Kiến Thức Chung

Acquisition là gì? sự gia nhập và phát triển của acquisition tại việt nam

Tổng quan về acquisition là gì và các hình thức của nó 

1. Khái niệm Acquisition là gì?

Acquisition là gì? Hiểu một cách đơn giản, Acquisition là thuật ngữ dùng để chỉ việc mua lại hay thâu tóm doanh nghiệp. Quá trình bắt đầu khi có một khi có một doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp A) bất kỳ nào đó tiến hành mua lại cổ phiếu hoặc toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp (doanh nghiệp B) nhỏ và yếu hơn.

Trên góc độ pháp lý,sau khi kết thúc quá trình mua lại, doanh nghiệp B buộc phải dừng mọi hoạt động hoặc trở thành doanh nghiệp con của doanh nghiệp A.

2. Các hình thức mua lại doanh nghiệp

Tại thị trường thế giới nói chung hay tại Việt Nam nói riêng, có 2 hình thức Acquisition phổ biến đang được phát triển rộng rãi, bao gồm: mua lại tài sản hoặc mua lại cổ phần. Cụ thể như sau:

Mua lại cổ phần

Được tiến hành khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác. Quá trình này có thể được thực hiện bằng cách doanh nghiệp mua đưa ra lời đề nghị mua lại cổ phần và gửi trực tiếp đến các cổ đông của doanh nghiệp mục tiêu mà không cần phải thông qua ban lãnh đạo của doanh nghiệp mục tiêu.

Nếu các cổ đông của doanh nghiệp mục tiêu không thích lời đề nghị (tender offer) này thì sẽ không bán cổ phần của mình. Trong việc mua lại cổ phần, thông thường công ty mua sẽ không thông qua ban lãnh đạo của công ty mục tiêu, chính vì vậy mà thường sẽ có sự chống đối. Sự chống đối này khiến cho việc mua lại công ty mục tiêu sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với sáp nhập.

Trường hợp công ty mua lại 100% cổ phần của công ty mục tiêu thì đó được gọi là hoạt động sáp nhập.

Mua lại tài sản

Là một hình thức giao dịch mà bên doanh nghiệp mua tài sản của bên bán trực tiếp doanh nghiệp, không qua các cổ đông của bên bán. Bên bán tài sản sẽ chấm dứt mọi hoạt động sau khi đã nhận được tiền của bên mua. Bên bán không còn tài sản để hoạt động và tự giải thể. Tuy nhiên mua lại tài sản liên quan đến thủ tục pháp lí khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản khiến chi phí của mua lại tài sản có thể lớn hơn chi phí mua lại bằng cổ phiếu.

Vậy các bước tiến hành Acquisition là gì, diễn biến như thế nào?

rong hoạt động kinh doanh, có những người chủ doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận không bằng con đường thông thường như xây dựng các phân xưởng mới, thành lập các doanh nghiệp mới mà thực hiện bằng con đường ngắn và nhanh nhất nhưng cũng đầy rủi ro đó là mua lại doanh nghiệp. Để tránh rủi ro các doanh nghiệp cần phải thực hiện mua lại doanh nghiệp theo một quy trình nghiêm ngặt.

Sau đây là quy trình mua lại doanh nghiệp giúp người mua giảm bớt được rủi ro:

1. Tìm kiếm cơ hội mua lại

Hiện nay ngày càng nhiều quảng cáo giao bán công ty trên internet và các mục giao vặt ở các báo kinh doanh. Khi khu vực kinh tế tư nhân phát triển nở rộ, thông tin trên thị trường tài chính luôn sẵn có thì việc tìm kiếm các cơ hội mua lại công ty sẽ ngành càng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn.

2.  Điều tra

Quyết định mua lại công ty đòi hỏi có sự nghiên cứu và đánh giá cẩn thận. Người mua phải thu thập và phân tích kỹ các thông tin về công việc kinh doanh có thể bằng cách hỏi chuyện người bán hoặc lặng thầm quan sát công việc kinh doanh, cách thức kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, hỏi chuyện người có công việc làm ăn với công ty như các nhà cung cấp, nhân viên, khách hàng,… đặc biệt là qua nhân viên kế toán, luật sư của doanh nghiệp đó nếu có thể. Cần tìm hiểu kỹ lí do công ty bị bán.

