Công ty sản xuất bỏ tiền ra làm quảng cáo truyền thông để làm gì trong khi họ cũng có thể tự làm?

Xem Thêm :  Cách chọn size áo chuẩn số đo nam nữ

Để trả lời được câu hỏi này thì ta phải nhìn lại những chặn đường phát triển của Marketing. Từ lúc ban đầu chưa ai biết đến về Marketing, các công ty sản xuất đều có quan niệm rằng “Hữu xạ tự nhiên hương” tức sản phẩm tôi tốt, sản phẩm tôi chất lượng thì tự nhiên sẽ có khách hàng đến mua. Và cho đến khi mọi người đều biết đến Marketing, các sản phẩm trên thị trường cũng nhiều hơn thì mục tiêu của họ là “nói những gì tôi có” làm cho mọi người biết đến sản phẩm của mình, nói theo thuật ngữ marketing là để “tăng nhận thức”. Nhưng khi sản phẩm trên thị trường ngày càng nhiều và ngày càng cạnh tranh hơn trên thị trường thì họ phải nói rõ “sự khác biệt” trong sản phẩm của mình với những sản phẩm khác. Và khi thị trường lẫn người tiêu dùng đều phức tạp như ngày nay thì các công ty agency được định nghĩa là: “những công ty dùng ý tưởng sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc về phạm trù nhận thức/quan điểm ngăn cản người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm”. Nói ngắn gọn, sự ám ảnh của công ty agency vọn vẹn trong 2 vấn đề “ý tưởng sáng tạo” và “người tiêu dùng”.

Agency gồm những bộ phận nào?

Trong một công ty quảng cáo thường có 4 bộ phận chính:

Bộ phận Quản trị dịch vụ khách hàng – Account Management department.

Các vị trí thường gặp trong bộ phận này: Account Intern, Account Executive, Senior Account Executive, Account Manager, Senior Account Manager, Account Director, Group Account Director, Head of Client Services.

Bộ phận Sáng tạo – Creative department.

Các vị trí thường gặp trong bộ phận này: Copywriter, Content Writer, Visualizer, Designer, Art Director (*), Associate Creative Director (ACD) (**), Creative Director, Executive Creative Director (***).

(*) Art Director tạm dịch là “chuyên viên định hướng thẩm mỹ”, chữ Director nghĩa là Direction Person – giống với Director trong Film Director (đạo diễn) chứ không mang ý nghĩa cấp bậc.(**) Associate Creative Director là cấp bậc sáng tạo không-biên-giới, không phân biệt art-based hay copy-based – nói chung là mần ráo được. Thường mất khoảng 8-10 năm để đạt đến tầng công lực này.(***) Executive Creative Director – “trùm cuối” về sáng tạo trong một agency quảng cáo, nằm quyền sinh sát trong tay (cả về idea lẫn nhân sự).

Xem Thêm :  Câu lệnh if trong excel với nhiều điều kiện if/and

Bộ phận Sản xuất – Production department.

Các vị trí thường gặp: Junior Producer, Producer, Senior Producer.

Bộ phận Hoạch định chiến lược – “Strategic Planning”/”Planner/Account Planning”.

Các chức danh thường gặp: Associate Planner, Planning Manager, Planning Director, Head of Planning.

Nhân sự trong bộ phận Planning thường là những người đã có kinh nghiệm và thấu hiểu quy trình làm việc của agency, hiếm khi nào tiếp nhận các bạn fresh. Career path thường thấy là Senior Account Executive/Account Manager chuyển sang làm thành Associate Planner.

Quy trình làm việc của một agency

Quy trình làm việc của các bộ phận trong một công ty quảng cáo:

Các bước chi tiết:

(1)  Client brief – Nhận yêu cầu từ khách hàng.

(2)  Creative brief – Chuyển thể thành bản Tóm tắt yêu cầu sáng tạo.

(3)  Brainstorm Ideas – Phát triển ý tưởng. Đây thường là giai đoạn zui nhất trong dự án.

(4)  Review internally – Xem xét nội bộ, đây là lúc chốt lại ba ý tưởng tốt nhất để thuyết trình cho khách hàng.

(5)  Write Proposal – Viết Lời cầu hôn, nhầm, mà cũng gần như vậy. Proposal trong ngành marketing và quảng cáo có nghĩa là Bản đề xuất, thường dưới dạng PowerPoint để thuyết trình các giải pháp của công ty quảng cáo cho khách hàng.

(6)  Present ideas/plans – Thuyết trình kế hoạch và ý tưởng. Giai đoạn đau tim nhất. Ý hay mà nói dở cũng thua như thường.

(7)  Revise & Represent – Nhận phản hồi, điều chỉnh và thuyết trình lại. Đây là giai đoạn (thường) kém vui nhất trong dự án.

(8)  Raise quotation – Đề xuất và bảo vệ ngân sách. “Chất xám bao tiền một kí (kg)” chính là lúc này đây. Bán được ý tưởng đã khó, bán được đề xuất ngân sách để làm tốt nhất càng khó hơn. Cạnh tranh kịch liệt cho ngôi vị “kém vui” với giai đoạn (7)

Xem Thêm :  Làm cách nào để khôi phục cài đặt gốc xiaomi redmi note 5 pro mà không bị mất dữ liệu ?

(9)  Pre-Production – Họp tiền sản xuất. Sau khi chốt ngân sách, hai bên (khách hàng và công ty quảng cáo) sẽ họp với các đơn vị sản xuất để lên kế hoạch thực hiện.

(10) Production – Tiến hành sản xuất. Giai đoạn này vui buồn lẫn lộn.

(11) Launch – Ra mắt. Lúc công ty quảng cáo và khách hàng thấy kết quả của mình lên sóng (tivi), lên báo, ra đường (OOH – quảng cáo ngoài trời)…

(12) Monitor/Report – Theo dõi, báo cáo. Làm xong đã đời rồi ngó lại coi doanh thu có tăng không, tăng thì mới có tiền làm tiếp.

Như bạn thấy trong quy trình, trừ Account – các bộ phận khác (Creative, Planning, Production) đều chỉ tham gia vào một số bước chuyên biệt của dự án. Nên người Account có trách nhiệm là quản lý dự án (project management) để giúp mọi việc suôn sẻ: kịp tiến độ, đảm bảo chất lượng, gói gọn trong dự toán ngân sách và việc quan trọng nhất, bảo đảm hòa khí các bên để sau này còn làm việc chung tiếp!

AgencyVN xin chia sẻ những hình ảnh vui dưới đây để bạn có thể hiểu rõ hơn về Agency là gì nhé


















4.5/5 – (2 bình chọn)


Tổng quan về Marketing và Communication (Phần I) | Nhện hướng nghiệp | Hạ Chi(An) | SPIDERUM


Marketing và Communication là gì?
Có lẽ nếu bạn nào đã bắt đầu tham gia vào ngành Marketing, các bạn đã rất quen thuộc với những khái niệm như Client, Agency, Inhouse,TVC, POSM,.. hay Brand, Design, Content,… nhưng liệu bạn thật sự hiểu cách vận hành của chúng?
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP: 3 BƯỚC ĐẾN NGÀNH HỌC MƠ ƯỚC:
https://shop.spiderum.com/blogs/chuyennhanhen/dinhhuongnghenghiep
\

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button