Lý do này thường không được chủ công ty nói thật nên bạn cần nghiên cứu rõ sự thật về công việc kinh doanh định mua đặc biệt các vấn đề liên quan đến tài chính. Đừng tin các sổ sách kế toán người chủ đưa ra vì thường là không phản ánh tình hình sự thật của công ty. Người bán có thể nói tới hàng ngàn lý do vô hại như người chủ già hoặc ốm, chuyển nhà, chuyển địa điểm kinh doanh tới vùng khác, kiếm được việc làm tốt hơn ở công ty khác. Tuy nhiên cần phải điều tra xem lý do thật sự là gì, liệu có phải kinh doanh lỗ, ngành bão hòa hoặc không có tiềm năng phát triển, mâu thuẫn nội bộ,…

3. Đánh giá, xác định giá mua lại công ty

Định giá theo giá trị tài sản

Giá trị của công việc kinh doanh được xác định bằng tổng giá trị tài sản hiện tại của công ty.

Phương pháp điều chỉnh giá trị ghi sổ: Giá trị của công việc kinh doanh được xác định bằng giá trị của lại tài sản được ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp có điều chỉnh theo sự khác biệt giữa giá trị quá khứ và giá trị hiện tại của tài sản. Ví dụ: Điều chỉnh giảm cho một số chứng khoán đã giảm giá hoặc điều chỉnh tăng cho miếng đất có giá trị quyền sử dụng đất tăng. acquisition là gì

Phương pháp tính theo giá thanh lý tài sản: Giá trị tài sản được tính bằng số tiền có được nếu bán thanh lý toàn bộ tài sản của hãng.

Định giá theo giá thị trường:

Giá trị của công việc kinh doanh được xác định bằng giá bán của một doanh nghiệp tương tự trên thị trường hoặc đánh giá giá trị doanh nghiệp dựa trên các thông tin từ thị trường tài chính.

Theo cách này, đầu tiên phải xác định tỷ số PE của các doanh nghiệp cùng ngành có tốc độ phát triển và độ rủi ro như của doanh nghiệp định mua.

PE= Giá trị thị trường / Lợi nhuận sau thuế

Sau đó dựa vào lợi nhuận sau thuế trung bình mà công ty đó kiếm được trong 4 hoặc 5 năm gần nhất và tính giá trị công ty định mua lại bằng cách

Giá trị công ty = Lợi nhuận sau thuế trung bình x PE

Thông tin về tỉ lệ PE của ngành hoặc của các công ty tương tự cùng dạng có thể tham khảo trên thị trường chứng khoán. Tỷ lệ PE biến đổi theo ngành có thể dao động từ 2-20. Hiện nay các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ PE trung bình là 5-18. Các công ty công nghệ thông tin có PE từ 20-30 vì lợi nhuận của công ty này tăng lên theo từng năm nên không phải chờ tới 20-30 năm mới thu hồi vốn.

Định giá giá trị theo lợi nhuận

Giá trị của công việc kinh doanh được xác định bằng tổng lợi nhuận tiềm tàng của doanh nghiệp có thể tạo ra.

Định giá theo dòng tiền

Giá trị của công việc kinh doanh được xác định bằng so sánh tỷ suất hoàn vốn đầu tư kỳ vọng với tỷ suất hoàn vốn đầu tư tối thiểu.

Tình trạng cạnh tranh

Người mua phải xem xét năng lực cạnh tranh của công ty định mua trong tương qua với các đối thủ cạnh tranh khác.

Thị trường

Đánh giá cung cầu thị trường và khả năng duy trì vị trí của công ty trong thị trường đó. Có thể phải tiến hành một số nghiên cứu thị trường, hoặc quan sát lấy số liệu cũng như nghiên cứu khả năng phát triển trong tương lai của thị trường.

Ràng buộc pháp lý

Nghiên cứu xem công ty hiện có bị kiện, có nợ thuế, nợ bảo hiểm hoặc đang bị vướng mắc vào những vụ kiện liên quan đến việc không thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của công ty và chủ cũ không?

Các nhân viên

Các nhân viên hiện tại sẽ phản ứng như thế nào với người chủ mới. Mối quan hệ của nhân viên với nhau và với chủ cũ như thế nào, liệu chủ mới có đủ khéo léo, tế nhị, khôn ngoan để khiển các nhân viên thích hợp với cách làm việc mới không?

Tóm lại, mua lại doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để khởi sự. Tuy nhiên, để giảm bớt rủi ro người khởi sự cần cẩn thận trong khâu điều tra, đánh giá cả mặt định tính và định lượng để định giá chính xác tài sản mua lại. Đặc biệt người mua phải tuân thủ việc thực hiện đầy đủ các bước trên để tiến hành mua lại doanh nghiệp.

Sự gia nhập và phát triển của hoạt động Acquisition là gì, như thế nào?

Nếu như trước đây, khái niệm về “Acquisition là gì?” dường như còn khá mơ hồ với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, thì giờ đây nó đã trở thành “trào lưu” quen thuộc và không thể thiếu trong nền kinh tế hội nhập. Để làm được điều này, Acquisition đã phải trải qua giai đoạn thăng trầm, từng bước tiếp cận du nhập vào thị trường kinh tế nước ta. Lịch sử phát triển của Acquisition tại Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn từ năm 1986 đến trước năm 2005

Đây là thời điểm sơ khai của Acquisition ở thị trường Việt Nam, bởi khung pháp lý cho việc mua bán/ thâu tóm doanh nghiệp chưa được chính thức ban hành. Giai đoạn này chủ yếu tập trung ở những công ty nước ngoài tiến hành mua lại doanh nghiệp qua hình thức liên doanh, liên kết. Trong đó, một số thương vụ tiêu biểu phải đề cập đến là hoạt động mua lại hãng kem đánh răng P/S của tập đoàn Unilever vào năm 2003, và hãng kem đánh răng nổi tiếng Dạ Lan đã bị Colgate Palmolive thôn tính.

acquisition là gì

2. Giai đoạn từ năm 2005 đến hết năm 2013:

Đây là giai đoạn “thăng hoa” của hoạt động Acquisition tại nền kinh tế nước ta. Sự kiện gia nhập vào đại gia đình  Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO năm 2007 đã thực sự giúp cho Acquisition  phát triển một cách “cuồng bạo”. Bằng chứng mạnh mẽ đó là con số nhảy vọt, gia tăng đến chóng mặt của thương vụ mua bán doanh nghiệp qua các năm:

  • Năm 2007, có đến 113 vụ, đạt tổng giá trị giao dịch 1.753 triệu USD.
  • Năm 2008, tăng lên hơn 146 vụ, với hơn 1.1 tỷ USD.
  • Năm 2009, tiếp tục gia tăng với con số 295 vụ, đạt tổng giá trị giao dịch hơn 1.14 tỷ USD.
  • Năm 2010, có 345 hoạt động mua bán/ thâu tóm doanh nghiệp, đạt tổng giá trị giao dịch lên đến 1.75 tỷ USD.

3. Giai đoạn từ năm 2014 cho đến nay:

Ở thời gian này, khung pháp lý cho hoạt động Acquisition tiếp tục được hình thành, cải thiện sửa đổi một số quy định trong bộ luật Đầu Tư, luật Bất Động Sản, luật Doanh Nghiệp.

Trên sân chơi phổ biến và khung pháp lý dần mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về “Acquisition là gì?”, cũng như nắm bắt cơ hội chiến lược thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp.

Cũng chính giai đoạn này, đã diễn ra một số vụ mua bán/ thâu tóm đình đám:

  • Ở ngành hàng bán lẻ tiêu dùng, không thể nào không đề cập đến làn sóng đầu tư đến từ Thái Lan với thương vụ hệ thống siêu thị Metro Việt Nam đã bị tập đoàn TCC mua lại, với tổng giá trị lên đến hơn 879 triệu USD.
  • Chuỗi hệ thống siêu thị Big C Việt Nam được tập đoàn Central Group mua lại với giá trị chi trả là 1.14 tỷ USD. Và cũng chính tập đoàn này đã thông qua công ty con Power Buy để mua 49% cổ phần của công ty NKT với mục đích sở hữu siêu thị điện máy Nguyễn Kim.
  • Tập đoàn Vingroup “chịu chơi” chi mạnh tay để mua 70% cổ phần Ocean Retail vào năm 2014, với khát vọng phát triển hình thành chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi Vinmart trên toàn quốc.
  • Công ty điện tử Hanuel Hà Nội đã mua 70% giá trị cổ phần của khách sạn 5 sao Deawoo, tuy giá trị cho thương vụ Acquisition không được công khai nhưng vẫn tạo nên làn sóng chấn động cho lĩnh vực nhà hàng – khách sạn Việt Nam trong thời gian dài.
  • Hệ thống khách sạn và khu nghĩ dưỡng Victoria tại Việt Nam và Campuchia được công ty cổ phần du lịch Thiên Minh mua lại. Đến nay, công ty Thiên Minh được quyền sở hữu toàn bộ 5 chuỗi khu nghĩ dưỡng – khách sạn tại Việt Nam bao gồm: Victoria Phan Thiết Beach, Victoria Châu Đốc Hotel, Victoria Sapa Resort & Spa, Victoria Hội An Beach Resort & Spa, Victoria Cần Thơ Resort. Và một khu nghĩ dưỡng cao cấp tại Campuchia: Victoria Angkor Resort.

Bộ mặt đa dạng trên thị trường của Acquisition là gì?

Khi tình hình giá nguyên liệu tăng giảm đột biến, khi hoạt động tài chính, ngân hàng hay chứng khoán rơi vào giai đoạn khủng hoảng thì sự điều tiết tài chính hay tái cấu trúc lại doanh nghiệp là điều cần thiết cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sự xuất hiện của Acquisition quả thực là giải pháp khắc phục vấn đề hoàn hảo nhất đối với nền kinh tế nước ta.

Đứng trước những thách thức, đường đua của xu hướng toàn cầu hóa buộc nhiều công ty/ doanh nghiệp phải sử dụng hình thức Acquisition với mục đích thay đổi diện mạo, tăng cường cơ hội phát triển và mở rộng ở thị trường quốc tế. Sự xuất hiện của hình thức Acquisition tại Việt Nam với nhiều diện mạo đa dạng.

1. Diện mạo kiểu thân thiện

Bên A (doanh nghiệp đi mua) sẽ gửi lời hợp tác đề nghị đến bên B (doanh nghiệp được mua), nhằm mục đích thông báo đến cổ đông công ty về sự có mặt của bên A. Ở điều kiện lý tưởng được cả giá cả và lợi nhuận, cả 2 bên đều “thuận mua vừa bán” thì thương vụ Acquisition này được coi là thương vụ Acquisition mạng diện mạo thân thiện.

2. Diện mạo kiểu thù địch

Trái ngược hoàn toàn với giao dịch mua lại thân thiện, hình thức mua lại kiểu thù địch xảy ra khi bên B bị bắt buộc phải bán cổ phần hoặc tài sản cho bên A. Đến đây, vấn đề được đặt ra nếu không có sự chấp nhận thân thiện thì bên A sẽ mua lại của bên B bằng cách nào? Có 2 phạm trù mức độ cho nghiệp vụ cho diện mạo kiểu thù địch của Acquisition:

  • Trong trường hợp mức độ vừa phải, bên A sẽ đưa ra mức giá mua lại bên B cao hơn mức giá rao bán trên thì trường.
  • Trong trường hợp mâu thuẫn ngày càng gay gắt: bên A sử dụng phương pháp thuyết phục những cổ đông lớn của bên B, đưa ra số phiếu bầu để thay thế những thành viên không đồng ý cho bên A mua lại. Và tất nhiên, để thuyết phục được hội đồng cổ đông lớn, bên A cũng cần chi ra một số lợi nhuận không nhỏ.

3. Diện mạo kiểu Backflip

Thương vụ Acquisition theo kiểu Backflip là công ty A sẽ tự biến mình thành công ty con của bên B. Hình thức này xảy ra khi công ty A có điều kiện về kinh tế nhưng lại ít danh tiếng hơn so với bên B. Còn bên B, đang phải loay hoay tài chính nhưng đã khẳng định rõ vị thế trên thương trường.

Đến đây, chắc hẳn câu hỏi cho Acquisition là gì đã không còn quá khó khăn với bạn đúng không nào? Mong rằng qua nguồn thông tin trên đây từ Viết Bài Xuyên Việt, sẽ đem đến bạn kiến thức hữu ích thấu hiểu rõ hơn Acquisition là gì, cũng như những giá trị thiết thực mà phương thức Acquisition đem về cho thị trường kinh tế đang phát triển của đất nước Việt Nam.

Các tìm kiếm liên quan đến Acquisition là gì

  • customer acquisition là gì
  • acquisition cost là gì
  • acquisition đi với giới từ gì
  • acquisition in
  • talent acquisition là gì
  • acquisition in business
  • merger and acquisition là gì
  • language acquisition là gì

 


What is LANGUAGE ACQUISITION? What does LANGUAGE ACQUISITION mean?


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem Thêm :  Tả con đường từ nhà đến trường (30 mẫu)

Related Articles

Back to top button